Chúng ta

‘Bùng nổ’ sáng kiến trong chung khảo iKhiến số 5

Thứ năm, 29/8/2024 | 08:43 GMT+7

Số lượng sáng kiến dự thi kỷ lục - lên đến 12 sáng kiến, bên cạnh 3 đơn vị lần đầu tranh tài trong iKhiến 2024 là điểm nhấn đặc biệt trong chung khảo iKhiến số 5.

Chiều nay (28/8), chung khảo iKhiến số 5, bảng B - Về quy trình quản trị và công cụ, phương tiện làm việc ghi nhận con số sáng kiến dự thi kỷ lục - 12 sáng kiến. Buổi chung khảo ghi nhận những đơn vị lần đầu tham gia tranh tài như FPT Smart Cloud, FPT Education, FPT Retail bên cạnh những cái tên quen thuộc là FPT Software, FPT Telecom và Synnex FPT. Đồng thời, buổi tranh tài cũng nhận được góp ý, đánh giá từ Hội đồng thẩm định cho các sáng kiến cải tiến quy trình công việc tại FPT.

Mở đầu vòng chung khảo số 5 là sáng kiến AIOpTech của nhóm tác giả FPT Telecom. Trình bày tại điểm cầu TP HCM, nhóm tác giả cho biết, AIOpTech là công cụ AI phân tích hình ảnh và đọc giá trị đo kiểm trực tiếp từ màn hình thiết bị, mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác. FPT Telecom có hơn 1 triệu hình ảnh đo kiểm cần kiểm soát và 3.700 thiết bị cần quản lý, việc nghiệm thu và bảo trì thiết bị vẫn dựa vào thao tác thủ công gây lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí. Để giảm tải công việc và tăng năng suất cho CBNV, AIOpTech ra đời.

Sáng kiến giúp giảm hơn 90% thời gian thao tác, hỗ trợ kỹ thuật viên và kiểm soát viên xử lý công việc hiệu quả, tăng năng suất. Đội dự án dự kiến, sáng kiến giúp tiết kiệm 103 man-month/năm, tương đương 1,2 tỷ đồng.

Hội đồng thẩm định đã dành một số câu hỏi như: “Giải pháp có thể phân tích hình ảnh trên bao nhiêu thiết bị?”, “Chi phí vận hành thế nào?”, “Sáng kiến có đưa ra được dự đoán về tình trạng thiết bị hay không?”... Trả lời câu hỏi này, đại diện nhóm cho biết: “AIOpTech phân tích được 5 máy hàn và 19 máy đo, tùy dữ liệu đầu vào sẽ tiến hành phân tích theo từng loại máy. Hiện, giải pháp được phát triển bởi nội bộ FPT Telecom, sử dụng server công ty cung cấp, có team phát triển phần mềm từ web đến mobile để chạy tốt mọi quy trình. Với nguồn dữ liệu càng dày, giải pháp sẽ đưa ra phân tích dựa trên biểu đồ của dữ liệu. Về lâu dài, nhóm sẽ tiến hành đưa AI để tự động hóa, phân tích và đánh giá”.

Đại diện giám khảo đến từ Synnex FPT dành sự quan tâm đặc biệt cho sáng kiến, anh cho rằng, đơn vị có thể ứng dụng vào nội bộ để đọc thông tin nhãn khi đặt hàng về. Vì thế, Synnex FPT sẽ tiến hành tìm hiểu thêm về sáng kiến sau buổi thi.

-6765-1724842714.png

Sáng kiến AIOpTech của nhóm tác giả FPT Telecom dự thi online.

Trở lại đường đua sau thành công mở màn với giải Vàng đầu tiên, Synnex FPT mang đến Hệ thống giao hàng FTG. Là công ty phân phối các sản phẩm ICT, điện tử gia dụng và mới mở rộng thêm ngành dược phẩm, nhóm cho rằng việc tối ưu hóa quy trình kho vận là chìa khóa để duy trì hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí. “Để đáp ứng nhu cầu này, Ban Kho vận kết hợp với Ban chuyển đổi số Synnex FPT phát triển hệ thống giao hàng FTG, chuyển đổi từ quản lý giao hàng truyền thống sang ứng dụng Mobile App”, đại diện nhóm nói.

