Chiều 3/5, FPT Software đã tổ chức hội thảo “Xu hướng, thành tựu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Intenet vạn vật tại Việt Nam”. Sự kiện thu hút hơn 20 Giáo sư, Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, IoT người Việt đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn tại nước ngoài cùng các giảng viên đến từ các trường ĐH trong nước.
Hội thảo do FPT Software tổ chức cũng là một trong những hoạt động bên lề của sự kiện Kết nối các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ quốc tế phục vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức từ ngày 3-6/5.
Sự kiện có sự tham dự của bà Trần Thị Thu Hà, Cục phó Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ. Phía FPT có sự hiện diện của Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến; CTO FPT Lê Hồng Việt và GĐ Nguồn lực FPT Software Đỗ Ngọc Hoàng.
Chiều 3/5, FPT Software đã tổ chức hội thảo “Xu hướng, thành tựu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Intenet vạn vật tại Việt Nam”. Sự kiện thu hút hơn 20 Giáo sư, Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, IoT người Việt đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn tại nước ngoài cùng các giảng viên đến từ các trường ĐH trong nước.
Hội thảo do FPT Software tổ chức cũng là một trong những hoạt động bên lề của sự kiện Kết nối các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ quốc tế phục vụ thương mại hoá kết quả nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức từ ngày 3-6/5.
Sự kiện có sự tham dự của bà Trần Thị Thu Hà, Cục phó Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ. Phía FPT có sự hiện diện của Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến; CTO FPT Lê Hồng Việt và GĐ Nguồn lực FPT Software Đỗ Ngọc Hoàng.
FPT Software tổ chức sự kiện này nhằm kết nối các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài cùng hợp tác nghiên cứu công nghệ mới. Từ đó, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
"Chúng tôi đã quyết tâm đầu tư vào những hướng mới AI, Robotic, xe không người lái... Khoảng 20% doanh thu của chúng tôi là làm về chuyển đổi số với những hướng công nghệ mới nhất", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến khẳng định.
Người đứng đầu FPT Software mong muốn tạo ra môi trường, điều kiện để làm sao tập hợp được nhiều nhà khoa học người Việt trên toàn cầu, góp phần xây dựng các nền tảng công nghệ cho Việt Nam đưa công nghệ vào những ngành mà Việt Nam còn thiếu như nông nghiệp, thủy sản, may mặc, da giầy... Anh Tiến nhận định: "Công nghệ sẽ tạo ra bệ phóng, vũ khí để Việt Nam đuổi kịp, đi cùng và đi ngang với những nước tiên tiến trên thế giới".
FPT Software tổ chức sự kiện này nhằm kết nối các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài cùng hợp tác nghiên cứu công nghệ mới. Từ đó, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
"Chúng tôi đã quyết tâm đầu tư vào những hướng mới AI, Robotic, xe không người lái... Khoảng 20% doanh thu của chúng tôi là làm về chuyển đổi số với những hướng công nghệ mới nhất", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến khẳng định.
Người đứng đầu FPT Software mong muốn tạo ra môi trường, điều kiện để làm sao tập hợp được nhiều nhà khoa học người Việt trên toàn cầu, góp phần xây dựng các nền tảng công nghệ cho Việt Nam đưa công nghệ vào những ngành mà Việt Nam còn thiếu như nông nghiệp, thủy sản, may mặc, da giầy... Anh Tiến nhận định: "Công nghệ sẽ tạo ra bệ phóng, vũ khí để Việt Nam đuổi kịp, đi cùng và đi ngang với những nước tiên tiến trên thế giới".
Tại sự kiện, anh Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT, đã chia sẻ về định hướng chiến lược của FPT trong đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới theo xu hướng của cuộc cách mạng số. FPT đã đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Kết nối vạn vật (Internet of things), Dữ liệu lớn, Điện toán đám mây, Xe tự hành… Những nghiên cứu này là điểm then chốt để FPT trở thành đối tác tham gia chuyển đổi số và thậm chí là cùng các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu nghiên cứu, phát triển giải pháp, ứng dụng trên nền tảng công nghệ IoT như Airbus, GE, Siemen, Microsoft, AWS, Daiwa Institute of Research (DIR), Toppan, Toshiba…Trong đó, AI được xem là một trong những mảng công nghệ mũi nhọn trong định hướng chiến lược Tiên phong chuyển đổi số tại Việt Nam và trên toàn cầu của FPT.
