Vấn đề mà các nền tảng mạng xã hội mang đến chính là việc chúng ta ẩn mình đằng sau những cái màn hình, để cho mọi người phán xét qua những gì chúng ta chia sẻ về cuộc sống của mình trên mạng xã hội theo cách mà chúng ta muốn, về chân dung cuộc sống của chính mình trên mạng.
Thật quá dễ để làm điều đó. Có khi nào bạn đăng tải một bức ảnh của bản thân mà bạn tự thấy nó không thu hút hay không? Hay thậm chí tệ hơn là đăng tải hình ảnh cùng bạn bè trong một hoạt động mà bạn không cần 500 người theo dõi bạn xem nó?
Có hai lý do có thể lý giải tại sao mạng xã hội có nhiều khả năng khiến chúng ta hành xử kém chân thật hơn so với con người thực của mình. Lý do đầu tiên đã được nhắc đến ở phần trên, vì quá dễ để làm điều đó.
Thế giới mạng mở ra nhiều lựa chọn "đời sống trực tuyến" cho cư dân của mình. |
Lý do thứ hai là vì rất khó để nhận thức về bản thân mình. Càng dính líu tới mạng xã hội nhiều bao nhiêu thì chúng ta càng nắm bắt được thực tế là mình càng ít khoan dung với mọi người hơn.
Đó là lúc nó gây ảnh hưởng đến chúng ta: Những người mà bạn ghét tiếp tục sống trên trang chủ của bạn và điều đáng buồn là chúng ta đã để điều đó xảy ra. Khi họ bắt đầu nhấn các nút “thích” và “bình luận” trong các bức ảnh của chúng ta, liệu bạn có tin rằng họ thực sự thích chúng thật hay chỉ đơn giản là họ muốn chúng ta làm điều ngược lại với họ?
Một số người đã mô tả rằng họ ghét sự tồn tại của một người nào đó trong cuộc sống của họ. Nhiều người thừa nhận rằng họ rất muốn phá hủy những khoảnh khắc đẹp đẽ của những người này trên mạng xã hội thông qua những bức ảnh của họ, khi mà chúng đã có trên 100 người “thích” rồi.
Nếu bạn không muốn thấy ai đó trên trang chủ của mình, tại sao bạn lại để họ thấy đến tận cùng những thông tin cá nhân của mình và những hoạt động hằng ngày? Có lẽ vì chúng ta muốn chứng tỏ một điều gì đó. Chúng ta muốn cho bạn bè biết rằng mặc dù cuộc sống ngoài đời thực của mình không thực sự thú vị thì ít ra chúng ta đã làm những điều thật hay ho ở trên mạng.
Mạng xã hội là một thế giới. Chúng ta sống qua những cái màn hình và rất nhiều người cảm thấy sự cần thiết phải giả vờ làm cái gì đó hoặc có bất cứ thứ gì họ muốn. Đó là nơi duy nhất chúng ta có thể trốn khỏi cuộc sống thực của chính mình. Nhiều người được chỉ dẫn làm điều đó để vẽ chân dung của mình trước người thân và bạn bè.
Vì đứng đằng sau những cái màn hình nên người dùng mạng xã hội dễ dàng tự vẽ lên chân dung theo cách của mình mà đôi khi trên thực tế thì ngược lại. |
Nhưng hãy nghĩ xem, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta không cần phải giả tạo bất cứ điều gì với bất cứ ai. Mạng xã hội nên là nơi để chia sẻ với bạn bè cách chúng ta sống mà không cần phải sợ hãi bị phán xét. Tại sao chúng ta không thể chụp những bức ảnh kiểu như tự sướng với mái tóc ổ quạ chẳng hạn? Có lẽ cũng bởi vì chúng ta muốn mọi người nghĩ rằng mình an toàn trong khi ngoài đời thì chưa hẳn đã thế.
Nếu mọi người có thể thấy những tấm ảnh lạc quan và nghĩ rằng chúng ta có một cuộc sống thật tuyệt, chúng ta nghĩ rằng mình thật sự có thể như thế. Bạn không muốn mọi người nghĩ rằng mình cô đơn, vì thế mà bạn đăng những tấm ảnh và trạng thái cho thấy mình đã sống vui tới mức nào. Bạn không muốn mọi người biết mình ăn nhiều thế nào nên đăng tải một bữa ăn nhẹ nhàng.
Mạng xã hội làm lệch lạc nhận thức của chúng ta về sự thật. Mặt đối mặt với ai đó đột nhiên lại trở thành một sự thay đổi so với việc nhìn họ thông qua màn hình. Rất khác biệt. Chúng ta trở nên khó khăn khi đối diện với một cách giao tiếp có vẻ đã lỗi thời nhưng là căn bản của cuộc sống.
Thêm vào đó, bạn không đi xung quanh để chỉ “thích” những lời độc thoại của người khác, nhưng chúng ta thường nghĩ rằng nó ổn thôi khi nhấn một nút và tán thưởng trạng thái của một người bạn về một điều gì đó. Nhưng nghĩ đi, bạn có thật sự quan tâm đến nó?
Hầu như trong chúng ta chẳng ai có cuộc sống hoàn hảo cả. Vậy tại sao phải nói điều ngược lại trên mạng? Có đôi khi nó đơn giản là một trò đùa.
>> Người dùng Facebook cô đơn và dễ tức giận
Yến Nhi (theo Elitedaily)
Ý kiến
()