Được một thời gian thì các trung tâm đổi tên và đổi luôn cả quản lý: FCO thành FIS 11 do anh Nguyễn Kim Quốc Bảo (hay còn gọi là Bảo nhỏ) quản lý, FSI thành FIS 12 vẫn do anh Tuấn Hùng phụ trách, sau đó bàn giao cho anh Lý Anh Tuấn, FIS thành FIS 13 được bàn giao cho anh Lê Đăng Trình tiếp quản.
Năm 2017, công ty chia ra các trung tâm và kinh doanh theo line: FIS 13 kinh doanh mảng giáo dục, chính phủ, hải quan (FSE), FIS 12: kinh doanh mảng doanh nghiệp (Enterprise), FIS 11: kinh doanh mảng tài chính ngân hàng (BANK) do chị Huỳnh Xuân Quyền phụ trách
Đến năm 2008, các trung tâm được nâng cấp lên thành công ty và chi nhánh: FIS ENT thành công ty, FIS BANK HCM thành chi nhánh, FSE thành chi nhánh.
Kể riêng về FIS BANK HCM, “nó” là nơi tôi đã gắn bó được 10 năm. Khi ấy, chị Huỳnh Xuân Quyên làm giám đốc, phụ trách mảng kinh doanh và quản lý chung, phó giám đốc lúc bấy giờ là anh Đào Trần Thái phụ trách mảng phần mềm và anh Lê Văn Phát – Phó giám đốc phụ trách phòng kỹ thuật, hành chính. Ngoài ra còn có anh Lữ Quốc Hùng cũng đảm nhận vai trò Phó Giám đốc và phụ trách phòng Presales. Cũng trong năm 2008, tôi sang FIS BANK HCM với vai trò Phó giám đốc phụ trách mảng tài chính và kiêm nhiệm trường ban tài chính FIS HCM. Đến năm 2009, tôi rút hẳn về để toàn tâm toàn ý lo cho “nó”. Thời gian này cả gia đình nhỏ FIS BANK HCM chỉ có khoảng 120 người chia thành các trung tâm kinh doanh , gồm 3 BU: BU1: do anh Huỳnh Minh Quý quản lý, BU2: do anh Phạm Nguyễn Cao Đằng quản lý, BU3: do anh Hồ Văn Triển quản lý.
Phòng kỹ thuật: có Nguyễn Tấn Na làm giám đốc, Phó giám đốc là Nguyễn Quang Huy, Phòng hành chính nhân sự: có Võ Thị Ngọc Hạnh phụ trách, Phòng kế toán tài chính: có Trần Hiền phụ trách, phòng Presales do Trường Công Đại quản lý. Ngoài ra, trung tâm phần mềm được chia thành 2 phòng: Phòng phần mềm ngân hàng do anh Nguyễn Minh Nhựt làm Giám đốc và phòng phần mềm chứng khoán do anh Phạm Nhật Vương làm Giám đốc.
Nói về ngôi nhà nhỏ FIS BANK HCM, tôi nhớ như in những biến động mà “nó” đã phải gồng mình để vượt qua.
Sau năm 2009, thị trường chứng khoán có dấu hiệu khủng hoảng, cũng chính vì thế mà trung tâm chứng khoán và trung tâm phần mềm bị sáp nhập. Anh Nguyễn Minh Nhựt lên làm Giám đốc, còn anh Vương chuyển sang làm FIS G kinh doanh thị trường Campuchia, được vài năm thì nghỉ. Cũng trong khoảng thời gian này, anh TháiDT và anh PhátLV đã xin nghỉ, tôi từ phụ trách mảng tài chính ôm luôn phụ trách mảng phần mềm và phòng kỹ thuật.
Đến năm 2013, lại là một biến cố lớn khi chị Huỳnh Xuân Quyên – Giám đốc của “nó” nghỉ. Lúc này tình hình kinh doanh tuột dốc không phanh. Lợi nhuận và doanh số của “nó” lúc trước chiếm đến 50% lợi nhuận và doanh số của FIS HCM thì lúc này giảm đi một cách đau lòng. Trước tình hình đó, anh Lê Thành Trung - Tổng giám đốc FIS BANK kiêm nhiệm luôn chức giám đốc FIS BANK HCM, cùng với đó có anh Vinh được cử từ Hà Nội vào, đảm nhiệm chức Phó giám đốc, phụ trách mảng phần mềm. Những tưởng như thế là ổn, vậy mà chỉ một năm sau, anh TrungLT lại thôi đảm nhiệm chức giám đốc tại FIS BANK HCM, anh Hồ Văn Triển được chọn để nhận quyền Giám đốc trong một năm. Trong thời gian này lại là “một cuộc cách mạng nghỉ việc”, khi cả anh Nhựt, anh Vinh và cả anh Triển đều xin lui.
Đến thời điểm này, anh Tuấn Hùng lúc đó đang là Phó tổng giám đốc FIS - Giám đốc FIS HCM kiêm nhiệm luôn vị trí giám đốc của “nó”. Năm 2016 thì đến lượt tôi được bổ nhiệm quyền Giám đốc FIS BANK HCM. Biến cố vẫn tiếp tục chưa kịp buông tha cho “nó”. Sau khi bổ nhiệm được vài tháng, ban lãnh đạo FIS tái cấu trúc lại FIS BANK HCM, quyết định tách phần hạ tầng (gồm bộ phận sales và presales) sang FIS ENT. Nhân sự của “nó” sụt giảm, mảng kinh doanh chỉ còn mảng giải pháp cho chứng khoán, bảo hiểm, tài chính ngân hàng và thị trường Campuchia.
Tháng 6/2016, FIS BANK chia thành 6 BU kinh doanh, trong đó FIS BANK HCM thành FIS BANK 6, và tôi phụ trách mảng kinh doanh giải pháp. Đầu năm 2018, tôi tiếp quản thêm trung tâm phần mềm của “nó”.
Phải nói rằng, từ năm 2016 đến nay, là người trực tiếp làm kinh doanh, cảm giác bản thân như một cậu học trò nhỏ phải vươn ra đấu trường lớn. Từ một người làm kế toán, rồi phụ trách về kỹ thuật rồi mới sang mảng kinh doanh, tất cả kinh nghiệm đều là con số 0 tròn chĩnh, khách hàng không có, mối quan hệ với các hãng cũng không, các ngóc ngách tiểu xảo trong kinh doanh lại càng không biết gì. Tôi chỉ biết gồng mình cố gắng học hỏi từ bên ngoài, tự tìm tòi, tự khám phá, chỉ với mong muốn “nó” sẽ tiếp tục lớn mạnh như “một chiến binh” ngoài thị trường cho dù có bao nhiêu sóng gió. Vì đó là công sức của cả một thế hệ hơn cả mười năm nay, và chúng tôi đều chung một quyết tâm: Không thể để FIS BANK HCM biến mất một cách dễ dàng trên thị trường này được! Chúng tôi muốn rằng: khi nhắc đến giải pháp phần mềm cho ngành tài chính ngân hàng, là mọi người nhớ đến FIS BANK HCM.
Tran Thanh Hung
FPT IS - FPT IS HCM (ERP+Bank+ENT)
Ý kiến
()