Chúng ta

Ý tưởng 'kìm siết đai' của chủ nhân giải Vàng iKhiến số 1

Thứ năm, 21/12/2017 | 14:26 GMT+7

Anh Phạm Văn Thuận, Trưởng phòng Kỹ thuật FPT Telecom Thái Bình, đang nghiên cứu một thiết bị "kìm siết đai" thay thế chiếc kìm cắt cáp truyền thống và có giá rẻ hơn 10 lần trên thị trường.

Anh Phạm Văn Thuận bén duyên với FPT Telecom từ năm 2005 - thời kỳ bùng nổ thuê bao Internet tại Việt Nam. Năm 2008, khi FPT Telecom bắt đầu mở rộng quy mô về các tỉnh, anh Thuận là một trong bốn người ở Hà Nội xung phong về Hải Phòng làm công tác triển khai hạ tầng và phát triển khách hàng. Năm 2010, anh xin về quê hương Thái Bình làm việc, trở thành người góp công lớn trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng chi nhánh như ngày nay.

Là người nhiệt tình, tỉ mỉ lại yêu thích kỹ thuật nên khi nghĩ ra điều gì mới, anh lại mày mò vẽ vời trên AutoCAD (phần mềm ứng dụng CAD để tạo bản vẽ kỹ thuật bằng vec-tơ 2D hay bề mặt 3D). Với việc dùng ống kẽm lắp thêm lưỡi dao, sáng tạo Dao gọt cáp của anh Phạm Văn Thuận, Trưởng phòng Kỹ thuật, FPT Telecom chi nhánh Thái Bình, giúp đội ngũ kỹ thuật gọt một đầu cáp chỉ mất khoảng 4-5 phút, bằng 1/3 thời gian so với trước đây, đặc biệt không bao giờ sợ gọt vào lõi cáp, không tốn quá nhiều sức. Công cụ này đã được trao giải Vàng iKhiến số đầu tiên.

sadasdsdfdas-8232-1513828258.jpg

Chủ nhân giải Vàng iKhiến Dao gọt cáp trăn trở, mong muốn nhận được góp ý của người FPT về ý tưởng "kìm siết đai". Ảnh: Ngọc Thắng.

Sau khi trở thành chủ nhân giải Vàng iKhiến, Trưởng phòng Kỹ thuật FPT Telecom Thái Bình cho hay, anh có thêm nhiều động lực để sáng tạo trong công việc. Gần đây, tình cờ lần nhìn thấy một thợ cơ khí dùng tay siết chặt dây thép, anh Thuận đặt câu hỏi: "Tại sao mình không nghĩ ra thiết bị thay chiếc kìm siết đai cáp quang hiện tại?". Sau nhiều ngày suy nghĩ, một bản vẽ phác thảo đã "ra lò". Thiết bị "kìm siết đai" của anh Thuận gồm một thanh sắt Ø18 được bổ dọc phần ngọn tạo khe rãnh, có tay cầm phía dưới tạo lực vặn xoáy dây đai cáp. Hiện tác giả nghiên cứu cách gộp công cụ cắt cáp vào thiết bị thay vì phải cắt dây đai trước rồi mới vặn xoáy sau.

So với giá thị trường, chiếc kìm truyền thống có giá gần 1 triệu đồng, còn chi phí sản xuất "kìm siết đai" chỉ hơn 100.000 đồng. Hơn nữa, khi có sự cố, việc huy động số lượng lớn kìm cắt cáp truyền thống sẽ rất khó khăn.

Chủ nhân giải Vàng iKhiến FPT mong muốn, sau khi thông tin đăng tải trên Chungta.vn, anh sẽ nhận được góp ý của người FPT về bản vẽ "kìm siết đai" hiện tại.

 Thanh Tùng

Ý kiến

()