Chúng ta

Top 3 OKR Phùng Xuân Thắng: Giải thưởng không quan trọng, mục tiêu chung là trên hết

Thứ năm, 10/3/2022 | 13:34 GMT+7

Ban đầu, chỉ với suy nghĩ muốn giúp tất cả thành viên mới của đơn vị làm quen công việc, anh Phùng Xuân Thắng, Cán bộ Quản trị dự án FST (FPT Software), dần ấp ủ và thực hiện mục tiêu tăng năng suất làm việc trên 120%.

Từ mong muốn mọi người cùng tiến bộ...

Xuất thân là sinh viên ngành Toán Tin ứng dụng, đến nay, anh Phùng Xuân Thắng đã có hơn 5 năm làm việc ở nhà Phần mềm FPT. Ngay từ ngày đầu đảm nhận vai trò Quản trị dự án (PM) đơn vị FST, anh đã nhìn thấy những trở ngại trong công việc, nổi bật là việc tiếp cận lập trình của những nhân viên mới.

Chính bản thân anh cũng gặp khó khăn trong thời gian đầu tiếp cận lập trình. “Trước đây, công việc của tôi thiên về quản trị, chứ không phải code. Vì vậy, từ quản trị chuyển sang PM, tôi khá bỡ ngỡ và cần thời gian để xoay xở”, anh Thắng tâm sự.

Nhờ kinh nghiệm được đào tạo về quản trị nhân sự và công nghệ trong vòng hai năm trước, anh luôn tìm cách hỗ trợ mọi người. Ngoài nỗ lực cho bản thân, anh còn động viên các đồng nghiệp không ngừng học tập. Bởi công nghệ liên tục cải tiến, người làm phải luôn trong trạng thái học tập và thay đổi liên tục.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-02-7724-2435-

Top 3 OKR nhà F Phùng Xuân Thắng.

“Càng về sau, công nghệ càng hỗ trợ mình nhiều hơn. Và giới trẻ là những người nhanh chóng tiếp cận, bắt nhịp với cái mới nhanh hơn. Vì vậy, tôi luôn hoan nghênh các thành viên học công nghệ mới, bảo mọi người học nhiều mới làm được nhiều. Tất cả đều giúp ích cho công việc và chính bản thân mỗi người”, anh Thắng tâm sự khi động viên các thành viên trong đội tích học học hỏi.

Theo anh, các bạn trẻ đa số chưa có kinh nghiệm, vì vậy cần năng động hơn, chủ động làm chủ động hỏi để tiến bộ. Vì khi tiến bộ, tự khắc những cái khác sẽ đi lên và đạt mục tiêu chung cùng nhau.

Đến động lực OKR để cải thiện năng suất công việc

Sau ngần ấy thời gian làm việc, những câu hỏi “làm sao để tăng năng suất vượt quá 100% năng lực, làm sao để code được nhanh hơn?” luôn khiến anh suy nghĩ. Bài toán tối ưu hóa năng suất chung là điều làm anh không ngừng trăn trở, mong muốn tìm ra giải pháp. Những dự định đầu tiên dần nhen nhóm lên trong đầu người đàn ông cuối 8x, tuy nhiên, phải đến quý IV/2021, cơ hội để anh hiện thực hóa “tham vọng” mới thực sự đến khi thiết lập mục tiêu OKR. Anh tin rằng nếu thành công, đây sẽ là thành tựu lớn nhất trong năm.

Với cá nhân, anh đặt mục tiêu Tăng năng suất công việc 20% bằng giải pháp mới do chính mình cải tiến. Những thay đổi mới mẻ giúp anh tiến bộ hơn, hứng thú và tìm thấy niềm vui mới, động lực mới, các phần mềm cũng giúp ích rất nhiều cho công việc.

Nói là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện, anh Thắng mới cảm nhận được hết những khó khăn. Hàng năm, dự án FST phải xử lý rất nhiều yêu cầu từ khách hàng, trong đó có khoảng 20% là function (chức năng) mới. Các fuction này lại có nhiều đặc thù, không áp dụng ngay được mà cần nâng cấp thêm các phần tiện ích. Chưa kể, các quy trình có nhiều phát sinh, phức tạp rất khó đáp ứng, khiến tốn kém thời gian.