Chứng minh kết quả vượt trội của sáng kiến, đội dự án nhà Synnex FPT dẫn chứng lợi ích mà giải pháp mang lại: Giảm thời gian giao hàng từ 8h xuống 3,5h; Giảm thời gian tạo vận đơn từ 10 phút xuống 1 phút; Tiết kiệm chi phí in ấn từ 4 tờ giấy xuống còn 2 tờ/vận đơn; Tối ưu 10% nhân lực kho vào cuối năm 2023. Sáng kiến đã tiết kiệm cho đơn vị 6 tỷ đồng/năm.

Giám đốc điều hành (COO) FPT Retail Nguyễn Đỗ Quyên dành 3 câu hỏi cho đội dự án: “Khách hàng cuối có xem được tracking không, vấn đề bảo mật thông tin được bảo vệ như thế nào?”, “Sản phẩm đã làm được tính năng tối ưu vận chuyển, tự động lựa chọn hình thức và đối tác vận chuyển để tối ưu chi phí chưa?”, “Tại sao mãi đến hiện tại, sản phẩm mới được triển khai trong khi Synnex FPT vốn đã theo mảng bán lẻ từ rất lâu?”. Trả lời câu hỏi từ giám khảo, nhóm tác giả cho biết: “Khách hàng có thể theo dõi về lộ trình ra hàng dựa trên tracking mà hệ thống cung cấp. Tuy nhiên, câu chuyện bảo mật vẫn đang được nghiên cứu. Với loại hình vận chuyển, nhóm cũng đang tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá để chọn nhà vận chuyển tối ưu. Giải pháp được triển khai từ tháng 6/2023, theo nhóm là không sớm không muộn”.

-9967-1724842715.png

 Synnex FPT với phần trình bày sáng kiến Hệ thống giao hàng FTG.

Anh Trần Nguyễn Đăng Khoa - đại diện nhóm tác giả FPT Software mang đến sáng kiến PDF Handy Tool cho chung khảo số 5. Anh Khoa cho rằng, các công cụ xử lý PDF trực tuyến thường tiềm ẩn rủi ro bảo mật, việc yêu cầu mua bản quyền tool và chờ xét duyệt lại mất nhiều thời gian cho dự án. Đáp ứng nhu cầu có một giải pháp an toàn, dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi, PDF Handy Tool ra đời.

Sáng kiến đáp ứng tiêu chí 100% local – no internet, cung cấp đầy đủ tính năng chỉnh sửa, loại bỏ hoàn toàn rủi ro bản quyền và rò rỉ thông tin, đặc biệt là thông tin khách hàng, tài chính, nhân sự. PDF Handy Tool giúp tiết kiệm 100% chi phí vận hành và tiết kiệm cho đơn vị hơn 4 tỷ đồng/năm chi phí bản quyền.

Hội đồng giám khảo đặt câu hỏi cho anh Khoa rằng: “So với tính năng của các phần mềm tính tiền, PDF Handy Tool có gì khác hay đặc biệt hơn?”. Anh Khoa cho rằng, hiện PDF Handy Tool hoạt động offline hoàn toàn. Với chữ ký số hay mã hóa file, sáng kiến chưa áp dụng 2 tính năng này, còn lại tất cả tính năng khác có ở phần mềm tính tiền, giải pháp miễn phí của nhà Phần mềm đều đáp ứng tốt. Đặc biệt, vì ra đời sau nên giao diện của PDF Handy Tool “dễ chịu và thân thiện hơn”. Thêm vào đó, giải pháp có thể trích xuất, đánh dấu, chỉnh sửa dựa trên file tài liệu. Theo anh Khoa, các file PDF hiện tại khá hiện đại với cấu trúc phức tạp hơn, vì thế cho phép người dùng chỉnh sửa ở một số file.

-4494-1724842715.png

Anh Trần Nguyễn Đăng Khoa - đại diện nhóm tác giả FPT Software mang đến sáng kiến PDF Handy Tool.

Chính thức bước vào cuộc đua iKhiến 2024, FPT Retail mang đến sáng kiến Payment: Giải pháp thanh toán linh hoạt dựa trên việc tách rời. Nói rõ hơn về sáng kiến, nhóm cho biết, khi các bài toán kinh doanh đặc thù trở nên phức tạp và số lượng giao dịch vượt qua năng lực xử lý của các ngân hàng, đối tác, Payment Core - Hệ thống thanh toán tích hợp cho chuỗi bán lẻ đã ra đời để "thông luồng" toàn bộ nghiệp vụ thanh toán tại FPT Retail.

