Ngày 27/12, Hội nghị Truyền thông Thương hiệu FPT diễn ra tại tầng 4, Trung tâm Star Galaxy (87 Láng Hạ, Hà Nội).
Ngày 27/12, Hội nghị Truyền thông Thương hiệu FPT diễn ra tại tầng 4, Trung tâm Star Galaxy (87 Láng Hạ, Hà Nội).
13h30, cán bộ truyền thông các đơn vị bắt đầu check-in để tham dự sự kiện.
13h30, cán bộ truyền thông các đơn vị bắt đầu check-in để tham dự sự kiện.
Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc, TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa, lãnh đạo các đơn vị và hơn 130 cán bộ truyền thông FPT.
Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc, TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa, lãnh đạo các đơn vị và hơn 130 cán bộ truyền thông FPT.
Giám đốc Truyền thông FPT Bùi Nguyễn Phương Châu là người dẫn dắt toàn bộ hội nghị.
Giám đốc Truyền thông FPT Bùi Nguyễn Phương Châu là người dẫn dắt toàn bộ hội nghị.
Phát biểu mở đầu hội nghị, TGĐ Nguyễn Văn Khoa chia sẻ: "Lần đầu tiên đứng trước các bạn làm truyền thông, thực sự tôi không nghĩ đội ngũ làm truyền thông của FPT đông đảo như thế này".
Anh Khoa nhấn mạnh, năm qua FPT đang có rất nhiều sự thay đổi, tạo ra nguồn cảm hứng mới trong công việc. "Vậy đứng trước những sự thay đổi này, chúng ta cần làm gì?", TGĐ đặt câu hỏi. "Có rất nhiều việc phải làm và tôi thì đánh giá truyền thông là việc quan trọng nhất". Theo anh Khoa, trong năm qua, FPT đang triền khai nhiều cái mới như phương pháp luận OKR, chuyển đổi số... Và truyền thông chắc chắn là một mắt xích quan trọng.
"Trên cương vị là TGĐ FPT, tôi muốn chia sẻ là tôi rất yêu thích truyền thông. Tôi cam kết bằng mọi cách sẽ tạo điều kiện mạnh nhất để làm sao xây dựng đội ngũ truyền thông FPT thật tốt, thật sáng tạo và đóng góp thêm nhiều giá trị nữa cho tập đoàn", TGĐ khẳng định.
Phát biểu mở đầu hội nghị, TGĐ Nguyễn Văn Khoa chia sẻ: "Lần đầu tiên đứng trước các bạn làm truyền thông, thực sự tôi không nghĩ đội ngũ làm truyền thông của FPT đông đảo như thế này".
Anh Khoa nhấn mạnh, năm qua FPT đang có rất nhiều sự thay đổi, tạo ra nguồn cảm hứng mới trong công việc. "Vậy đứng trước những sự thay đổi này, chúng ta cần làm gì?", TGĐ đặt câu hỏi. "Có rất nhiều việc phải làm và tôi thì đánh giá truyền thông là việc quan trọng nhất". Theo anh Khoa, trong năm qua, FPT đang triền khai nhiều cái mới như phương pháp luận OKR, chuyển đổi số... Và truyền thông chắc chắn là một mắt xích quan trọng.
"Trên cương vị là TGĐ FPT, tôi muốn chia sẻ là tôi rất yêu thích truyền thông. Tôi cam kết bằng mọi cách sẽ tạo điều kiện mạnh nhất để làm sao xây dựng đội ngũ truyền thông FPT thật tốt, thật sáng tạo và đóng góp thêm nhiều giá trị nữa cho tập đoàn", TGĐ khẳng định.
TGĐ Brandmaker Trần Vân Anh chia sẻ về Joy at Work với những nội dung sâu về phạm vi truyền thông nội bộ. Theo đó, phạm vi truyền thông nội bộ bao gồm: Strategy Communication (Truyền thông chiến lược); Brand Communication (truyền thông thương hiệu) và Employee Communication (truyền thông nhân viên). Trong câu chuyện truyền thông chiến lược thì lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng và quyết định.
Theo chị Vân Anh, chiến lược cần được chuyển đổi dễ hiểu, thành các chức năng rõ ràng, cụ thể để CBNV hiểu và làm theo. Đối với truyền thông thương hiệu, TGĐ Brandmaker nhấn mạnh, thương hiệu không chỉ là câu chuyện đối ngoại mà còn quan trọng trong nội bộ công ty. Nhiệm vụ của truyền thông khiến CBNV có niềm tự hào và thấy được ảnh hưởng tích cực của công ty trong một lĩnh vực cự thể, xã hội. Sự tự hào sẽ tự động kết nối các CBNV trong công ty thành khối.