Chia sẻ về định hướng chiến lược chuyển đổi số của FPT, CTO Lê Hồng Việt cho biết FPT tập trung vào 5 hướng chính gồm: Chuyển đổi số toàn bộ hoạt động của FPT; Đồng hành cùng các đối tác lớn trên toàn cầu; Số hóa các giải pháp hiện có của FPT; Nâng cao trải nghiệm của khách hàng và Đưa ra mô hình kinh doanh mới.
"AI tạo ra cơ hội vô cùng lớn. FPT đang ứng dụng AI giúp giải quyết các bài toán trong lĩnh vực giao thông, y tế…", anh Việt chia sẻ.
Anh Việt trình bày về mong muốn của FPT là xây dựng trung tâm AI lớn nhất trong vùng và hy vọng những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này sẽ chung tay cùng FPT phát triển trung tâm này. "Các bạn có thể không cần phải về làm việc tại FPT mà sẽ giúp chúng tôi thông qua việc đưa các bài toán của FPT đến được với tất cả các chuyên gia trên toàn cầu để cùng chung sức, chung tay, hợp tác đưa ra lời giải cho các bài toán này", GĐ Công nghệ FPT cho hay.
Tại sự kiện, anh Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT, đã chia sẻ về định hướng chiến lược của FPT trong đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới theo xu hướng của cuộc cách mạng số. FPT đã đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Kết nối vạn vật (Internet of things), Dữ liệu lớn, Điện toán đám mây, Xe tự hành… Những nghiên cứu này là điểm then chốt để FPT trở thành đối tác tham gia chuyển đổi số và thậm chí là cùng các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu nghiên cứu, phát triển giải pháp, ứng dụng trên nền tảng công nghệ IoT như Airbus, GE, Siemen, Microsoft, AWS, Daiwa Institute of Research (DIR), Toppan, Toshiba…Trong đó, AI được xem là một trong những mảng công nghệ mũi nhọn trong định hướng chiến lược Tiên phong chuyển đổi số tại Việt Nam và trên toàn cầu của FPT.
Chia sẻ về định hướng chiến lược chuyển đổi số của FPT, CTO Lê Hồng Việt cho biết FPT tập trung vào 5 hướng chính gồm: Chuyển đổi số toàn bộ hoạt động của FPT; Đồng hành cùng các đối tác lớn trên toàn cầu; Số hóa các giải pháp hiện có của FPT; Nâng cao trải nghiệm của khách hàng và Đưa ra mô hình kinh doanh mới.
"AI tạo ra cơ hội vô cùng lớn. FPT đang ứng dụng AI giúp giải quyết các bài toán trong lĩnh vực giao thông, y tế…", anh Việt chia sẻ.
Anh Việt trình bày về mong muốn của FPT là xây dựng trung tâm AI lớn nhất trong vùng và hy vọng những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này sẽ chung tay cùng FPT phát triển trung tâm này. "Các bạn có thể không cần phải về làm việc tại FPT mà sẽ giúp chúng tôi thông qua việc đưa các bài toán của FPT đến được với tất cả các chuyên gia trên toàn cầu để cùng chung sức, chung tay, hợp tác đưa ra lời giải cho các bài toán này", GĐ Công nghệ FPT cho hay.
Tiến sĩ Lê Đức Anh, ĐH Tokyo đến từ tổ chức VanJ (Vietnamese Academic Network in Japan) - người có 13 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã giới thiệu về mạng lưới học thuật của người Việt Nam tại Nhật.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc, TS. Lê Đức Anh cho rằng việc nghiên cứu, phát triển AI của các kỹ sư người Việt tại Nhật sẽ có rất nhiều thuận lợi. Họ sẽ có cơ hội được tiếp xúc, làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về AI cũng như cùng nhau trao đổi, nâng cao kiến thức, năng lực về công nghệ của mình.