Sáng kiến đã xử lý trung bình 11 triệu giao dịch/tháng với thời gian hoàn tất dưới 1 giây, đảm bảo thời gian downtime (thời gian website ngừng hoạt động) dưới 0,2%, duy trì ổn định suốt thời gian triển khai. Giải pháp giúp giảm thời gian triển khai phương thức thanh toán mới từ vài tháng xuống dưới 1 tháng và tích hợp hơn 10 phương thức thanh toán khác nhau.

Trước câu hỏi về vấn đề bảo mật thanh toán và bảo vệ khách hàng như thế nào, nhóm tác giả FPT Retail cho biết, nhóm đã xây dựng quy trình giám sát và cảnh báo theo thời gian thực, giúp phát hiện sớm các hành vi bất thường của cuộc tấn công. Khi hệ thống phát hiện, sẽ kích hoạt thông báo về đội quản lý. Song song đó, hệ thống còn triển khai quy trình phân tích rủi ro liên tục như rủi ro phần mềm, cấu hình…

-9162-1724842715.png

FPT Retail mang đến sáng kiến Payment: Giải pháp thanh toán linh hoạt dựa trên việc tách rời.

Một cái tên mới trên đường đua là FPT Smart Cloud. Mang đến sáng kiến Auto Provisioning Resources for Cloud Services, chị Nguyễn Thùy Chi nhớ lại, mỗi tháng, đội vận hành tại FPT Smart Cloud phải xử lý từ 200-300 tickets cấp phát tài nguyên Cloud, chiếm tới 30% khối lượng công việc. Những tác vụ lặp đi lặp lại không chỉ tiêu tốn nhiều thời gian mà còn làm giảm hiệu quả làm việc. Trăn trở về vấn đề này, chị Chi cùng cộng sự đã phát triển công cụ "Auto Provisioning Resources" giúp tự động hóa quy trình, giải phóng nhân sự khỏi các công việc thủ công và tối ưu nguồn lực.

Sáng kiến giảm từ 81 bước xuống 8 bước để xử lý 1 ticket, giảm từ 15 phút xuống còn 2 phút xử lý 1 ticket, tăng năng suất xử lý từ 100 lên 200 tickets mỗi tháng.

Hội đồng giám khảo dành câu hỏi về việc áp dụng giải pháp tại CTTV thuộc FPT, chị Thùy Chi cho rằng, khi có quy trình rõ ràng, dựa trên quy trình để thiết kế lại phù hợp cho từng hệ thống. Vì vậy, giải pháp vẫn sẽ áp dụng được ở nội bộ FPT, tuy nhiên phải có thời gian đánh giá và phối hợp với bộ phận liên quan để tạo nên quy trình cho hệ thống.

-6194-1724842715.png

Chị Nguyễn Thùy Chi - FPT Smart Cloud đại diện trình bày sáng kiến Auto Provisioning Resources for Cloud Services.

FPT Education là đơn vị trình bày tiếp theo với sáng kiến mang tên Hệ thống báo cáo kiểm định FSAR. “Trải qua 4 dự án kiểm định chất lượng giáo dục, nhận thấy việc viết báo cáo và thu thập minh chứng theo phương pháp truyền thống rất tốn thời gian, nhân lực và chi phí”, đại diện nhóm lý giải. Để cải thiện, nhóm tác giả nhà Giáo dục đã phát triển FSAR - hệ thống viết báo cáo kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, giúp tối ưu hóa việc minh chứng theo tiêu chuẩn kiểm định trong và ngoài nước, trên một nền tảng duy nhất.

Sáng kiến giúp tiết kiệm 140 man-day (lượng công việc trong 1 ngày) cho việc in ấn và sắp xếp minh chứng bản cứng, tiết kiệm 218 triệu đồng chi phí văn phòng phẩm. Theo nhóm tác giả, sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các dự án kiểm định chất lượng trong tổ chức giáo dục FPT.

“Nhóm đánh giá thế nào về mức độ phù hợp cho các lĩnh vực kiểm định khác mà không riêng ở kiểm định giáo dục?” là câu hỏi mà giám khảo dành cho nhóm tác giả FPT Education. “Mỗi lĩnh vực, ngành hàng sẽ có tiêu chí kiểm định khác nhau, dựa trên bộ tiêu chí đó sẽ điều chỉnh, cân đối phù hợp cho từng lĩnh vực. Khó nhất ở giải pháp là việc tích hợp với các hệ thống để thống nhất, đưa ra phân tích dữ liệu phù hợp”, đại diện nhóm chia sẻ.

