Chúng ta

Văn hóa kỷ luật tạo điều kiện cho sáng tạo

Thứ tư, 31/7/2019 | 15:34 GMT+7

Chúng ta cần xác định rõ, đây không phải là kỷ luật chuyên chế, cứng nhắc mà là dùng văn hóa kỷ luật để tạo điều kiện cho sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Tập đoàn đang bàn về hình thành văn hóa kỷ luật với các luồng ý kiến khác nhau. Theo góc nhìn của tôi, để xây dựng việc này, chúng ta cần phải xác định xây dựng một lộ trình dài, chia nhỏ các giai đoạn và dần chuyền từ nhân trị sang văn hóa kỷ luật, tuân thủ trong tập đoàn và công ty thành viên. Cần xác định rõ không phải là kỷ luật chuyên chế, cứng nhắc mà là dùng văn hóa kỷ luật để tạo điều kiện cho sự sáng tạo dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nghiệm. Mọi người được phép tự do sáng tạo nhưng vẫn phải trong một khuôn khổ xây dựng sẵn.

Bản thân các lãnh đạo trong tập đoàn cũng như công ty thành viên cần phải làm gương trong việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật, tuân thủ. Thay vì chỉ đánh giá nhân viên và các quản lý tâm trung cần bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá lãnh đạo ,dựa vào kết quả cũng như việc truyền cảm hứng.

Tôi cho rằng, để hình thành văn hóa kỷ luật, chúng ta cần đi theo đúng chiến lược mục tiêu đã để ra, có thể thay đổi kế hoạch nhưng không được thay đổi mục tiêu và kết quả phải được so sánh với mục tiêu ban đầu. 

Mỗi công ty thành viên đến các bộ phận cũng chủ động xây dựng các tiêu chí đánh giá, chính sách đãi ngộ của mình theo trên các nguyên lý: Làm nhiều ăn nhiều, minh bạch tự và thưởng phạt càng nhanh càng tốt. Trong đó, kết quả được đo bằng 3 tiêu chí: lợi nhuận, năng suất và chuyển đổi số.

Song song, ở phần tuyển dụng, chúng ta cũng nên chọn những con người có kỷ luật, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hoàn thành trách nghiệm, như vậy họ sẽ đẩy các tiêu chuẩn cao hơn. 

Truyền thông là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa kỷ luật. Theo đó, phải truyền thông liên tục trong toàn bộ kênh về xây dựng văn hóa kỷ luật, tuân thủ, đảm bảo thông suốt toàn bộ từ nhân viên, hiểu rõ được vai trò trách nghiệm của mình. Bên cạnh đó, thường xuyên động viên, khuyến khích công công ty thành viên, trung tâm, nhóm cá nhân trong quá trình thực hiện chuyển đổi.

Hiện nay chúng ta không chỉ trọng tâm là pháp trị (văn hóa kỷ luật) vẫn phải đảm bảo duy trì nhân trị và đức trị như một trong các cốt lõi, nhằm đảm bảo cho người F có được giá trị cao nhất là: cuộc sống có ý nghĩa, được yêu thương, được đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, của quốc gia. 

Lòng yêu thương là điều lớn nhất mang lại giá trị cho một con người.

Trần Tuấn Anh

Ý kiến

()