Nội dung cuối cùng là truyền thông nhân viên. Mỗi đơn vị cần tạo một môi trường để CBNV tự do, thoả mái để chia sẻ và than vãn. “Nếu công ty nào tạo được môi trường như vậy thì đã gần như thành công trong câu chuyện nội bộ”, chị Vân Anh chia sẻ.
TGĐ Brandmaker Trần Vân Anh chia sẻ về Joy at Work với những nội dung sâu về phạm vi truyền thông nội bộ. Theo đó, phạm vi truyền thông nội bộ bao gồm: Strategy Communication (Truyền thông chiến lược); Brand Communication (truyền thông thương hiệu) và Employee Communication (truyền thông nhân viên). Trong câu chuyện truyền thông chiến lược thì lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng và quyết định.
Theo chị Vân Anh, chiến lược cần được chuyển đổi dễ hiểu, thành các chức năng rõ ràng, cụ thể để CBNV hiểu và làm theo. Đối với truyền thông thương hiệu, TGĐ Brandmaker nhấn mạnh, thương hiệu không chỉ là câu chuyện đối ngoại mà còn quan trọng trong nội bộ công ty. Nhiệm vụ của truyền thông khiến CBNV có niềm tự hào và thấy được ảnh hưởng tích cực của công ty trong một lĩnh vực cự thể, xã hội. Sự tự hào sẽ tự động kết nối các CBNV trong công ty thành khối.
Nội dung cuối cùng là truyền thông nhân viên. Mỗi đơn vị cần tạo một môi trường để CBNV tự do, thoả mái để chia sẻ và than vãn. “Nếu công ty nào tạo được môi trường như vậy thì đã gần như thành công trong câu chuyện nội bộ”, chị Vân Anh chia sẻ.
GĐ Truyền thông và Tiếp thị VP Bank Trần Tuấn Việt là diễn giả tiếp theo xuất hiện trong chương trình. Anh chia sẻ câu chuyện Văn hoá doanh nghiệp và Truyền thông nội bộ VP Bank. Từng là cựu FPTer, anh Việt có 19 năm kinh nghiệm về thương mại, marketing, truyền thông và quảng cáo.
Anh Việt đưa ra rất nhiều quan điểm khác biệt về vai trò của văn hóa công ty. Từ kinh nghiệm của mình, anh tin rằng văn hóa công ty không quan trọng mà chỉ có vai trò với một số kiểu doanh nghiệp nhất định như doanh nghiệp trả lương thấp, doanh nghiệp "phình to" đến mức có thể phân rã nên cần văn hóa để gắn kết hoặc doanh nghiệp quá tốt, không còn động lực để đi tiếp nên cần văn hóa để giữ chân người lao động.
GĐ Truyền thông VP Bank khẳng định văn hóa doanh nghiệp xuất phát từ ông chủ. Một doanh nghiệp có văn hóa hài hòa là khi "trên bảo dưới thích, khách hàng chấp nhận, xã hội tôn trọng".
GĐ Truyền thông và Tiếp thị VP Bank Trần Tuấn Việt là diễn giả tiếp theo xuất hiện trong chương trình. Anh chia sẻ câu chuyện Văn hoá doanh nghiệp và Truyền thông nội bộ VP Bank. Từng là cựu FPTer, anh Việt có 19 năm kinh nghiệm về thương mại, marketing, truyền thông và quảng cáo.
Anh Việt đưa ra rất nhiều quan điểm khác biệt về vai trò của văn hóa công ty. Từ kinh nghiệm của mình, anh tin rằng văn hóa công ty không quan trọng mà chỉ có vai trò với một số kiểu doanh nghiệp nhất định như doanh nghiệp trả lương thấp, doanh nghiệp "phình to" đến mức có thể phân rã nên cần văn hóa để gắn kết hoặc doanh nghiệp quá tốt, không còn động lực để đi tiếp nên cần văn hóa để giữ chân người lao động.
GĐ Truyền thông VP Bank khẳng định văn hóa doanh nghiệp xuất phát từ ông chủ. Một doanh nghiệp có văn hóa hài hòa là khi "trên bảo dưới thích, khách hàng chấp nhận, xã hội tôn trọng".