-1597-1724842715.jpg

FPT Education mang đến sáng kiến Hệ thống báo cáo kiểm định FSAR.

Sáng kiến FTEL.eInvoice thuộc FPT Telecom dự thi tại điểm cầu TP HCM. Đối mặt với những thách thức trong việc xử lý 42 triệu hóa đơn 1 năm, bao gồm rủi ro sai sót, chi phí cao và yêu cầu khắt khe từ Tổng cục Thuế, nhóm tác giả nhà Viễn Thông đã cho ra đời FTel.eInvoice, hệ thống quản lý hóa đơn điện tử được phát triển với công nghệ tiên tiến, kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí vận hành.

Sáng kiến đảm bảo 98% nghiệp vụ cho Ban Kế toán - Tài chính và Trung tâm quản lý cước, xử lý thành công 70 triệu hóa đơn. Đến nay, FTEL.eInvoice đã tiết kiệm cho đơn vị hơn 22 tỷ đồng. Giải pháp được xây dựng dựa trên nguồn lực và hạ tầng của đơn vị. Nhóm dự án đang trong quá trình phân tích để chọn ra mục tiêu cụ thể, đem đến giá trị để đưa vào vận hành trong tương lai.

Khi được giám khảo hỏi tại sao không sử dụng bên thứ 3 mà chỉ kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, nhóm tác giả lý giải: “Không sử dụng bên thứ 3 là tối ưu chi phí, bảo mật thông tin hóa đơn và doanh thu cho công ty. Ngoài ra, FPT Telecom có platform quản lý hóa đơn điện tử từ năm 2014, cung cấp giải pháp đến cơ quan thuế và là lĩnh vực đặc thù được cơ quan thuế cho phép nằm trong danh sách được kết nối trực tiếp đến Tổng cục thuế. Hiện, phạm vi hoạt động của hệ thống là kết nối với Tổng cục thuế để truyền nhận dữ liệu, hóa đơn, cung cấp phần mềm quản lý nghiệp vụ hóa đơn, gửi email hoặc hỗ trợ kinh doanh…”.

-4589-1724842715.jpg

Sáng kiến FTEL.eInvoice thuộc FPT Telecom dự thi tại điểm cầu TP HCM.

IT No Nihongo - sáng kiến đặc biệt của nhóm tác giả FPT Software ra đời từ mong muốn mang lại giá trị thực tiễn cho CBNV FPT nói chung và cộng đồng nói riêng trong quá trình học tiếng Nhật, đặc biệt hướng đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Sáng kiến ra đời trong thời kỳ Covid-19 với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đào tạo kỹ sư nói tiếng Nhật cho thị trường Nhật Bản. Sáng kiến là quyển sách có tên IT No Nihongo, mang đến lời giải cho bài toán “học tiếng Nhật thế nào để có thể ứng dụng ngay vào công việc?” cho người dùng.

IT No Nihongo đã xuất bản hơn 6.000 cuốn và hỗ trợ hàng trăm kỹ sư “Nhật tiến” thành công. Hiện, sách đang được hơn 300 sinh viên sử dụng tại Đại học FPT, Đại học Phenikaa và Đại học Quốc Gia Hà Nội, áp dụng trong 43 khóa học tiếng Nhật IT tại FPT Software. Sáng kiến giúp tiết kiệm 43 man-month/năm cho việc xây dựng tài liệu. Đồng thời, thúc đẩy thương hiệu FPT với từ khóa số 1 về “Sách IT Tiếng Nhật” trên Google.

“Tại sao nhóm không thiết kế bản mềm hay mobile thay vì bản cứng?”, “Để sử dụng sách, người học phải học tiếng trước hay có thể học song song?” là câu hỏi mà giám khảo dành cho nhóm FPT Software. Nhóm tác giả cho biết, IT No Nihongo đã có 2 bản cứng và mềm, người dùng có nhu cầu sử dụng phiên bản nào đều có thể dùng được. Sách được ra đời dựa trên kinh nghiệm thực chiến, tâm huyết cũng như những trăn trở của nhóm tác giả. Tuy nhiên, để sách phát huy tối đa hiệu quả, người dùng cần có nền tảng tiếng Nhật từ N3 trở lên vì theo nhóm, ngôn ngữ công việc rất khác so với ngôn ngữ dùng hằng ngày và sách đang hướng đến đối tượng sử dụng cho công việc.

