Theo báo cáo mới được công bố bởi Oxford Economics - công ty dự báo và phân tích định lượng toàn cầu có trụ sở ở Anh, Robot dự kiến sẽ thay thế khoảng 20 triệu việc làm sản xuất trên toàn thế giới trong thập kỷ tới, tờ The Guardian dẫn thông tin.
Điều đó có nghĩa là khoảng 8,5% lực lượng lao động sản xuất toàn cầu có thể bị thay thế bởi robot. Nghiên cứu trên cho biết robot đã lấy đi hàng triệu việc làm trong hoạt động chế tạo và đang lấn sân sang cả lĩnh vực dịch vụ, nhờ sự phát triển của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) như thị giác máy tính, nhận diện giọng nói và máy học.
Tại thời điểm này, mỗi robot mới được lắp đặt thay thế trung bình 1,6 công nhân sản xuất, theo mô hình Oxford Economics. Quá trình tự động hóa không phải là một xu hướng mới trong sản xuất. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô đã sử dụng 43% số robot trên thế giới vào năm 2016.
Robot đã thay việc cho công nhân tại một nhà máy ở Bình Dương. |
Nhưng có điều chi phí vận hành một robot đang ngày càng rẻ hơn so với việc dùng một công nhân, một phần là do chi phí máy móc giảm. Theo đó, giá trung bình cho mỗi robot đã giảm 11% trong giai đoạn 2011-2016. Và chúng ngày càng có khả năng hoạt động trong các quy trình phức tạp hơn với bối cảnh đa dạng hơn. Trên hết, nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất đang tăng lên.
Trung Quốc thể hiện một cơ hội lớn để tăng trưởng trong tự động hóa. Quốc gia này đã chiếm 1/5 số robot công nghiệp trên thế giới và có thể đến năm 2030, tại đây sẽ có khoảng 14 triệu robot, theo Oxford econom. Bắc Kinh "đang đầu tư vào robot để định vị mình là nước đứng đầu trong chuỗi sản xuất toàn cầu", Oxford econom nói.
Việc gia tăng sử dụng robot sẽ ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế rất lớn. Oxford Economics ước tính, việc tăng cài đặt robot lên 30% so với dự báo tăng trưởng hiện tại vào năm 2030 sẽ dẫn đến năm đó tăng 5,3% GDP toàn cầu, tương đương 4.900 tỷ USD.
Robot sẽ thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế, cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp thậm chí chưa tồn tại. Nhưng Oxford Economics cũng cảnh báo rằng họ sẽ gây rối nghiêm trọng, đặc biệt dẫn đến bất bình đẳng thu nhập.
"Sự dịch chuyển lớn này sẽ không được phân phối đồng đều trên toàn thế giới hoặc trong các quốc gia", theo báo cáo. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những tác động tiêu cực của robot hóa được cảm nhận không tương xứng ở các khu vực thu nhập thấp so với các khu vực thu nhập cao hơn của cùng một quốc gia".
Những công nhân thúc đẩy kiến thức và đổi mới trong ngành sản xuất có xu hướng tập trung ở các thành phố lớn hơn và những kỹ năng đó khó có thể chuyển sang tự động hóa hơn. Đó là lý do tại sao các khu vực đô thị sẽ đối phó tốt hơn với sự tự động hóa gia tăng.
Việc sử dụng tự động hóa ngày càng tăng có thể sẽ tạo ra việc làm mới với tốc độ tương đương với các công việc sẽ bị mất, điều này vô hiệu hóa nỗi sợ hãi về việc phá hủy công việc vĩnh viễn. Theo đó, các khu vực nghèo hơn dự kiến sẽ mất nhiều việc làm nhất có thể sẽ không được hưởng lợi như nhau từ việc tạo công việc mới này do khoảng cách về kỹ năng. Dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng giữa các thành phố và khu vực nông thôn, cũng như giữa các khu vực.
"Tự động hóa sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phân cực khu vực ở nhiều nền kinh tế tiên tiến của thế giới, phân phối không đồng đều các lợi ích và chi phí trên toàn dân", báo cáo cho biết.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, điều này có nghĩa là họ sẽ phải suy nghĩ về cách tăng hiệu quả sẽ chống lại ảnh hưởng đối với bất bình đẳng thu nhập. Một số đã làm việc tự động hóa vào nền tảng chính trị của họ. Thượng nghị sĩ bang Vermont - ông Bernie Sanders, người đang tranh cử ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ, gần đây cho biết ông lo lắng về trí tuệ nhân tạo và robot "sẽ có ý nghĩa gì với những người làm việc ở đất nước này".
"Chúng tôi cần có một cuộc thảo luận dài để chắc chắn rằng hàng triệu công nhân không bị ném ra ngoài đường vì robot", ông Vermont Bernie Sanders cho biết.
>> 'Toán cấp 3 là đủ để nghiên cứu và ứng dụng AI'
Hà An
Ý kiến
()