Phần chia sẻ của anh Trần Tuấn Việt mang lại sự thích thú cho rất nhiều anh chị có mặt trong khán phòng.
Phần chia sẻ của anh Trần Tuấn Việt mang lại sự thích thú cho rất nhiều anh chị có mặt trong khán phòng.
Chương trình chuyển sang phiên thảo luận của các khách mời. Phiên thảo luận đầu tiên có sự tham gia của 2 diễn giả Trần Tuấn Việt, Trần Vân Anh và 2 khách mời là TGĐ FPT IS Nguyễn Hoàng Minh và PTGĐ phụ trách Sản xuất FPT Software Đỗ Văn Khắc.
Theo diễn giả Trần Văn Anh, các doanh nghiệp vần vhia nhỏ mục tiêu để biết được mình cần làm gì và kỷ niệm, thông báo nhũng mốc đã đạt được.
Chương trình chuyển sang phiên thảo luận của các khách mời. Phiên thảo luận đầu tiên có sự tham gia của 2 diễn giả Trần Tuấn Việt, Trần Vân Anh và 2 khách mời là TGĐ FPT IS Nguyễn Hoàng Minh và PTGĐ phụ trách Sản xuất FPT Software Đỗ Văn Khắc.
Theo diễn giả Trần Văn Anh, các doanh nghiệp vần vhia nhỏ mục tiêu để biết được mình cần làm gì và kỷ niệm, thông báo nhũng mốc đã đạt được.
TGĐ FPT IS Nguyễn Hoàng Minh lại cho rằng truyền thông của FPT IS không lập tức "ăn mừng" các chiến thắng trước mắt, mà tìm hướng lâu dài đi sát theo sản phẩm. "Nuôi giữ ngọn lửa bên trong nhưng không để bùng cháy bên ngoài" là điều FPT IS đang hướng tới.
TGĐ FPT IS Nguyễn Hoàng Minh lại cho rằng truyền thông của FPT IS không lập tức "ăn mừng" các chiến thắng trước mắt, mà tìm hướng lâu dài đi sát theo sản phẩm. "Nuôi giữ ngọn lửa bên trong nhưng không để bùng cháy bên ngoài" là điều FPT IS đang hướng tới.
Phiên thảo luận thứ 2 được dẫn dắt bởi Trưởng Ban Truyền thông FPT Telecom Phùng Thu Trang. 3 khách mời tham dự là chị Nguyễn Đỗ Quyên - GĐ điều hành FPT Retail, anh Nguyễn Khải Hoàn - Giám đốc tài chính FPT Software và chị Hoàng Lan Hương - GĐ Trung tâm Kinh doanh HN 4 FPT Telecom.
Chia sẻ tại đây, chị Nguyễn Đỗ Quyên cho biết FPT Shop có phòng truyền thông nhưng thực tế cho thấy khoảng 98% là truyền thông ra ngoài và chỉ khoảng 2% dành cho truyền thông nội bộ. Lý do của điều này là vì nhân viên truyền thông ở FPT Retail không được tham gia trực tiếp vào quá trình thai nghén chiến lược, dự án, kế hoạch. Bởi vậy, lãnh đạo - những người xây dựng kế hoạch đó - sẽ trở thành người truyền thông cho chính những dự án này. Chị Quyên cũng đưa ra ví dụ về truyền thông OKR và liên tục nhận được cái gật đầu từ anh Khải Hoàn.
Phiên thảo luận thứ 2 được dẫn dắt bởi Trưởng Ban Truyền thông FPT Telecom Phùng Thu Trang. 3 khách mời tham dự là chị Nguyễn Đỗ Quyên - GĐ điều hành FPT Retail, anh Nguyễn Khải Hoàn - Giám đốc tài chính FPT Software và chị Hoàng Lan Hương - GĐ Trung tâm Kinh doanh HN 4 FPT Telecom.
Chia sẻ tại đây, chị Nguyễn Đỗ Quyên cho biết FPT Shop có phòng truyền thông nhưng thực tế cho thấy khoảng 98% là truyền thông ra ngoài và chỉ khoảng 2% dành cho truyền thông nội bộ. Lý do của điều này là vì nhân viên truyền thông ở FPT Retail không được tham gia trực tiếp vào quá trình thai nghén chiến lược, dự án, kế hoạch. Bởi vậy, lãnh đạo - những người xây dựng kế hoạch đó - sẽ trở thành người truyền thông cho chính những dự án này. Chị Quyên cũng đưa ra ví dụ về truyền thông OKR và liên tục nhận được cái gật đầu từ anh Khải Hoàn.