-7262-1724842715.jpg

Đại diện nhóm tác giải FPT Software mang đến sáng kiến IT No Nihongo.

Trước sự bùng nổ của việc mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội qua livestream và video nội dung, nhóm tác giả FPT Retail đã "bắt trend" và phát triển sáng kiến Digital Influence. Đây là tool hỗ trợ nhân viên cửa hàng khai thác doanh thu từ mạng xã hội bằng cách tạo link affiliate (tiếp thị liên kết) sản phẩm và tự động tạo nội dung bài đăng bằng AI với mong muốn mỗi CBNV là một KOC - Người tiêu dùng chủ chốt.

Việc bán hàng không giới hạn không gian và thời gian trở nên đơn giản chỉ với vài thao tác. Từ đó, tạo động lực cho nhân viên với thông báo hoa hồng ngay sau mỗi đơn hàng thành công. Đặc biệt, thời gian tạo nội dung từ 15-30 phút giảm còn 5 giây. Sáng kiến đã mang về 5 tỷ đồng doanh thu cho đơn vị.

Sáng kiến triển khai từ tháng 4, theo giám khảo đánh giá, doanh thu “có vẻ ít so với quy mô của FPT Shop”. Trước suy nghĩ này của giám khảo, nhóm cho rằng, vì đây là công cụ mới, vừa triển khai nên doanh thu ghi nhận chưa cao. Tuy nhiên, hiện tại đang triển khai toàn quốc, doanh thu sẽ nhân bản và bùng nổ hơn trong những tháng tiếp theo.

“Tại sao lại để nhân viên FPT Shop trở thành KOC, đây có phải là tiếp cận phù hợp?”, giải đáp câu hỏi, Trần Huyền Trang chia sẻ: “Với FPT Shop, KOC là cá nhân có kiến thức và am hiểu về sản phẩm, được đào tạo kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng. Hiện, đơn vị cũng kết hợp với TikTok Shop để training thêm, mở thêm các khóa huấn luyện, cách khai thác nội dung hợp lý. Từ đó, nhân viên tại cửa hàng sẽ từng bước trở thành KOC. Để CBNV có hàng triệu follow như KOC chúng ta hay biết là việc không dễ, tuy nhiên FPT Shop đang từng bước thực hiện, hướng đến mục tiêu này”.

-4609-1724842715.png

Sáng kiến Digital Influence do đại diện nhóm FPT Retail - chị Trần Huyền Trang trình bày tại chung khảo.

Một sáng kiến khác thuộc FPT Smart Cloud mang tên Phần mềm quản lý PMO. Nhóm cho biết, trước tình trạng quản lý dự án bị phân mảnh và khó theo dõi quy trình, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, nhóm tác giả FPT Smart Cloud đã phát triển một phần mềm hỗ trợ PMO và QA. “Phần mềm này giúp quản lý và kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả, đảm bảo các dự án tuân thủ đầy đủ quy trình”, đại diện nhóm nói thêm.

Sáng kiến đảm bảo cán bộ quản trị dự án tuân thủ quy trình triển khai, cung cấp báo cáo nhanh chóng và thuận tiện cho cán bộ quản lý chất lượng, áp dụng cho toàn bộ dự án tại đơn vị, giúp 85% dự án golive đúng hạn. Phần mềm quản lý PMO là 1 trong 5 Good Manufacturing Practice (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) giúp công ty nhận chứng chỉ ISO/IEC 27001-27017-27018 và SOC 2 type 2, chứng chỉ đầu tiên trong FPT.

Đại diện giám khảo thuộc FPT Software dành sự quan tâm với giải pháp vì theo chị, nhà Phần mềm có số lượng lớn PM, vì thế nếu được kết hợp và nâng cấp hệ thống sẽ giúp FPT Software quản trị tốt hơn. Nói thêm về điều này, nhóm tác giả FPT Smart Cloud cho rằng, phần mềm PMO là linh động, có thể tùy chỉnh để phù hợp nên có thêm khả năng nhân rộng. Tuy nhiên, vì sản phẩm sử dụng cho nhóm quản trị về AI là chính nên cấu trúc, cách triển khai sẽ đặc thù hơn, khá khác so với các phần mềm đang vận hành tại FPT hay CTTV.

-8170-1724842715.png

Phần mềm quản lý PMO đến từ FPT Smart Cloud.

