Chúng ta

Top 3 lựa chọn ‘cybersecurity’ có ứng dụng AI mạnh mẽ nhất

Thứ năm, 20/8/2020 | 20:00 GMT+7

Hệ thống mạng, dữ liệu và thiết bị đầu cuối là 3 yếu tố quan trọng nhất được các doanh nghiệp toàn cầu chú trọng đưa công nghệ AI để phát triển hàng rào bảo mật, Theo Capgemini

Năm 2020, toàn cầu mở đầu thập kỷ mới với làn sóng làm tại nhà/làm từ xa (Work From Home - WFH) do đại dịch Covid-19. Theo hãng tư vấn McKinsey, bởi đa phần người lao động tương tác chủ yếu qua mạng nên các doanh nghiệp hiện tập trung nâng cao chất lượng an ninh mạng (cybersecurity) nhiều hơn các mục tiêu khác.

Chỉ riêng tháng 4, Google ghi nhận hơn 18 triệu phần mềm độc hại và email giả liên quan đến tin tức về Covid-19. “Khi người dùng nhấn chọn vào chúng, các thông tin cá nhân sẽ bị đánh cắp”, McKinsey chia sẻ và cho rằng cybersecurity cần thuộc diện ưu tiên trong định hướng phát triển doanh nghiệp, không chỉ hiện tại mà còn trong giai đoạn “Bình thường mới” (New Normal).

Tuy nhiên, dựa vào khảo sát mới nhất của Viện nghiên cứu Capgemini đối với 850 doanh nghiệp toàn cầu, 56% nhà quản lý tiết lộ rằng đội ngũ phụ trách cybersecurity của họ đang gặp khó khăn khi không thể xử lý toàn bộ những sự cố đã được phát hiện. Các nhóm hacker ngày nay sử dụng thuật toán để giả danh một cá nhân, tổ chức nhằm đánh cắp dữ liệu từ người thân, bạn bè bằng cách gửi đi các đoạn ‘tweet’ giả mạo với tốc độ nhanh gấp 6 lần người bình thường.

Do đó, 69% công ty toàn cầu nhận định AI thực sự cần thiết để phát hiện, dự đoán và đáp trả các đợt xâm nhập trái phép. Trong đó, 3 lựa chọn an ninh mạng hàng đầu dựa trên nền tảng AI được các doanh nghiệp ưu tiên lần lượt là an ninh hệ thống mạng (network security), an ninh dữ liệu (data security) và an ninh thiết bị đầu cuối (endpoint security).

cybersecurity-1-JPG-7622-1597913432.jpg

7 hệ thống bảo mật với sự "góp mặt của AI"

Cũng theo báo cáo, 73% tronghiếm 30%, những đơn vị còn lại (42%) ứng dụng cả 2 giải pháp vừa nêu. số các công ty tham gia khảo sát đã thử nghiệm công nghệ AI trong hệ thống an ninh mạng. Cụ thể, tỷ lệ công ty đang sử dụng các dịch vụ bảo mật có tích hợp AI chiếm 28%, sử dụng thuật toán AI độc quyền c

Sau một thời gian sử dụng, họ đưa ra kết luận rằng AI có hiệu suất cao nhất trong giai đoạn tìm ra những biến đổi khác thường vì AI có khả năng ghi nhớ toàn bộ dữ liệu hành vi người dùng để từ đó đưa ra cảnh báo trên hệ thống khi phát hiện yếu tố lạ, khiến các mối đe dọa cấu trúc an ninh mạng nhanh chóng bị “tóm gọn”. Đồng thời, một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được AI kiểm chứng, sau đó phản hồi dự đoán tình huống có thể bị xâm nhập đến người quản lý hệ thống cybersecurity.

Hãng AT&T - công ty viễn thông hàng đầu thế giới, nhận định rằng doanh nghiệp sẽ rất khó để phòng chống những vụ tấn công mạng nếu chỉ dựa vào yếu tố pháp lý, đặc biệt khi công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT) đang có bước nhảy vọt ở nhiều thị trường cấp tiến như Mỹ, Anh, Nhật,... “Mỗi ngày, chúng tôi phát hiện được hơn 100 tỷ tác nhân gây hại cho hệ thống mạng trên toàn cầu”, ông Bill O’Hern - Phó Chủ tịch kiêm GĐ An toàn thông tin AT&T cho biết.

Do đó, hãng này khẳng định vai trò của AI và Máy học (machine learning) sẽ giúp các đơn vị kiên cố “thành trì” mạng, thường xuyên tự động dò tìm, dự đoán và phản hồi với từng loại xâm nhập bị phát hiện.

Ngoài ra, hơn 50% doanh nghiệp nhấn mạnh việc sử dụng các dịch vụ cybersecurity có yếu tố AI không chỉ giúp họ giữ vững hệ thống phòng thủ trên không gian mạng mà còn giúp giảm khoản chi cho lĩnh vực công nghệ này.

“Thay vì rà soát, phát hiện các vụ xâm nhập bằng cách thức thủ công như trước đây, AI đã giúp con người tự động hóa quy trình từ đầu đến cuối”, ông Oliver Scherer - CISO nhà bán lẻ tiêu dùng MediaMarkt Saturn chia sẻ và cho rằng họ đã tiết kiệm được ngân sách cho cybersecurity từ 1 - 15%.

Vừa qua, Viện nghiên cứu Capgemini xuất bản báo cáo về tiềm năng của AI đối với an ninh mạng thông qua kết quả khảo sát từ 850 chuyên gia trong 7 ngành trọng điểm như bán lẻ, ngân hàng, tiêu dùng, bảo hiểm, ô tô, tiện ích và viễn thông. 20% trong số những người tham gia là các CIO (Giám đốc CNTT), và 10% là CISO (Giám đốc an toàn thông tin). Họ đến từ các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Australia, Phần Lan, Ấn Độ, Tây Ban Nha  và Thuỵ Điển.


Báo cáo cho thấy, thị trường an ninh mạng toàn cầu sẽ đạt giá trị 173 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến cán mốc 270 tỷ USD vào năm 2026 với tỷ lệ tăng trưởng 8.4% mỗi năm.

>> AI và Cloud 'cất cánh' nhờ Covid-19

Đình An

Ý kiến

()