Tình hình dịch bệnh COIVID-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021 cũng khiến dự án của anh Thắng triển khai chậm chạp, khó theo dõi vì không đến văn phòng làm việc trực tiếp, đa số công việc phải báo cáo online.  

Với công việc liên quan đến giải pháp kỹ thuật, anh đưa ra ý tưởng và thiết kế các mô-đun, xây dựng dần các chức năng cho tool (công cụ) và phổ biến đến các thành viên trong bộ phận. “Ngày xưa 1 form/bạn/ngày, bây giờ gần 2 form/bạn/ngày và có thể chạy nhiều form dạng cơ bản”, anh Thắng vui mừng khi giúp hiệu suất công việc tăng gấp đôi.

Sự sáng tạo này đã tối ưu năng suất của thành viên trong team, giảm thiểu những phần cơ bản như: tìm kiếm, thêm, sửa, xóa… Ngoài ra, các thành viên sử dụng giải pháp mới này sẽ được tiếp cận với code chuẩn hóa, từ đó tối ưu được hệ thống, giúp cải thiện kỹ năng cho thành viên.

Tuy nhiên, anh Phùng Xuân Thắng cũng thận trọng khi khẳng định việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh vô cùng phức tạp. Tất cả nguồn lực phải tập trung xử lý, hiện sáng kiến mới chỉ dùng cho dạng đặc thù công nghệ của đơn vị. Mỗi đơn vị khác hay mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu công nghệ khác vì vậy sáng kiến sẽ còn phải thay đổi nhiều để thực sự thích nghi. Sáng kiến chỉ mới phù hợp với các dự án có tính lặp đi lặp lại.

Anh thừa nhận, OKR chính là động lực để bản thân sáng tạo và bền bỉ theo đuổi mục tiêu. Trước đây, anh chưa làm gì để quản trị mục tiêu, chủ yếu đưa ra mục tiêu ngắn hạn hàng tháng. Ai thật sự nghĩ OKR quan trọng thì mới phấn đấu, còn lại đa số là đặt cho có.  Việc leng keng OKR nằm ngoài suy nghĩ ban đầu nhưng là niềm vui, tự hào khi những thành quả đã được ghi nhận xứng đáng. “Từ khi đạt được, tôi luôn nói với mọi đây là việc giúp ích cho toàn bộ công ty. Vì vậy, mọi người cố gắng, giải thưởng không quan trọng,  mục tiêu chung của công ty mới là trên hết”, anh Thắng khẳng định.

"OKR – Vì bạn xứng đáng" vừa khép lại năm 2021 với hành trình tìm kiếm và vinh danh những gương mặt tiêu biểu trong quý IV, tiếp tục lan toả thông điệp leng keng qua những câu chuyện thành công, truyền cảm hứng.

Ngay sau đó, 13 cá nhân OKR xuất sắc toàn Tập đoàn đã được vinh danh trang trọng. Từ danh sách bình chọn của các công ty thành viên, 13 cá nhân Leng keng nhất FPT gồm: Đỗ Thị Minh Thủy​ (FPT Education); Trần Lý Anh Tuấn (FPT Education); Lê Thanh Tùng (Synnex FPT); Đặng Thị Ngọc Yến​ (FPT Online); Trịnh Thị Thanh Hải​ (FPT Smart Cloud); Cao Xuân Lợi (FPT HO); Nguyễn Văn Huyền (FPT IS); Vũ Tài Lương (FPT Telecom); Đỗ Thị Ngọc Diệp​(FPT Telecom); Bùi Thị Thùy Linh​ (FPT Software); Đinh Hữu Hùng (FPT IS); Phùng Xuân Thắng​ (FPT Software) và Huỳnh Kim Đức​ (FPT Retail).

Trong số 13 gương mặt tiêu biểu, lễ vinh danh còn hé lộ Top 3 OKR xuất sắc khi gọi tên anh Đinh Hữu Hùng (FPT IS); Phùng Xuân Thắng (FPT Software) và Huỳnh Kim Đức (FPT Retail) - những người leng keng nhất FPT trong quý IV/2021.

Hoài Vũ

Ý kiến

()