Phạm Duy Phúc - ‘Thành công nhưng phòng không’
“Chúng tôi muốn con số là 1.300 tỷ đồng cho đẹp nhưng đặt mốc tăng trưởng 25%, tương đương 1.210 tỷ đồng, để đảm bảo cán đích an toàn. Tất nhiên anh em sẽ cố gắng hết sức”, TGĐ Viễn thông Quốc tế FPT (FTI) - công ty thành viên của FPT Telecom - Phạm Duy Phúc (sinh năm 1978) - cam kết con số tăng trưởng trong buổi họp đầu năm của “nhà Cáo”.
Anh Phạm Duy Phúc, CEO FTI. |
Trước đó, năm 2014, FTI đạt doanh thu 1.054 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2013. Dù mức tăng chưa như kỳ vọng nhưng đây là thành quả đáng kể của khoảng 300 CBNV đơn vị.
Trong tập đoàn, anh Phúc được xếp vào nhóm “thành công nhưng phòng không”. Chưa vướng bận chuyện gia đình, CEO FTI dành tất cả thời gian cho công việc với những dự án, ngành kinh doanh mới và… súng. “Trong công việc, anh Phúc là người chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, quyết đoán nhưng không kém phần uyển chuyển, mềm dẻo”, anh Trần Hải Dương, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc, FTI, ấn tượng.
Phạm Mạnh Hưng - ‘Ông trùm’ Apple
Với 76 người, năm 2014, Trung tâm Phân phối sản phẩm Apple (FAP), FDC, thuộc FPT Trading, đã có mốc doanh thu ấn tượng - 2.500 tỷ đồng. Cao điểm nhất, ngày mở bán iPhone 6 (14/4/2014), FAP thu về hơn 300 tỷ đồng. Người đứng sau doanh thu khủng ấy là anh Phạm Mạnh Hưng, PTGĐ FDC kiên GĐ Trung tâm (sinh năm 1978). “Câu hỏi duy nhất mà tất cả mọi người nhận được hôm đó từ đại lý là “hàng vừa giao đã bán gần hết rồi, khi nào có hàng tiếp?”. Làm kinh doanh, được nghe câu này là vui nhất”, anh Hưng kể về thời khắc khó quên trong nghiệp phân phối.
'Ông trùm' Apple Phạm Mạnh Hưng. |
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương và thạc sĩ chương trình Cao học Việt - Bỉ, tháng 3/2003, anh Hưng gia nhập FPT với vị trí nhân viên mua hàng. Sau một năm, anh thăng tiến lên Trưởng phòng mua hàng của FDC. 6 năm kế tiếp bén duyên với HP và Dell, năm 2012, anh được bổ nhiệm PTGĐ FDC phụ trách Ban kinh doanh thị trường tỉnh trước khi làm Giám đốc toàn quốc FAP. Năm 2015, FAP dự kiến tăng nhân sự lên 113 người và doanh thu là hơn 4.500 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm ngoái.
“Khó khăn nhất là xây dựng đội ngũ và hệ thống quản trị bắt kịp với sự tăng trưởng nóng của doanh thu”, anh Hưng chia sẻ và cho biết: “Giải pháp là áp dụng triệt để CNTT và việc quản trị nhằm tối ưu hóa nhân lực và quy trình, nhận biết sớm các cơ hội cũng như rủi ro trong kinh doanh”. Là “ông trùm” Apple, anh Hưng cũng là fan cuồng của Táo khuyết khi sở hữu Macbook 12 inch, iPhone 6 Plus, Apple Watch và Apple TV.
Nguyễn Thế Hoàng - Người sở hữu doanh thu 'khủng' của FPT Trading
“Rất thách thức”, anh Nguyễn Thế Hoàng, PTGĐ FDC - FPT Trading - phụ trách kinh doanh các ngành hàng HP, Dell, ASUS và điện thoại Zenphone, nhận định về chủ đề tăng trưởng.
Anh Nguyễn Thế Hoàng, PTGĐ FDC. Ảnh: Hà Dương. |
Sinh năm 1978, anh Hoàng gia nhập FPT năm 2001 với vị trí thực tập bán hàng. Trải qua nhiều đơn vị với các cấp bậc tăng dần đều, năm 2013, anh được bổ nhiệm PTGĐ FDC - đơn vị có doanh số khủng nhất FPT Trading nói riêng và FPT nói chung. “Hoàng là người chăm chỉ, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến cao”, chị Nguyễn Thị Thanh Lê, GĐ FPT Trading HCM, nói về đồng nghiệp trẻ.
Chốt năm 2014, doanh thu của FDC là hơn 10.500 tỷ đồng, gấp hai lần năm 2012. Riêng mảng anh phụ trách hoàn thành 141% kế hoạch năm, tăng trưởng 95% so với 2013. Điểm đặc biệt là các ngành hàng trong F5 - đơn vị anh Hoàng quản lý - gồm: Dell, HP và Asus đều vượt mốc 1.000 tỷ đồng doanh thu.