VanJ sẽ là cầu nối để những kỹ sư phần mềm FPT Japan giao lưu, học hỏi về Trí tuệ nhân tạo với các chuyên gia người Việt tại Nhật Bản cũng như những chuyên gia hàng đầu về AI trên thế giới.
Tiến sĩ Lê Đức Anh, ĐH Tokyo đến từ tổ chức VanJ (Vietnamese Academic Network in Japan) - người có 13 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã giới thiệu về mạng lưới học thuật của người Việt Nam tại Nhật.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng người Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc, TS. Lê Đức Anh cho rằng việc nghiên cứu, phát triển AI của các kỹ sư người Việt tại Nhật sẽ có rất nhiều thuận lợi. Họ sẽ có cơ hội được tiếp xúc, làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về AI cũng như cùng nhau trao đổi, nâng cao kiến thức, năng lực về công nghệ của mình.
VanJ sẽ là cầu nối để những kỹ sư phần mềm FPT Japan giao lưu, học hỏi về Trí tuệ nhân tạo với các chuyên gia người Việt tại Nhật Bản cũng như những chuyên gia hàng đầu về AI trên thế giới.
TS. Cao Vũ Dũng, Quản lý và Kỹ sư AI, Skydisc Inc., Nhật Bản chia sẻ về những thành tựu mà AI mang lại trong cuộc sống như: Nhận diện ảnh (Image Classification); Nhận diện giọng nói; Nhận diện khuôn mặt; Phát hiện ung thư; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
TS. Dũng cho biết Nhật Bản muốn xây một Super smart society (Xã hội đầu tiên 5.0 dẫn đầu thế giới). Tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức đối với họ như: Thiếu lực lượng IT: họ cần 550.000 kỹ sư CNTT vào năm 2030. Đây là cơ hội cho các công ty IT nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
VIệt nam đang có lợi thế lớn trong cung cấp nhân lực về AI. Nhật Bản đặt mục tiêu đào tạo 250.000 chuyên gia AI /năm. Mục tiêu chính của Nhật Bản là ứng dụng AI trong y tế, sản xuất và nền tảng di động.
TS. Cao Vũ Dũng, Quản lý và Kỹ sư AI, Skydisc Inc., Nhật Bản chia sẻ về những thành tựu mà AI mang lại trong cuộc sống như: Nhận diện ảnh (Image Classification); Nhận diện giọng nói; Nhận diện khuôn mặt; Phát hiện ung thư; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
TS. Dũng cho biết Nhật Bản muốn xây một Super smart society (Xã hội đầu tiên 5.0 dẫn đầu thế giới). Tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức đối với họ như: Thiếu lực lượng IT: họ cần 550.000 kỹ sư CNTT vào năm 2030. Đây là cơ hội cho các công ty IT nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
VIệt nam đang có lợi thế lớn trong cung cấp nhân lực về AI. Nhật Bản đặt mục tiêu đào tạo 250.000 chuyên gia AI /năm. Mục tiêu chính của Nhật Bản là ứng dụng AI trong y tế, sản xuất và nền tảng di động.
Chia sẻ về cơ sở hạ tầng cho AI tại hội thảo, Tiến sĩ Đào Thanh Bình, Nhóm hệ thống tính toán cao cấp, Bộ phận quản lý công nghệ toàn cầu, Rakuten Inc., Nhật Bản cho biết, AI đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, nhà thông minh, hệ thống giao thông thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tài chính, đối thoại tự động (chatbot), kinh doanh thông minh (business intelligence).
Các chính phủ, công ty và học viện đã và đang quan tâm đầu tư rất nhiều cho AI với số tiền đầu tư tăng lên nhanh chóng hằng năm. Việt Nam hoàn toàn có đủ nguồn lực kinh tế, con người và cơ hội để thúc đẩy quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát triển ứng dụng dựa trên AI để bắt kịp các nước khác.
