Chúng ta

'Toàn cầu hóa không giới hạn bất cứ ai'

Thứ tư, 28/5/2014 | 22:24 GMT+7

"Mỗi cá nhân tại vị trí của mình chỉ cần làm tốt nhất công việc của bản thân chính là góp sức vào sự nghiệp Toàn cầu hóa của công ty", Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ trong Global Talk số đầu tiên, diễn ra tối ngày 28/5 tại Hà Nội.
> Gần 150 người đăng ký dự Global Talk / 600 sinh viên công nghệ tiếp cận cơ hội toàn cầu hóa

Mặc dù lời gợi mở về chương trình ban đầu không có nhiều thông tin mới, nhưng sức hút từ chủ đề và tên của diễn giả đã khiến cho buổi tọa đàm "Global Talk - chuyện vừa đi vừa kể" thành công với số lượng người tham gia vượt dự kiến - 140 người. Từ 17h, sảnh tầng 13 tòa nhà FPT Cầu Giấy đã đón tiếp những khán giả đầu tiên, trong đó có nhiều người chưa đăng ký trước.

Bắt đầu câu chuyện về quá trình FPT vươn ra biển lớn bằng hai làn sóng toàn cầu hóa vào năm 1998 và 2006, anh Tiến cho hay, kể từ khi những sản phẩm công nghệ do FPT nhập về được bán đa số trên thị trường vào năm 2001, anh đã nhận thấy Việt Nam quá nhỏ để công ty có thể phát triển, đặc biệt trong mảng Công nghệ thông tin. Vì vậy, toàn cầu hóa là con đường tất yếu và đó không phải chỉ là câu chuyện của lãnh đạo.

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cho rắng, toàn cầu hóa không giới hạn với bất cứ ai.

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cho rắng, cơ hội toàn cầu hóa không giới hạn với bất cứ ai.

Theo anh Tiến, cụm từ "Toàn cầu hóa" nghe có vẻ xa xôi, nhưng thực tế, nó đơn giản và gắn liền với cuộc sống của mỗi cá nhân. "Thị trường nước ngoài không có giới hạn với bất cứ ai. Khi bước chân ra ngoài lãnh thổ, tôi nhận thấy tất cả mọi người đều có cơ hội, không phân biệt tuổi tác, cấp bậc", anh nói.

Tuy nhiên, để khẳng định bản thân trên hành trình này, mỗi người cần phải có hành trang đầy đủ, trong đó, ngoài sức khỏe, quan trọng nhất là vốn văn hóa và ngoại ngữ.

Sự khác biệt về văn hóa dường như là rào cản lớn đối với bất cứ ai khi đặt chân đến những mảnh đất xa xôi chỉ mới biết qua thông tin, sách vở. Cảm giác "thấy mình khác biệt" khi tiếp xúc với những con người không cùng dân tộc đã giúp "chiến tướng" của FPT Software đúc rút kinh nghiệm xương máu ứng phó với bài toán "sốc văn hóa". Theo đó, việc "tôn trọng những người đối diện, để ý những người xung quanh hành động trước" được xem là "mẫu số chung" cho đa số trường hợp khó xử liên quan tới chủ đề văn hóa.

Là "tấm vé thông hành" tại mọi quốc gia, lãnh thổ, ngoại ngữ là điều tối cần thiết với người sẽ và đang là công dân toàn cầu. Từng trải qua nhiều cương vị, từ "người bán hàng" đến "khách hàng" trong các dự án, anh Tiến chỉ ra rằng, cần phải biết và hiểu ngoại ngữ một cách thực sự, chứ không phải chỉ dừng ở mức độ học thuật.

Ngoài phần chia sẻ của Chủ tịch FPT Software, để giúp khán giả có thêm góc nhìn khác về cơ hội khi tham gia toàn cầu hóa, BTC đã mời đại diện từ các đơn vị thành viên đến giao lưu. Dù đều là những người tuổi đời còn rất trẻ, song các "chiến sĩ" đã có trải nghiệm công việc thực tế tại rất nhiều quốc gia khác nhau.

Chương trình Global talk được xây dựng theo format một buổi tọa đàm nên các vấn đề được chia sẻ mở. Đa số CBNV FPT đều cảm thấy thích thú với format mới của chương trình.

Chương trình Global Talk được xây dựng theo format một buổi tọa đàm nên các vấn đề được chia sẻ cởi mở. Đa số CBNV FPT đều cảm thấy thích thú với format mới của chương trình.

Dáng vẻ nhỏ nhắn, xinh xắn, Đỗ Thùy Vân, FPT Software, tự tin cho biết cô đang tham gia dự án với DTV, một công ty hàng đầu nước Mỹ về truyền hình vệ tinh với gần 30 triệu khách hàng.

Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học FPT và đầu quân về FPT Software, Vân nhận nhiệm vụ onsite tại Mỹ. Cô cùng với rất nhiều đồng nghiệp làm việc tại DTV đã giúp công ty chứng minh được năng lực vượt trội ở tất cả mặt trận: Bán hàng, nguồn lực và sản xuất.

