Đầu tháng 8, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường, đã ký quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 và số 2. Bệnh viện dã chiến số 1 có quy mô 400 giường và Bệnh viện dã chiến số 2 có quy mô 800 giường. Hai bệnh viện sẽ tiếp nhận, phân loại, cấp cứu và điều trị các trường hợp nhiễm Covid-19.
Nhân viên FPT tập kết thiết bị và máy tính đến bệnh viện dã chiến. |
Sau đó, trước diễn biến phức tạp của dịch, Sở Y tế TP Cần Thơ đã ban hành đề án về việc thành lập Bệnh viện dã chiến số 4, số 5 và số 6 để điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn...
Trong cả 3 đợt, nhận thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông, đội ngũ kỹ thuật FPT Telecom Cần Thơ lập tức tiến hành khảo sát và lên phương án triển khai. Theo đó, tại 5 bệnh viện dã chiến Cần Thơ, Viễn thông FPT sẽ lắp 18 đường truyền, 40 thiết bị Access Point phát Wi-Fi, 90 camera giám sát và 5 bộ thiết bị OnMeeting hỗ trợ hội nghị trực tuyến.
Cùng thời điểm, FPT Software cũng chuẩn bị 49 bộ máy tính. Trong khi đó, các đơn vị gồm: FPT Software, FPT Education, FPT Telecom và Synnex FPT cùng chuẩn bị khoảng hơn 20 máy in chuyển đến hỗ trợ 2 bệnh viện.
Theo anh Trần Minh Trí, Trưởng phòng Văn hoá – Đoàn thể FPT Software, do văn phòng FPT Software ít nhân sự nên máy tính dự phòng chỉ đủ cung cấp cho bệnh viện dã chiến số 1. Ba bệnh viện sau Nhà Phần mềm phải chuẩn bị và gửi máy từ văn phòng ở TP HCM xuống hỗ trợ.
Nhóm kỹ sư Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) nghiệm thu hệ thống Hội nghị trực tuyến OneMeeting. |
PGĐ FPT Telecom Cần Thơ Nguyễn Văn Thuận cho hay, khi số ca bệnh Covid ở Cần thơ ngày càng tăng, đơn vị hiểu rõ được tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất các bệnh viện dã chiến, do đó khi vừa nhận được thông tin từ Ban điều hành và Sở Thông tin - Truyền thông Cần Thơ, ngay lập tức đội ngũ kỹ thuật đã lên kế hoạch phân công công việc từ khảo sát tới thi công hệ thống CNTT phục vụ cho bệnh viện, chạy đua với tiến độ gấp rút triển khai hạ tầng và hệ thống Wi-Fi, camera giám sát tại Bệnh viện dã chiến số 1, 2, 4, 5 và số 6.
“Mục tiêu đặt ra là nhanh chóng hoàn tất việc phủ sóng mạng internet và lắp đặt các thiết bị công nghệ cho các Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19, đồng thời đảm bảo chất lượng công trình sau khi bàn giao cho bệnh viện sử dụng”, anh Thuận nhấn mạnh.
Trong dự án lần này, FPT Telecom Cần Thơ có lúc huy động gần 20 nhân sự thực hiện triển khai hệ thống mạng tại khu hành chính các bệnh viện, hệ thống camera giám sát toàn bộ khuôn viên cùng các bộ thiết bị OnMeeting hỗ trợ họp hội nghị trực tuyến.
Đội ngũ kỹ thuật FPT Telecom Cần Thơ khẩn trương triển khai hạ tầng tại bệnh viện dã chiến. |
“Thời gian hoàn thành hạ tầng trung bình mỗi bệnh viện trong 2-3 ngày là một thử thách đối với chúng tôi. Anh em nỗ lực chạy đua với thời gian hoàn thành sớm phần hạ tầng để đội phần mềm có thời gian dựng server và hướng dẫn phần mềm quản lý cho phía bệnh viện”, anh Thuận chia sẻ. “15 ngày triển khai, hầu như ngày nào các kỹ thuật viên cũng làm việc từ 7h sáng 18h chiều. Cao điểm ở Bệnh viện dã chiến số 4 chúng tôi làm tới 0h sáng để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trước khi bệnh viện được đưa vào hoạt động”.
Giữ vững tinh thần chung tay góp sức phòng chống dịch cùng cả nước, từ đầu tháng 7 FPT cũng đã nhanh chóng triển khai lắp đặt hạ tầng, thiết bị CNTT cấp thiết cho hàng loạt Bệnh viện dã chiến ở TP HCM và Đà Nẵng để kịp thời hỗ trợ cho hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày của các y bác sĩ tuyến đầu.
>> FPT áp dụng hệ thống quản lý sức khoẻ, tiêm vaccine dành cho CBNV
T.T
Ý kiến
()