Ở phiên cuối cùng, khách mời Vũ Thanh Bình - Trưởng Ban Cộng đồng VnExpress cùng Trưởng Ban Truyền thông FPT Telecom Phùng Thu Trang, GĐ Truyền thông Thương hiệu và Tiếp thị FPT IS Nguyễn Hồng Nga được mời lên thảo luận về vấn đề an toàn thông tin trong workplace.
GĐ Truyền thông Bùi Nguyễn Phương Châu đặt câu hỏi về việc có nên kiểm soát việc tự do ngôn luận trên workplace một cách gắt gao hay không? Chị Phùng Thu Trang đồng ý với việc phải "mạnh tay" với các bình luận vi phạm quy định.
Trong khi đó, GĐ Truyền thông FPT IS phân tích rằng mỗi nhân viên khi ký hợp đồng với FPT đều có những điều khoản về việc phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin. Tuy nhiên dường như không ai để ý đến điều này và phía nhân sự cũng chưa phổ biến rõ ràng về quy chế phạt nếu vi phạm.
Từ thực tế trên, các diễn giả cho rằng cần có hành động cụ thể như là đưa ra các "vùng cấm" về ngôn luận, xây dựng quy trình giải quyết các bình luận... thì mới có thể giải quyết được vấn đề.
Ở phiên cuối cùng, khách mời Vũ Thanh Bình - Trưởng Ban Cộng đồng VnExpress cùng Trưởng Ban Truyền thông FPT Telecom Phùng Thu Trang, GĐ Truyền thông Thương hiệu và Tiếp thị FPT IS Nguyễn Hồng Nga được mời lên thảo luận về vấn đề an toàn thông tin trong workplace.
GĐ Truyền thông Bùi Nguyễn Phương Châu đặt câu hỏi về việc có nên kiểm soát việc tự do ngôn luận trên workplace một cách gắt gao hay không? Chị Phùng Thu Trang đồng ý với việc phải "mạnh tay" với các bình luận vi phạm quy định.
Trong khi đó, GĐ Truyền thông FPT IS phân tích rằng mỗi nhân viên khi ký hợp đồng với FPT đều có những điều khoản về việc phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin. Tuy nhiên dường như không ai để ý đến điều này và phía nhân sự cũng chưa phổ biến rõ ràng về quy chế phạt nếu vi phạm.
Từ thực tế trên, các diễn giả cho rằng cần có hành động cụ thể như là đưa ra các "vùng cấm" về ngôn luận, xây dựng quy trình giải quyết các bình luận... thì mới có thể giải quyết được vấn đề.
Giám đốc điều hành FPT HCM Trần Tuấn Hùng đánh giá nội dung chương trình khá phong phú, các diễn giả truyền tải được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế có ích với các đơn vị ở FPT. Trong đó, anh đặc biệt ấn tượng với phần trình bày của anh Trần Tuấn Việt vì mang lại một góc nhìn khác về truyền thông thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành FPT HCM Trần Tuấn Hùng đánh giá nội dung chương trình khá phong phú, các diễn giả truyền tải được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế có ích với các đơn vị ở FPT. Trong đó, anh đặc biệt ấn tượng với phần trình bày của anh Trần Tuấn Việt vì mang lại một góc nhìn khác về truyền thông thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
Hội nghị truyền thông FPT là hoạt động thường niên của Ban Truyền thông FPT, bắt đầu được tổ chức từ năm 2016. Tại sự kiện này, lãnh đạo tập đoàn và những người làm truyền thông, thương hiệu của nhà F sẽ chia sẻ những câu chuyện của bản thân, học hỏi từ câu chuyện của những khách mời để tìm ra những bài học cho chính mình.
Năm 2018, chương trình có khách mời Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV, và Trần Uyên Phương, PTGĐ và là người kế thừa Tập đoàn Tân Hiệp Phát với câu chuyện về tinh thần “Think and Do amazing” - với suy nghĩ khác thường, vượt qua các rào cản, khó khăn để làm theo cách khác thường và thành công.
Trâm Nguyễn
Ảnh: Việt Nguyễn
Ý kiến
()