Chúng ta

Nhật Bản đang thiếu 60.000 kỹ sư công nghệ thông tin

Thứ ba, 22/3/2016 | 09:01 GMT+7

Thị trường Nhật Bản đến năm 2020 dự tính cần khoảng 60.000 nhân sự ngành công nghệ thông tin.

Chia sẻ với sinh viên, anh Trần Xuân Khôi, Giám đốc phát triển nguồn nhân lực FPT Software, cho biết, đến năm 2020, Nhật Bản cần khoảng 60.000 nhân sự CNTT. Vì vậy, lãnh đạo đơn vị này cho biết khả năng sẽ thiếu nhân lực để đưa sang Nhật làm việc.

f1-JPG-7185-1458558279.jpg

Anh Trần Xuân Khôi (ở giữa) chia sẻ trong chương trình “FPT CEO Talk”.

Hiện tại, FPT Software có khoảng hơn 5.000 nhân viên làm cho các dự án với khách hàng Nhật Bản. Trong đó, 700 kỹ sư phần mềm đang sống và làm việc tại Nhật. “Nhật Bản đang thiếu nguồn lực về CNTT, họ sẽ phân công việc tùy thuộc vào khả năng của bạn. Hiện nay, Việt Nam và Ấn độ là hai thị trường cung cấp nhân lực chính”, anh Khôi cho biết thêm.

Theo anh Khôi, Nhật Bản chấp nhận những người có kinh nghiệm vừa phải và chỉ yêu cầu nhân viên phải biết tiếng Nhật. 

Với chủ đề “You Can Make It” (Bạn cũng có thể làm được), chương trình “FPT CEO Talk” đã thu hút sự tham gia của gần 700 sinh viên trên địa bàn thủ đô.

f2-JPG-8856-1458558280.jpg

Nhiều câu hỏi được các bạn sinh viên đăt ra.

Trong chương trình, các lãnh đạo trẻ của FPT Software đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn cho các bạn sinh viên. Anh Hoàng Việt Anh, TGĐ FPT Software, chia sẻ nhiều câu chuyện ý nghĩa với sinh viên về khởi nghiệp.

Anh Việt Anh cho biết, trước xu thế về khởi nghiệp đang nở rộ, FPT Software có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp ngay trong công ty. Các bạn trẻ có ý tưởng mới và vượt qua vòng thi tuyển thì sẽ được công ty hỗ trợ để thực hiện.

Ngoài ra, Tập đoàn FPT cũng thành lập quỹ FPT Ventures để tìm kiếm, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp từ cả bên trong nội bộ Tập đoàn và bên ngoài. 

Anh Việt Anh còn cho biết thêm: “Hiện tại, Softwarecó hơn 9.000 nhân viên. Năm 2015 cần tuyển khoảng 4.500 người. Đến năm 2020 công ty dự kiến sẽ có khoảng 30.000 nhân viên".

Năm 2015, hơn 3.500 lượt nhân viên được đưa ra nước ngoài làm việc. Các bạn trẻ được làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp sẽ tích lũy được kinh nghiệm sống, năng lực chuyên môn. "Nhưng quan trọng nhất là ngoài đam mê các bạn cần rèn luyện bản thân mình. Kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ là một chuyện mà là chuyện khác nữa là các kỹ năng mềm và cách mà các bạn xử lý các tình huống trong cuộc sống như thế nào”, anh Việt Anh nói.

f3-JPG-1855-1458558280.jpg

Chương trình có sự tham gia của gần 700 sinh viên trên địa bàn thủ đô.

Anh Nguyễn Quang Hưng, cựu sinh viên Học viện Bưu chính Viễn thông, Giám đốc Trung tâm phần mềm số 2 FPT Software, vui vẻ chia sẻ: “Động lực thi PTIT không phải vì độ hot của trường, mà vì bên cạnh nhà có một bác đưa thư xây được nhà 3 tầng hoành tráng. Khi đó, mình nghĩ bác đưa thư mà cũng xây được căn nhà khang trang như vậy, chắc học PTIT ra mình cũng có thể xây được nhà to hơn thế”.

Chia sẻ với các bạn sinh viên, anh Hưng cho rằng trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên kỹ thuật còn kém. "Mình nghĩ các bạn trẻ nên học tiếng Anh từ nhỏ và luôn thực hành giao tiếp với các bạn khác có niềm đam mê với bộ môn này”, anh Hưng đưa ra lời khuyên.

Phần lớn các sinh viên không tự tin lắm khi được hỏi về công nghệ và cả các kỹ năng mềm.

"Vì họ phỏng vấn không kiểm tra theo kiểu trả bài mà là kiểm tra độ tự tin và các kỹ năng mềm của bạn ra sao. Vậy nên, sinh viên cần chuẩn bị cho mình sự tự tin và các kỹ năng mềm cần thiết”, anh Hưng nói.

>> 'FPT là công ty hạnh phúc nhất Việt Nam'

VTC News

Ý kiến

()