Nhà Giáo dục tiếp tục tranh tài với sáng kiến Experience Gold. Đây là một hệ thống được thiết kế để đo lường chỉ số hạnh phúc của sinh viên, thông qua việc khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, học thuật và đóng góp cho cộng đồng. Nhóm tác giả mong muốn có sản phẩm đo lường, ghi nhận và trao thưởng cho các trải nghiệm của sinh viên Swinburne Việt Nam, do đó Experience Gold đã ra đời.

“Chỉ số hài lòng của sinh viên tăng từ 72% lên 87%, giảm tỷ lệ bỏ học từ 12% xuống 8%, tương đương 12 tỷ đồng/năm học phí. Đồng thời, sáng kiến tăng tỷ lệ sinh viên tham gia trải nghiệm từ 30% lên 63%; giúp giảm thời gian xử lý data sau mỗi sự kiện từ 4h xuống 0,5h; thời gian làm báo cáo giảm từ 8h xuống 1h; tiết kiệm 3 triệu đồng/năm chi phí in ấn; tối ưu 10% nhân lực, tiết kiệm 2 tỷ đồng/năm…”, chị Nguyễn Ngọc Anh nói rõ lợi ích từ sáng kiến.

Hội đồng thẩm định thắc mắc: “Sáng kiến có nghiên cứu về hệ thống thưởng gold trên myFPT hay không?”. Chị Ngọc Anh chia sẻ: “Nhóm có tiến hành nghiên cứu trên myFPT. Hiện, myFPT trao gold thành tích cho cá nhân và tập thể có thành tích tốt. Dựa vào nhu cầu của học viên, sinh viên, chúng tôi phát triển thêm 2 hình thức gold. Bên cạnh gold thành tích, sẽ có thêm gold tham gia và gold cống hiến. Từ đấy, nhóm đo lường được trải nghiệm của học viên và cả cán bộ. Cụ thể hơn, với các cuộc thi Tập đoàn hay tại đơn vị, ngoài gold thành tích cho cá nhân hay tập thể thể hiện tốt, chúng tôi ghi nhận thêm thành tích tham gia và cống hiến của từng cá nhân để mang đến trải nghiệm hạnh phúc hơn cho người nhà Giáo dục”.

-1525-1724842715.png

Sáng kiến từ nhà Giáo dục - Experience Gold do chị Nguyễn Ngọc Anh trình bày.

Sáng kiến cuối cùng tranh tài đến từ nhà Phần mềm, với tên gọi Chatbot Merlin. Theo nhóm trình bày, trước đây, thông tin nhân viên bị phân tán ở nhiều nguồn khác nhau, gây khó khăn trong việc tìm kiếm và quản lý, tình trạng không đồng bộ thông tin trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của tổ chức. Chatbot Merlin ra đời, là trợ lý ảo được sử dụng trên Microsoft Teams để phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin cá nhân hóa và dự đoán xu hướng.

Merlin không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tối ưu hóa việc ra quyết định cho nhà quản lý, giúp tiết kiệm hơn 92% effort, tiết kiệm cho đơn vị 69 man-month/năm, tương đương gần 3 tỷ đồng.

Khi được giám khảo hỏi về tính chính xác khi sử dụng AI trả lời câu hỏi, nhóm cho rằng, AI sẽ cho ra câu trả lời khi người dùng cung cấp đủ 3 đầu vào. Nếu câu lệnh cho đầy đủ, chatbot sẽ lặp lại yêu cầu đến khi nào có được đủ thông tin. “Với câu trả lời cho ra, chatbot sẽ có độ chính xác cao vì đã được huấn luyện trước đó. Nếu AI của chatbot hiểu nhầm câu lệnh và đưa ra phần trả lời chưa chính xác, người dùng sẽ đặt lại câu hỏi đến khi nào tìm được câu trả lời phù hợp”, đại diện nhóm cho biết.

Nói thêm về chi phí triển khai, nhóm cho biết, chatbot đang chạy trên nền tảng Microsoft 365. Tại FPT Software, chi phí triển khai bằng 0, chỉ tiêu tốn phí vận hành để đào tạo cho bộ phận. Về dữ liệu, hệ thống hoàn toàn không rò rĩ dữ liệu người dùng hay thông tin ra ngoài và chatbot không lưu data.

-3325-1724842715.png

Nhóm tác giả FPT Software với sáng kiến Chatbot Merlin trình bày cuối cùng trong chung khảo số 5.

Nam Dung

Ý kiến

()