Một nơi có khoai tây chiên, kem, đồ ngủ và tràn ngập tiếng cười khúc khích hay những trò trêu chọc như một bữa "tiệc ngủ" (pyjama party) bình thường - nhưng lại là một bữa tiệc mà trẻ em vừa có thể an toàn ở trong nhà vừa được chơi với các bạn suốt buổi tối qua mạng. Chúng được xem phim kinh dị, chơi game, ăn vặt và thức ngắm bình minh.
Theo EconomicTimes, tiệc ngủ trực tuyến được nghĩ ra bởi một học sinh 12 tuổi ở Delhi (Ấn Độ) tên là Ananya Yadav. “Chúng em nói chuyện về việc đã bao lâu rồi mình chưa được gặp nhau và sẽ tổ chức tiệc ngủ thế nào dịch bệnh kết thúc. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra sớm. Nên em đã nghĩ rằng nếu chúng em bọn em phải làm mọi thứ online, vậy thì sao không tổ chức tiệc online nhỉ?”
Vì đại dịch, trẻ em không được ra ngoài chơi với bạn bè và hàng xóm, những hoạt động giải trí cũng chuyển thành trực tuyến, dù là tiệc nhảy hay việc tổ chức những buổi xem phim hoặc chơi game.
Trẻ em tự nghĩ cách 'tiệc tùng' mùa dịch. Ảnh: EconomicTimes |
Trong khi bố mẹ của cô bé Arya ở Mumbai vẫn cho phép cô bé chơi với vài người bạn trong nhà cho an toàn, những ngày tháng được chơi trốn tìm hay đuổi bắt và thỏa thích la hét ngoài sân không còn. Nó đã bị thay thế bởi những bữa "tiệc nhạc" trực tuyến với bạn bè hoặc những buổi xem phim cùng nhau.
Yadav cảm thấy ở bên bạn bè rất vui nhưng bạn cô bé, Nandini nói rằng cô bé nhớ những lúc được trêu chọc và ôm bạn bè. “Cậu có thể dường như quên mất sự tồn tại của chiếc màn hình, nhưng nó vẫn không thể biến mất hoàn toàn”, cô bé nói.
Trong khi rất nhiều sự chú ý và bàn luận đều hướng về việc học online, không có nhiều sự quan tâm tới việc thời gian giải trí cũng đang bị mất đi. Nhà tâm lý học Ranjit Powar cho biết. “Trẻ em học được rất nhiều trong lúc chơi, đó là sự đồng cảm, giao tiếp hay khả năng ngôn ngữ cũng như làm việc nhóm. Thật không may càng ngày càng nhiều đứa trẻ dần bị đẩy vào thế giới ảo.”
Để rời khỏi màn hình, cũng có những hoạt động offline. Kashish Kapoor, một chuyên gia về mặt nhân sự của một hãng công nghệ thông tin, nói rằng con trai cô ấy và bạn của cậu bé đã nghĩ ra một cách chơi bóng đá an toàn. “Trong đó chỉ có 2 đến 3 đứa trẻ, chúng chỉ đá quả bóng thay vì phải tiếp xúc với nhau. Quả bóng phải được làm sạch trước khi chơi và lũ trẻ sẽ đeo khẩu trang”, bà nói.
Một số trò chơi truyền thống, không có sự tiếp xúc như pithoo (trong đó quả bóng được dùng để làm đổ một tháp đá được xây bởi một đội trong khi đội còn lại phải xếp lại như cũ) đang rất thịnh hành và việc đạp xe cũng đang dần trở thành một hoạt động phổ biến. Sunil Madan - một chuyên gia công nghệ thông tin ở Bengaluru chia sẻ “Tôi đưa con gái đạp xe mỗi sáng cuối tuần. Đây là việc làm gần gũi nhất của chúng tôi ở ngoài trời”.
>> 10 xu hướng công nghệ năm 2020
Thủy Minh
Ý kiến
()