Dựa trên kết quả và tính hợp lệ của các bài dự thi, trong năm học 2021- 2022, Violympic đã ghi nhận 65.000 thí sinh dự thi; 7.455 học sinh từ Tiểu học đến THPT đạt giải ở 3 bộ môn: Toán tiếng Anh, Toán tiếng Việt và Vật lý. Trong đó có 814 học sinh đạt giải Vàng; 1.347 học sinh đạt giải Bạc; 2.149 học sinh đạt giải Đồng; 3.145 học sinh giành giải Khuyến khích.
Dựa trên kết quả và tính hợp lệ của các bài dự thi, trong năm học 2021- 2022, Violympic đã ghi nhận 65.000 thí sinh dự thi; 7.455 học sinh từ Tiểu học đến THPT đạt giải ở 3 bộ môn: Toán tiếng Anh, Toán tiếng Việt và Vật lý. Trong đó có 814 học sinh đạt giải Vàng; 1.347 học sinh đạt giải Bạc; 2.149 học sinh đạt giải Đồng; 3.145 học sinh giành giải Khuyến khích.
Để góp mặt tại buổi lễ, các học sinh đã vượt qua 6 vòng thi tự luyện, 3 vòng các cấp trường, quận/huyện, tỉnh/thành phố, cũng như dẫn đầu trong cuộc đua của gần 65.000 học sinh đến từ 49 tỉnh thành tham gia vòng chung kết quốc gia.
Để góp mặt tại buổi lễ, các học sinh đã vượt qua 6 vòng thi tự luyện, 3 vòng các cấp trường, quận/huyện, tỉnh/thành phố, cũng như dẫn đầu trong cuộc đua của gần 65.000 học sinh đến từ 49 tỉnh thành tham gia vòng chung kết quốc gia.
Năm 2022 cũng đánh dấu Cuộc thi giải Toán và Vật lý qua Internet Violympic bước sang năm thứ 15.
Năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa môn Tin học vào chương trình học cho khối THPT, là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và THCS. Năm học 2007-2008, Violympic chính thức được phát động, ghi dấu sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn FPT.
Là một trong những sân chơi giải toán qua mạng đầu tiên tại Việt Nam, Violympic nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của hàng triệu học sinh cả nước.
Năm 2022 cũng đánh dấu Cuộc thi giải Toán và Vật lý qua Internet Violympic bước sang năm thứ 15.
Năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa môn Tin học vào chương trình học cho khối THPT, là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu học và THCS. Năm học 2007-2008, Violympic chính thức được phát động, ghi dấu sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn FPT.
Là một trong những sân chơi giải toán qua mạng đầu tiên tại Việt Nam, Violympic nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của hàng triệu học sinh cả nước.
Trong giai đoạn 2015-2016, Violympic đã vượt khỏi phạm vi Việt Nam khi ra mắt những sân chơi như Global Violympic (thu hút 35.000 thí sinh từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ).
Trong giai đoạn 2015-2016, Violympic đã vượt khỏi phạm vi Việt Nam khi ra mắt những sân chơi như Global Violympic (thu hút 35.000 thí sinh từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ).
Phát biểu tại sự kiện, ông, Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - chia sẻ: "Vì đại dịch Covid, toàn ngành giáo dục đã phải chuyển mình sang trạng thái dạy và học trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Violympic trở thành một sân chơi trí tuệ, bổ ích, đem toán học và công nghệ đến gần hơn, thú vị hơn tới học sinh cả nước. Violympic còn mang ý nghĩa cộng đồng khi giúp các học sinh ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo có cơ hội tiếp cận với tri thức".
Phát biểu tại sự kiện, ông, Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - chia sẻ: "Vì đại dịch Covid, toàn ngành giáo dục đã phải chuyển mình sang trạng thái dạy và học trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Violympic trở thành một sân chơi trí tuệ, bổ ích, đem toán học và công nghệ đến gần hơn, thú vị hơn tới học sinh cả nước. Violympic còn mang ý nghĩa cộng đồng khi giúp các học sinh ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo có cơ hội tiếp cận với tri thức".
Chị Ngọc cũng nhấn mạnh trong hành trình 15 năm nỗ lực vừa qua, Violympic đã trở thành sân chơi trí tuệ hấp dẫn và bổ ích hàng đầu cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên cả nước. Trong tương lai, Violympic mong muốn đẩy mạnh phát triển quy mô hơn nữa để mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn là cả Đông Nam Á.
Chị Ngọc cũng nhấn mạnh trong hành trình 15 năm nỗ lực vừa qua, Violympic đã trở thành sân chơi trí tuệ hấp dẫn và bổ ích hàng đầu cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên cả nước. Trong tương lai, Violympic mong muốn đẩy mạnh phát triển quy mô hơn nữa để mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn là cả Đông Nam Á.
Năm học 2021 - 2022, Ninh Bình là địa phương dẫn đầu về số lượng học sinh đạt giải, với tổng số 1.224 em. Trong khi đó, giải Vàng nhiều nhất thuộc về tỉnh Phú Thọ. Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội luôn nằm trong top những tỉnh thành có lượng thí sinh tham gia và đạt giải cao nhất ở Violympic các năm.
Năm học 2021 - 2022, Ninh Bình là địa phương dẫn đầu về số lượng học sinh đạt giải, với tổng số 1.224 em. Trong khi đó, giải Vàng nhiều nhất thuộc về tỉnh Phú Thọ. Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội luôn nằm trong top những tỉnh thành có lượng thí sinh tham gia và đạt giải cao nhất ở Violympic các năm.
Violympic là cuộc thi cấp Quốc gia về Toán học và Vật lý trên Internet do Tập đoàn FPT tổ chức. Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Trong hành trình 15 năm tổ chức, Violympic nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những cố vấn từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và đội ngũ chuyên gia giáo dục đầu ngành.
Theo Ban tổ chức, trên chặng đường phát triển tiếp theo, Violympic sẽ mở rộng về nội dung, xây dựng thêm sân chơi các môn học mới, đồng thời tiếp tục tích hợp công nghệ giáo dục 4.0 triệt để, hoàn thiện hình thức, giữ vững tính ổn định và bảo mật của hệ thống. Violympic trong tương lai kỳ vọng tiếp tục là một trong những điểm hẹn đấu trí kiến thức hấp dẫn, bổ ích, bình đẳng, chuyên nghiệp và được yêu thích nhất của học sinh trong và ngoài nước.
Chungta
Ảnh: Trần Huấn
Ý kiến
()