Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) sẽ diễn ra trong 2 ngày 15-16/8, tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sự kiện nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều ngành kinh tế xã hội trọng yếu của Việt Nam thông qua kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ viện nghiên cứu, đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, startup đến cộng đồng Al.
Hôm qua (ngày 31/7), anh Lê Hồng Việt - CTO FPT kiêm Giám đốc sản phẩm FPT.AI cùng Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy và các đại diện Ban tổ chức thông tin về nội dung chương trình. Theo đó, AI4VN năm nay gồm nhiều hoạt động như thuyết trình, thảo luận, workshop, triển lãm, biểu diễn công nghệ, cuộc thi Hackathon... Sự kiện dự kiến thu hút 2.000 người tham dự. Ngày hội Al quy tụ hàng trăm bộ óc trí tuệ Việt trong và ngoài nước, nhằm định hướng phát triển cho ngành công nghiệp AI Việt Nam.
Theo anh Lê Hồng Việt, có khoảng 5 triệu lượt sử dụng dịch vụ AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau mỗi tháng, trong đó lượng để hỗ trợ khách hàng là một triệu. Theo ước tính, giá trị từ trí tuệ nhân tạo mang đến cho người dùng là khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2030, đến từ tự động hóa việc làm, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm tốt hơn cho người dùng... "Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ứng dụng AI đang tăng trưởng mạnh, cho thấy AI đang dần len lỏi vào cuộc sống của người Việt".
"Tại Việt Nam, nhiều cộng đồng AI đã hình thành, phần lớn do tư nhân tự làm. Các tập đoàn lớn như FPT, Vingroup, CMC đang nghiên cứu, phát triển AI phục vụ các sản phẩm khoa học công nghệ. Tuy nhiên, các cộng đồng AI hiện chưa kết nối với nhau. Hy vọng Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam có thể là nơi kết nối các đơn vị với nhau, chia sẻ dữ liệu để cùng phát triển", ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ nói tại họp báo giới thiệu sự kiện.
CTO FPT Lê Hồng Việt (bên trái hàng giữa) cùng Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (giữa) thông tin về Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019. |
Trong phiên khai mạc AI4VN sáng 15/8, FPT sẽ cùng các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam thảo luận bàn tròn, cung cấp cho khán giả nhiều ý kiến xác đáng, có sức nặng về thực trạng phát triển ngành công nghiệp Al tại Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này.
Chương trình cũng sẽ có các bài tham Iuận từ các diễn giả về AI, công nghệ và khởi nghiệp hàng đầu thế giới như tiến sĩ Ulli Waltinger (Siemens), PGS. Stefano Ermon (Khoa khoa học Máy tính, Đại học Stanford, Mỹ); Peter Vesterbacka (Nhà đồng sáng lập game Angry Birds)...mang đến cho cộng đồng nghiên cứu và phát triển Al tại Việt Nam những xu hướng, báo cáo và hướng đi phát triển AI trong các ngành công nghiệp; bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển hạ tầng kỹ thuật và hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, quân sự, chính trị. Việt Nam được nhận định cũng không đứng ngoài hướng phát triển này.
Theo nghiên cứu mới nhất của hãng tư vấn công nghệ Gartner, ngành công nghiệp Al toàn cầu năm 2018 có sự tăng trưởng đột phá (cao hơn 70%) so với năm 2017, đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính đột phá nhất trong 10 năm tới nhờ có những tìến bộ về công suất tính toán; sự nhảy vọt về khối llương, tốc độ và sự đa dạng của dữ liệu.
Tai Việt Nam từ năm 2014, Al được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Chính phủ xác định đây là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cần tổ chức triển khai nghiên cứu nhưng chưa có những nội dung cụ thể thúc đẩy phát trìển.
>> Ra mắt nền tảng FPT.AI Console
Thủy Minh
Ý kiến
()