Chia sẻ về cơ sở hạ tầng cho AI tại hội thảo, Tiến sĩ Đào Thanh Bình, Nhóm hệ thống tính toán cao cấp, Bộ phận quản lý công nghệ toàn cầu, Rakuten Inc., Nhật Bản cho biết, AI đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, nhà thông minh, hệ thống giao thông thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tài chính, đối thoại tự động (chatbot), kinh doanh thông minh (business intelligence).
Các chính phủ, công ty và học viện đã và đang quan tâm đầu tư rất nhiều cho AI với số tiền đầu tư tăng lên nhanh chóng hằng năm. Việt Nam hoàn toàn có đủ nguồn lực kinh tế, con người và cơ hội để thúc đẩy quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát triển ứng dụng dựa trên AI để bắt kịp các nước khác.
TS. Ngô Quốc Hưng, Trưởng nhóm nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo, Công ty Ainovation trình bày về chủ đề "AI cho Việt Nam, một lộ trình".
TS. Hưng cho hay: "FPT đang có kế hoạch xây dựng trung tâm AI lớn trong khu vực, thì việc đào tạo con người là vấn đề quan trọng. Chúng ta phải xây dựng một cái nguồn nhân lực tài năng để có người làm những công việc chúng ta cần".
Chúng ta phải bắt đầu từ việc đào tạo con người, các tập đoàn lớn ví dụ như FPT có một nguồn lực kỹ sư phần mềm rất lớn đây chính là một nguồn nhân lực vô cùng tốt để chuyển đổi sang thành các kỹ sư về công nghệ AI. Đào tạo để có một nguồn nhân tài AI dồi dào để từ đó chắt lọc được những kỹ sư AI để cùng với đội ngũ chuyên gia từ nước ngoài cùng làm về AI.
Để phát triển được một trung tâm theo đúng nghĩa hấp dẫn mọi người đến làm việc hợp tác thì cần phải bắt đầu từ con người, đào tạo nhân viên của chính mình và mời các chuyên gia về cộng tác từ xa để tạo ra một cộng đồng. Sau đó phải có chiến lược để làm các chủ đề nghiên cứu mang tính thời sự, tích hợp nhiều công nghệ mà ít người làm được.
Để có được nguồn nhân lực này cần phải có những giáo trình đào tạo được chắt lọc từ kinh nghiệm của các chuyên gia có tâm huyết. "Chúng ta có thể đào tạo về AI cho các em từ học sinh cấp 3. Đây là thời điểm để chúng ta bắt tay cùng làm chung một cái gì đó để cùng xây dựng một trung tâm AI cho Việt Nam", TS. Hưng nhận định.
TS Hưng khẳng định rằng nếu chúng ta xây dựng được một cộng đồng nhân tài về AI như thế thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
TS. Ngô Quốc Hưng, Trưởng nhóm nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo, Công ty Ainovation trình bày về chủ đề "AI cho Việt Nam, một lộ trình".
TS. Hưng cho hay: "FPT đang có kế hoạch xây dựng trung tâm AI lớn trong khu vực, thì việc đào tạo con người là vấn đề quan trọng. Chúng ta phải xây dựng một cái nguồn nhân lực tài năng để có người làm những công việc chúng ta cần".
Chúng ta phải bắt đầu từ việc đào tạo con người, các tập đoàn lớn ví dụ như FPT có một nguồn lực kỹ sư phần mềm rất lớn đây chính là một nguồn nhân lực vô cùng tốt để chuyển đổi sang thành các kỹ sư về công nghệ AI. Đào tạo để có một nguồn nhân tài AI dồi dào để từ đó chắt lọc được những kỹ sư AI để cùng với đội ngũ chuyên gia từ nước ngoài cùng làm về AI.
Để phát triển được một trung tâm theo đúng nghĩa hấp dẫn mọi người đến làm việc hợp tác thì cần phải bắt đầu từ con người, đào tạo nhân viên của chính mình và mời các chuyên gia về cộng tác từ xa để tạo ra một cộng đồng. Sau đó phải có chiến lược để làm các chủ đề nghiên cứu mang tính thời sự, tích hợp nhiều công nghệ mà ít người làm được.
