Chúng ta

Bật mí đề tài 4 chuyên gia nhà F 'lên sóng' tại Hội nghị Pacling 2019

Thứ năm, 10/10/2019 | 16:43 GMT+7

Tiến sĩ Đặng Hoàng Vũ từ Ban Công nghệ FPT sẽ mang đến giải pháp duyệt bình luận bằng học máy trong khi anh Trần Đức Chung ở FPT Education trình bày về xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Ngày mai (11/10), 4 đại diện của FPT sẽ trình bày nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Pacling 2019. Bốn gương mặt tài năng đến từ nhà F gồm có 2 giảng viên đến từ FPT Education: anh Trần Đức Chung, anh Quách Luyl-Đa, và 2 cán bộ thuộc Ban Công nghệ FPT: anh Đặng Hoàng Vũ, anh Lương Chí Thọ. Bốn báo cáo của người nhà F tại Pacling 2019 sẽ mang đến những khía cạnh mới về ngôn ngữ học tính toán.

10750921104-0X1A5282-JPG-9062-3290-3792-

Anh Vũ đã tham gia nhiều dự án về Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo của tập đoàn và là thành viên chủ chốt trong hoạt động R&D của FPT, xây dựng các giải pháp phân tích khách hàng trong thương mại điện tử, phát hiện gian lận trong các hệ thống y tế, tài chính, ngân hàng.

Đến với Pacling 2019, anh Đặng Hoàng Vũ (Ban Công nghệ FPT) sẽ trình bày báo cáo “Duyệt tự động nội dung bình luận trực tuyến bằng học máy”. Đề cao những giải pháp thiết thực cho đơn vị thành viên nhà F, anh Vũ đặc biệt nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết vấn đề duyệt bình luận tự động của FPT Online. “Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt bình luận trên những bài báo của VnExpress, để kiểm duyệt bình luận bằng cách thủ công mất rất nhiều thời gian. Tôi muốn giúp cho những bình luận trực tuyến được duyệt tự động một cách nhanh gọn, ít tốn sức hơn. Nhiều nước trên thế giới cũng đang sử dụng công nghệ tương tự”, anh Vũ chia sẻ.

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên, anh Trần Đức Chung (FPT Education) lựa chọn khai thác về một khía cạnh của chủ đề này. Trước khi đến với FPT, anh Chung từng làm việc với vai trò kỹ sư tại nhiều tập đoàn công nghệ lớn như: Sony EMCS (Malaysia), Intel (Malaysia), DASAN Zhone Solution (Việt Nam)… Từ khi gia nhập nhà F, anh Chung đã nhanh chóng bắt tay nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của hàm che phủ trong việc phân tách tiếng nhạc cụ và giọng nói dựa trên quang phổ”. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên anh Chung tham dự một hội thảo tầm cỡ như Pacling. Anh hy vọng sẽ được chia sẻ kiến thức của mình với các nhà khoa học đầu ngành và đồng nghiệp, với mong muốn nhận được những ý kiến quý báu để chuẩn bị cho hướng nghiên cứu sau này.

Pacling-2019-Tran-Duc-Chung-FP-8827-8954

Anh Trần Đức Chung (FPT Education) trong Hội đồng Giám khảo tại IoT Showcase Contest 2019.

Việc tham dự những hội thảo quốc tế lớn không là điều lạ lẫm với các cán bộ làm công tác nghiên cứu của FPT. Anh Lương Chí Thọ (Ban Công nghệ FPT) từng có bài diễn thuyết tại Hội nghị trí tuệ nhân tạo Pricai tại Trung Quốc năm 2018. Năm nay, ĐH FPT đăng cai tổ chức Pacling ở sân nhà nên anh chuyên gia rất hào hứng gửi báo cáo tham gia. Đề tài “Nghiên cứu về các phần mix domain dialogue” của anh Thọ tại Pacling 2019 cũng chính là mảng chatbot - công việc anh đang chuyên tâm nghiên cứu tại Ban Công nghệ FPT.

Pacling là hội nghị lớn về lĩnh vực điện toán của Hiệp hội ngôn ngữ học tính toán Thái Bình Dương. Việc đăng cai tổ chức Pacling lần đầu tại Việt Nam là một thành công của ĐH FPT trong năm 2019, giảng viên Quách Luyl-Đa (FPT Education) nhận định. Tại Hội nghị, anh sẽ trình bày đề tài mang tên “Đề xuất quy trình dịch ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt thông qua việc so sánh một số thuật toán phân loại”.

Pacling-2019-8054-1570695944.png

Chưa đầy 1 ngày nữa, Hội nghị Pacling 2019 sẽ chính thức khai mạc.

Những báo cáo này sẽ được tập hợp và in trong book series của NXB Springer - một NXB được giới khoa học đánh giá cao. Trong đó, các cán bộ thuộc FPT Education và Ban Công nghệ FPT sẽ nhận được nhuận bút lên tới 40 triệu đồng, chia cho từng cá nhân.

Chia sẻ về số tiền nhuận bút, anh Đặng Hoàng Vũ cho rằng nếu gọi khoản tiền đó là nhuận bút thì chưa đúng. Bởi lẽ, sách in sau hội thảo sẽ không kinh doanh trên thị trường mà chỉ được phát cho những người tham dự hội thảo. Ở nhiều hội thảo khác, người báo cáo muốn được in bài trong sách kỷ yếu hội thảo còn phải nộp chi phí. Anh đánh giá cao việc FPT Education thưởng cho những cán bộ có báo cáo, khoản thưởng này góp phần khuyến khích tinh thần của các anh em tham gia công tác nghiên cứu. Còn anh Lương Đức Thọ bày tỏ đến thời điểm hiện tại anh vẫn chưa nắm được thông tin về khoản thưởng này. Đối với anh, đến Hội nghị Pacling 2019 để được trao đổi và chia sẻ kiến thức khoa học đã là một niềm vui lớn.

Hội nghị Pacling 2019 diễn ra trong 3 ngày 11-13/10, tại Hà Nội. Ngoài chia sẻ của các nhà khoa học FPT, Pacling 2019 có 4 báo cáo từ những nhà khoa học nổi tiếng, gồm: “Hiểu và đánh giá ngôn ngữ tự nhiên” của GS. Kentaro Inui (ĐH Tohoku, Nhật Bản); “Khắc phục những hạn chế trong Đại diện từ điển thông qua Học tập nhúng” của GS. Danushka Bollegala (ĐH Liverpool, Anh); “Hai hệ thống hộp thoại cho hai môi trường khắc nghiệt: WEKDA và SOCDA” của GS. Kentaro Torisawa (NICT, Nhật Bản); “Xử lý lời nói và học sâu - các xu hướng nghiên cứu mới nhất” của GS. Tomoko Matsui (Viện Toán học Thống kê Tokyo, Nhật Bản).

Hội nghị Pacling 2019 là một trong những Pacling nhận được nhiều báo cáo nhất với hơn 40 báo cáo chuyên sâu. Thông tin chi tiết về hội nghị xem tại link này.

Khánh Linh

Ý kiến

()