Chúng ta

Viện sỹ nhẩy sếch

Thứ tư, 7/3/2007 | 12:11 GMT+7



- Hay quá, hay quá!

- Cái gì thế cậu?

- Viện sỹ nhẩy sếch.

- Sao viện sỹ lại nhẩy sếch?

- Số là thế này, báo 198 ra ngày 19/10 có đăng bài của tác giả Người Đương Thời với tiêu đề “Ban Giám đốc và Viện Hàn lâm -
Mồ chôn các nghệ sỹ chân chính”, ngay lập tức số báo sau có đăng 2 bài “Ai cũng có lúc hết thời, kể cả nghệ sỹ chân chính” và“STC có lẽ sắp đến chỗ suy vong!”, một bài “phản công” không tiếc lời!

- Tại sao lại như vậy?

- Tổ chức nào càng có nhiều người thì càng xuất hiện nhiều tài năng, người thì giỏi văn, giỏi thơ, người thì đàn hát, kể chuyện tiếu lâm, thể thao…ở FPT quả thật có nhiều người tài qua những dấu ấn mà họ để lại cho các thế hệ đến sau. Những người đi trước có công xây dựng nếp sinh hoạt phù hợp với tuổi trẻ, lôi cuốn được mọi người. Họ không phải là những người làm chuyên trách về văn hoá, văn nghệ, trên vai họ cũng như mọi người phải lo trăm thứ, ấy thế mà họ dựng lên được môi trường như hiện nay là đáng trân trọng quá rồi, chúng ta chỉ nên động viên khả năng sở trường của họ để họ cống hiến càng nhiều càng tốt, không nên quá lời.


- Thế thì tốt quá rồi còn gì nữa?

- Đòi hỏi và mong muốn của con người là vô tận, anh ta đòi hỏi Viện sỹ phải luôn có những tài năng vô tận để cống hiến cho những người có nhu cầu văn hoá ngày càng cao. Đến các nghệ sỹ chuyên nghiệp cũng phải đào tạo nhiều mới có khả năng phục vụ lâu dài được. Chúng ta ai mà chẳng có vài lần xem “Gặp nhau cuối tuần” đó sao? Lúc đầu thì gây được nhiều ấn tượng, nhưng một thời gian người ta đã gọi là “Gặp nhau đuối dần”. Viện sỹ và Giám đốc là 2 phạm trù khác nhau, trong vấn đề này cũng không nên đưa vào đây chức vụ chính quyền để phản bác, vì thế đầu đề bài báo đã làm cho Viện sỹ nóng gáy!

Nếu nói rằng BGĐ và Viện hàn lâm là mồ chôn các nghệ sỹ chân chính quả thật là quá, ai là người đặt nền móng và cổ suý cho hoạt động này? Ai là người day dứt mỗi khi phong trào đi xuống, ai là người chi tiền cho việc này không sợ tốn kém? Chắc không nói mọi người đều đánh giá đúng.


- Đúng rồi, nhưng khả năng và mong muốn là khác nhau, các Viện sỹ mang những tài năng sẵn có ra để đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái, để gần gũi nhau, để hiểu biết nhau hơn và để quên đi nỗi vất vả thường nhật của mọi người và cả nhưng gì to lớn hơn là sự phát triển toàn diện của FPT.

- Đúng vậy!

- Thế điều đáng nói là gì?


- Trước đây chưa đưa ra việc tôn vinh những người có năng khiếu văn nghệ thì không sao, khi bầu được Viện sỹ rồi thì lại phê phán, làm cho người ngoài thì muốn được trở thành Viện sỹ, còn người trong cuộc lại tiến thoái lưỡng nan và giữa người trong và ngoài cuộc “phản công” nhau. Đừng nghĩ Viện sỹ là cái gì ghê gớm, Viện sỹ cũng là vừa tôn vinh vừa là vui đùa thôi, cả đến Trạng của FPT phải thi lên, thi xuống, mà phải có kết quả thi đầu bảng mới được phong trạng, ấy thế mà cũng có trạng phải ra đi. ở FPT này cái gì mà chẳng thế, mọi cái cứ thế mà làm thì không sao, hễ mà ai đó đặt ra vấn đề gì mà chẳng có người phản bác, phản bác nó cũng có cái hay là ta còn tìm ra những cái hay, cái dở hoặc là khẳng định, tuy nhiên đôi khi cũng quá lời làm cho người tiếp nhận khó thông.

- Có điều là 2 bài báo “phản công” của các Viện sỹ là đáng quan tâm.

- Vấn đề gì?


- Sau khi đọc bài báo của Người Đương Thời, Viện sỹ đã không bình tĩnh được mà “phản công” bằng bài báo rất gay gắt, bài báo đã cố tìm ra người viết bằng mọi phương pháp loại trừ, rồi dùng lời lẽ “cứt lộn lên đầu”, “đốt đền”, “dám hạ độc thủ, công kích các bậc công thần STC như Baodc, Nam già...”. Mình cho rằng trong công việc, trong tổ chức có sự phân chia quyền lực, chức tước, còn trên văn đàn thì nên bình đẳng, có như vậy mới phát huy tính dân chủ, nhưng chớ có “chửi bới” nhau quá đáng, vì báo chí là văn hoá. Có ai là CBCNV bình thường dám truy xét người viết theo kiểu kẻ cả như bài của viện sỹ nọ! Mà chỉ có Viện sỹ có chức có quyền mới có thể viết như vậy thôi. Điều đó há chẳng phải là làm thui chột phản ánh những ý kiến cá nhân trên báo đó sao? Cho nên câu kết bài báo của Người Đương Thời cũng đáng để suy nghĩ.

Ý kiến

()
 

Hãy là người đầu tiên
bình luận