Để có được nguồn nhân lực này cần phải có những giáo trình đào tạo được chắt lọc từ kinh nghiệm của các chuyên gia có tâm huyết. "Chúng ta có thể đào tạo về AI cho các em từ học sinh cấp 3. Đây là thời điểm để chúng ta bắt tay cùng làm chung một cái gì đó để cùng xây dựng một trung tâm AI cho Việt Nam", TS. Hưng nhận định.
TS Hưng khẳng định rằng nếu chúng ta xây dựng được một cộng đồng nhân tài về AI như thế thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
TS. Nguyễn Kiên, ĐH Chiba, Nhật Bản đang nghiên cứu AI cho công nghệ mạng chia sẻ: "Nếu tôi có những chuyên gia để làm về AI cho kết nối mạng thì có thể gặt hái được những dự án quan trọng trong lĩnh vực này".
Tại nơi công tác của mình là trường ĐH Chiba, TS. Nguyễn Kiên thường làm những dự án thử nghiệm cho sinh viên thực hành và ông Kiên rất sẵn sàng cùng các sinh viên của mình giải những bài toán về AI mà các doanh nghiệp như FPT đặt ra.
TS Kiên nhấn mạnh thêm rằng hiện nay là cơ hội tốt để có một nguồn nhân lực tốt về AI vì hiện tại ai cũng nói về AI, cái cần ở đây là kỹ sư AI, và cần phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc.
TS. Nguyễn Kiên, ĐH Chiba, Nhật Bản đang nghiên cứu AI cho công nghệ mạng chia sẻ: "Nếu tôi có những chuyên gia để làm về AI cho kết nối mạng thì có thể gặt hái được những dự án quan trọng trong lĩnh vực này".
Tại nơi công tác của mình là trường ĐH Chiba, TS. Nguyễn Kiên thường làm những dự án thử nghiệm cho sinh viên thực hành và ông Kiên rất sẵn sàng cùng các sinh viên của mình giải những bài toán về AI mà các doanh nghiệp như FPT đặt ra.
TS Kiên nhấn mạnh thêm rằng hiện nay là cơ hội tốt để có một nguồn nhân lực tốt về AI vì hiện tại ai cũng nói về AI, cái cần ở đây là kỹ sư AI, và cần phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc.
Khẳng định xu thế phát triển của cuộc cách mạng 4.0, những công nghệ mới về AI là việc trước mắt Việt Nam cần nắm bắt, tuy nhiên TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh, Trung tâm Thiết Kế - Giáo Dục Vi mạch, Đại học Tokyo Nhật Bản, muốn nhấn mạnh yếu tố bảo mật và đào tạo nhân lực dài hạn. Để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, một trong những yếu tố Việt Nam cần ưu tiên là tự chủ về thiết kế chế tạo vi mạch.
Theo TS Khanh, an ninh mạng là một thách thức đối với xã hội loài người khi tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với dự báo sẽ có khoảng 10 tỷ thiết bị thông minh được sử dụng. Nguy cơ tin tặc có thể sử dụng các lỗ hổng bảo mật cũng như công cụ từ phần cứng và phần mềm để can thiệp vào hệ thống thông tin, sau đó gắn một số chíp hoặc phần mềm gián điệp để thu thập thông tin. Giải quyết vấn đề này sẽ tốn nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng có thể lên tới 120 -200 tỷ USD.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức doanh nghiệp. Theo các dự báo, vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2019, 40% các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số sẽ sử dụng công nghệ AI.
FPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI tại Việt Nam. Hiện nay, FPT.AI có thể coi là nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện duy nhất cung cấp đầy đủ những giải pháp giúp tối ưu hóa các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp và gây dựng các giá trị kinh doanh mới. FPT.AI giúp tự động hóa toàn diện mọi quy trình của doanh nghiệp từ giản đơn đến phức tạp với mô hình triển khai, hỗ trợ linh hoạt (Cloud và On-premise) để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở cả ba bài toán: tối ưu vận hành, đẩy mạnh sales và marketing và gắn kết khách hàng.