Câu chuyện của cô gái Ngô Thu Huyền, FPT Japan, lại gieo niềm tin và động lực mạnh mẽ cho những sinh viên, cán bộ trẻ tuổi trong FPT. Không được đào tạo bài bản qua hệ đại học, sau khi tốt nghiệp FPT Aptech, Huyền dũng cảm tham gia khóa đào tạo Kỹ sư cầu nối (BrSE) của đơn vị tại TP HCM và bắt đầu đi onsite chỉ một năm sau đó tại đất nước mặt trời mọc, nơi nổi tiếng về sự chỉn chu và khó tính của khách hàng.

Theo lời giới thiệu của anh Tiến, sự góp mặt của những cá nhân như Huyền, cũng như các nhân viên FPT Japan, đã tạo ra sự khác biệt cho FPT nói chung và FPT Software nói riêng tại mảnh đất Sakura, đồng thời làm thay đổi doanh thu của thị trường Nhật Bản với FPT.

d

Nguyễn Viết Hòa (ngoài cùng bên trái), FPT Telecom, chia sẻ về những trải nghiệm tại Myanmar.

Cùng với đó, người nghe được hiểu thêm về văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau qua các câu chuyện thú vị của Nguyễn Viết Hòa, FPT Telecom, khi tham gia phát triển kinh doanh tại Myanmar; Hoàng Văn Cương, Đại học FPT, với câu chuyện tuyển sinh quốc tế; Nguyễn Đình Hưng, FPT IS, với những dự án tại thị trường Kuwait; và Phùng Thanh Xuân, FPT Software, với công việc bán hàng cho khách quốc tế.

Sau những câu chuyện "người thật, việc thật", thông điệp quan trọng nhất đã được truyền tải: Mỗi người cần tin vào bản thân và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đặt ra.

Khép lại phần chia sẻ, diễn giả đã dành thời gian giải đáp thắc mắc của người tham gia xoay quanh cơ hội toàn cầu hóa cho cán bộ khối Back Office, lộ trình và chế độ cho cán bộ đi onsite và người thân.

Sự hoạt ngôn cùng cách chia sẻ hóm hỉnh của diễn giả, cộng với sự dẫn dắt khéo léo và hài hước của MC - Viện sĩ STCo Nguyễn Duy Hưng, đã "giữ lửa" cho chương trình đến tận phút cuối. Khi đã quá giờ 15 phút, những hàng ghế được BTC kê thêm vẫn kín bóng người. Những tràng pháo tay và tiếng cười liên tục được cất lên thể hiện sự tán đồng và hứng thú của người tham gia trước thông tin được chia sẻ trong chương trình.

tch14-720097-1413023990.jpg

Câu chuyện thực tế của những "chiến sĩ" trẻ khi tham gia toàn cầu hóa gây ấn tượng cho người nghe.

Nguyễn Hữu Chữ, FSU1.BU1, FPT Software, đánh giá cao nội dung của Global Talk số 1. Không chỉ thích thú với những câu chuyện của người có nhiều kinh nghiệm như Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, anh Chữ còn ấn tượng với những bạn trẻ của FPT qua phần chia sẻ, những kỷ niệm, trải nghiệm thú vị khi tham gia trận đánh lớn của tập đoàn.

Trong chương trình tiếp theo, anh hy vọng các diễn giả được mời sẽ kể về những bài học cụ thể, thực tế để giúp những người đang làm dự án toàn cầu như anh có thêm kinh nghiệm hữu ích.

Với Trưởng phòng Tuyển sinh Khoa quốc tế - Đại học FPT Kiều Quang Thắng, chương trình này đã giúp anh có thêm động lực để đẩy mạnh dự án tuyển sinh toàn cầu của đơn vị.

Anh Danh cũng dành nhiều lời khen cho GLobal Talk ở cách bố trí sân khấu và việc mời những "chiến sĩ" trẻ đến giao lưu, bởi "những câu chuyện của các bạn đã đem tới cái nhìn mới lạ về cơ hội của mỗi người FPT trong chiến lược dài hơi của tập đoàn".

Đồng quan điểm, anh Phạm Quốc Dũng, Phó TGĐ F9 FPT Trading, nhận xét: “Các chương trình chia sẻ ở FPT từ trước đến nay chủ yếu toàn sếp nói. Buổi nói chuyện hôm nay tôi thấy thú vị vì được nghe câu chuyện của chính những bạn trực tiếp tham gia toàn cầu hóa, người thật việc thật khiến nội dung hấp dẫn hơn”.

Global Talk là chương trình được thực hiện bởi Ban Nhân sự FPT. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình đào tạo toàn cầu hóa của tập đoàn. Global Talk 2014 dự kiến có 3 số. Ngoài chủ đề đầu tiên "Toàn cầu hóa - chuyện vừa đi vừa kể", hai số còn lại là "Vén bức màn Toàn cầu hóa" (dự kiến diễn ra vào tháng 7) và "Ngày hội Toàn cầu hóa" (tháng 10).

Trước đó, sáng cùng ngày, FPT cũng đã tổ chức chương trình giao lưu giữa lãnh đạo tập đoàn với hơn 600 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về chủ đề "Toàn cầu hóa và cơ hội dành cho sinh viên".

Tiểu Thanh

Ý kiến

()