FPT cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm, FPT đạt doanh thu hợp nhất 19.328 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng đạt 881 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.224 đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Tháng 6/2014, FPT mua lại Công ty RWE IT Slovakia và đổi tên thành FPT Slovakia. Với thương vụ này, FPT đã ký được hợp đồng có giá trị hàng chục triệu USD trong vòng 5 năm với công ty mẹ RWE. Trụ sở FPT Slovkia đặt tại Košice, thành phố lớn thứ hai của đất nước. Sau thương vụ, FPT có hơn 300 chuyên gia người nước ngoài. |
Chiến lược toàn cầu hóa là một trong những định hướng quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng của tập đoàn trong tương lai và đang thu được kết quả khả quan với doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 44% so với cùng kỳ, đạt 2.118 tỷ đồng, tương đương 98 triệu USD. Trong đó, tất cả các thị trường đều tăng trưởng tốt. Sau 6 tháng, doanh thu của FPT từ thị trường Nhật Bản đạt 38 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ; thị trường Mỹ đạt 22 triệu USD, tăng 42%; thị trường châu Âu đạt 13 triệu USD, tăng 167%; thị trường châu Á – Thái Bình Dương đạt 10 triệu USD, tăng 32%; và nhóm các nước đang phát triển đạt gần 15 triệu USD, tăng 17%.
Mới đây, FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar. Với giấy phép này, FPT được phép triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia, cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng khác như truyền hình qua internet, trò chơi trực tuyến (Game Online), báo điện tử (e-News), thương mại điện tử (e-Commerce), Domain, Hosting....
FPT vừa mở thêm 2 trung tâm cung cấp dịch vụ CNTT tại Phillippines và Myanmar, nâng tổng số văn phòng chi nhánh của FPT tại 19 quốc gia trên toàn cầu lên con số 28.
>> Viễn thông FPT muốn Myanmar là 'quê hương thứ hai'
ICT News
Ý kiến
()