Hiện tại, FPT.AI nhận được 3,4 triệu yêu cầu mỗi tháng. Có 7.720 lập trình viên đang phát triển các ứng dụng trên nền tảng này và gần 155.000 giờ giọng nói đã được các đối tác của FPT.AI sử dụng. Hệ thống tổng đài tự động với công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói của FPT.AI đã thực hiện được hơn 750.000 nghìn cuộc gọi mỗi tháng, có thể thực hiện đồng thời 15.000 cuộc gọi vào giờ cao điểm, tương đương với hiệu suất làm việc của 500 tổng đài viên. Công nghệ nhận dạng chứng minh thư của FPT có độ chính xác lên đến 95%. Hay tại Công ty Bán lẻ FPT (sở hữu hệ thống FPT Shop), chatbot hỗ trợ đến 70% tương tác với khách hàng. FPT.AI đã mang lại lợi ích trực tiếp cho hàng chục doanh nghiệp, tổ chức và hàng triệu người dân Việt Nam.
Khẳng định xu thế phát triển của cuộc cách mạng 4.0, những công nghệ mới về AI là việc trước mắt Việt Nam cần nắm bắt, tuy nhiên TS Nguyễn Ngọc Mai Khanh, Trung tâm Thiết Kế - Giáo Dục Vi mạch, Đại học Tokyo Nhật Bản, muốn nhấn mạnh yếu tố bảo mật và đào tạo nhân lực dài hạn. Để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, một trong những yếu tố Việt Nam cần ưu tiên là tự chủ về thiết kế chế tạo vi mạch.
Theo TS Khanh, an ninh mạng là một thách thức đối với xã hội loài người khi tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với dự báo sẽ có khoảng 10 tỷ thiết bị thông minh được sử dụng. Nguy cơ tin tặc có thể sử dụng các lỗ hổng bảo mật cũng như công cụ từ phần cứng và phần mềm để can thiệp vào hệ thống thông tin, sau đó gắn một số chíp hoặc phần mềm gián điệp để thu thập thông tin. Giải quyết vấn đề này sẽ tốn nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng có thể lên tới 120 -200 tỷ USD.
Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức doanh nghiệp. Theo các dự báo, vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2019, 40% các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số sẽ sử dụng công nghệ AI.
FPT là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI tại Việt Nam. Hiện nay, FPT.AI có thể coi là nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện duy nhất cung cấp đầy đủ những giải pháp giúp tối ưu hóa các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp và gây dựng các giá trị kinh doanh mới. FPT.AI giúp tự động hóa toàn diện mọi quy trình của doanh nghiệp từ giản đơn đến phức tạp với mô hình triển khai, hỗ trợ linh hoạt (Cloud và On-premise) để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở cả ba bài toán: tối ưu vận hành, đẩy mạnh sales và marketing và gắn kết khách hàng.
Hiện tại, FPT.AI nhận được 3,4 triệu yêu cầu mỗi tháng. Có 7.720 lập trình viên đang phát triển các ứng dụng trên nền tảng này và gần 155.000 giờ giọng nói đã được các đối tác của FPT.AI sử dụng. Hệ thống tổng đài tự động với công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói của FPT.AI đã thực hiện được hơn 750.000 nghìn cuộc gọi mỗi tháng, có thể thực hiện đồng thời 15.000 cuộc gọi vào giờ cao điểm, tương đương với hiệu suất làm việc của 500 tổng đài viên. Công nghệ nhận dạng chứng minh thư của FPT có độ chính xác lên đến 95%. Hay tại Công ty Bán lẻ FPT (sở hữu hệ thống FPT Shop), chatbot hỗ trợ đến 70% tương tác với khách hàng. FPT.AI đã mang lại lợi ích trực tiếp cho hàng chục doanh nghiệp, tổ chức và hàng triệu người dân Việt Nam.
Diệu Anh
Ý kiến
()