Năm nay, PTGĐ FDC đặt mục tiêu doanh số là 6.085 tỷ đồng với 161 CBNV, tăng 27 người so với năm 2014.
Phạm Như Hoài Bảo - Người giữ chìa khóa vàng
Đặc thù của Trung tâm Quản lý đối tác phía Nam - Phương Nam (PNC) - FPT Telecom là làm việc
Sếp trẻ "nghìn quân, nghìn tỷ” của FPT do Chúng ta thống kê và thực hiện độc lập, dựa trên số liệu doanh thu năm 2014 và nhân sự tính đến tháng 8/2015. |
trực tiếp với khách hàng phổ thông (đơn vị cũng phụ trách kỹ thuật cho nhóm khách hàng doanh nghiệp của FTI). Năm 2015 có sự thay đổi lãnh đạo ở đơn vị này khi anh Phạm Như Hoài Bảo (sinh năm 1984) thay anh Võ Đình Hảo (được bổ nhiệm làm PTGĐ FPT Telecom Campuchia). Phụ trách dịch vụ kỹ thuật từ Quảng Bình trở vào, cuối năm 2014, quân số của Phương Nam là 1.808 nhân viên. Hết tháng 6, nhân sự đạt mốc 2.075 người. Nếu tính cả nhân viên CUS, CC, INF… do đơn vị quản lý, con số đã là 3.169 người.
Anh Phạm Như Hoài Bảo, GĐ Trung tâm Quản lý đối tác phía Nam kiêm GĐ Phương Nam. |
Là đơn vị thuần kỹ thuật, anh Bảo không chia sẻ doanh thu mà “khoe” các KPI (Key Performance Indicator, tạm dịch: Chỉ số đo lường kết quả hoạt động - những con số sống còn với bất cứ đơn vị làm dịch vụ khách hàng nào). “Chúng tôi đạt các mốc triển khai: 2 ngày là 75%, 4 ngày - 95%; bảo trì: 2h - 65%, 4h - 85% và 24h - 98%”, GĐ PNC tiết lộ.
Cùng lúc thực hiện nhiều dự án lớn như chuyển đổi hạ tầng đồng sang quang, ngầm hóa, di dời hạ tầng trong khi vẫn phải đảm bảo triển khai cũng như bảo trì cho các khách hàng, nhưng 6 tháng cuối năm, PNC vẫn đặt những mốc rất thách thức, như tỷ lệ đúng hẹn lần 1 > 90%.
Lê Vĩnh Thành - ‘Thái thú’ phần mềm miền Trung
Đại diện nhà Phần mềm trong danh sách “nghìn quân, nghìn tỷ” là Hoa hậu FPT 2012 Lê Vĩnh Thành, GĐ FSU17, FPT Software. Sinh năm 1981, anh Thành gia nhập FPT năm 2004 khi đang là sinh viên năm cuối khoa CNTT, Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ lập trình viên thăng tiến qua Trưởng nhóm kỹ thuật, Quản trị dự án, Quản lý Trung tâm rồi GĐ FSU17 kiêm PGĐ FPT Software Đà Nẵng.
GĐ FSU17 Lê Vĩnh Thành. Ảnh: Hoàng Sơn. |
Năm 2012, thành quả lớn là FSU17 tăng trưởng nhanh nhất FPT Software - hơn 60%, nhân lực từ 500 người đầu năm lên đến hơn 1.000 người, và anh Thành giành ngôi vị Hoa hậu FPT. Chốt năm 2014, FSU17 đạt mốc 1.400 nhân viên, doanh thu 650 tỷ đồng, tăng trưởng 32%. Năm 2015, đơn vị đặt mục tiêu 850 tỷ đồng và 1.800 người.
Trong FPT, ngoài các nhân vật trên còn có các "sếp trẻ nghìn quân, nghìn tỷ" khác như: Vũ Thị Giáng Hương, GĐ Trung tâm Quản lý đối tác phía Bắc (TIN) của FPT Telecom; Trần Đăng Hòa, PTGĐ FPT Software kiêm GĐ FSU11; Nguyễn Ngọc Minh Huân, GĐ FPS, FDC thuộc FPT Trading; Nguyễn Đức Long, PTGĐ FDC, FPT Trading; Trần Quảng Độ, GĐ F5 Hà Nội, FDC thuộc FPT Trading; Phạm Hoài Linh, GĐ F5, FDC thuộc FPT Trading; Chiêm Hoàng Điền, GĐ F6, FDC thuộc FPT Trading; Nguyễn Quang Hiển, GĐ FHP HN, FDC thuộc FPT Trading. |
>> Chuyên gia công nghệ trẻ nhất FPT chưa học đại học
Nguyên Văn
Ý kiến
()