Chúng ta

‘Tích hợp Facebook trong giảng dạy’ tại trường học 4.0 Educamp 2018

Thứ năm, 1/11/2018 | 10:38 GMT+7

Từ ái ngại dùng Facebook vì sợ rò rỉ thông tin cá nhân, nữ giảng viên ĐH Greenwich (Việt Nam) sáng tạo phương pháp tích hợp mạng xa hội vào giảng dạy nhằm tiết kiệm thời gian của sinh viên.

Lần đầu tiên tham gia FPT Educamp 2018, Nguyễn Phương Tú, giảng viên trẻ thuộc thế hệ 9x, chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Greewich (Việt Nam), sẽ chia sẻ với hội thảo chủ đề vừa hợp xu hướng, vừa hữu dụng trong giáo dục - “Tích hợp Facebook trong dạy học”. Việc lựa chọn chủ đề liên quan mạng xã hội xuất phát từ thực tế sinh viên sử dụng Facebook nhiều tại trường học.

Trở về quê hương dạy học tại Greenwich (Việt Nam) sau nhiều năm du học nước ngoài, chị Tú được sinh viên chú ý và yêu mến với vẻ ngoài xinh đẹp và rạng rỡ.

37020685-10209371959895423-6871666082659

Từng e ngại khi sử dụng Facebook nhưng giảng viên Nguyễn Phương Tú đã nghiên cứu ra phương pháp giảng dạy hữu dụng từ mạng xã hội này. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Phương Tú công tác tại trường được 2 năm và bắt đầu nhận ra thực tế rằng, sinh viên sử dụng Facebook quá nhiều. Bản thân cũng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan bài giảng trên lớp thông qua mạng xã hội. Theo chị, nếu như gửi email, sinh viên vài ngày không kiểm tra nhưng Facebook thì hoạt động liên tục cả ngày và đêm.

Nắm bắt được thực tế đó, chị Tú bày tỏ: “Việc sinh viên dành nhiều thời gian cho mạng xã hội hoàn toàn có thể biến thành công cụ để học tập hiệu quả nếu biết cách”. Trước đây, chị Tú hạn chế cho sinh viên biết Facebook bản thân vì sợ đời tư bị “rò rỉ” rồi phát sinh nhiều vấn đề vì “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Tuy nhiên, hiện tại, chị Tú đã, đang tận dụng Facebook để giao tiếp, tương tác với sinh viên.

Với chủ đề “Tích hợp Facebook trong dạy học”, nữ giảng viên tập trung vào 3 ý chính: Vì sao nên tích hợp Facebook trong dạy và học? Phương pháp tích hợp như thế nào? Rào cản trong việc triển khai phương pháp này là gì?

Trước đó, chị Tú cũng đã thực hiện cuộc khảo sát, phỏng vấn giảng viên, sinh viên để có dữ liệu thực tế về việc sử dụng Facebook trong dạy và học ở đơn vị công tác. Nhờ vậy, chị cũng nắm bắt được tâm lý muốn học tập những môn học chính quy thông qua Facebook chứ không chỉ cập nhật thông tin hay giải trí. Bên cạnh đó, giảng viên cũng hy vọng được tương tác với sinh viên qua phương pháp hiện đại và hiệu quả hơn với mạng xã hội.

44306300-10217658820041517-7612121395132

Người chị quốc dân của sinh viên ĐH FPT - Phạm Tuyết Hạnh Hà (áo đen). Ảnh: NVCC.

Cũng cùng xuất hiện tại chương trình, chị Phạm Tuyết Hạnh Hà, Trưởng phòng Công tác sinh viên ĐH FPT, cũng sẽ mang tới FPT Educamp 2018 một chủ đề đầy động lực - “Nơi không cho bạn dừng lại”. Chủ đề muốn tập trung vào những cách thức mà ĐH FPT tiến hành các hoạt động ngoại khóa nhằm định hướng nghề nghiệp và tao cơ hội việc làm cho sinh viên như: Thực tập doanh nghiệp, định hướng cho sinh viên trước khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp, đưa sinh viên đến thăm các doanh nghiệp và được tuyển dụng trực tiếp…

Theo chị Hà, bước vào một trường học 4.0, sinh viên cần phải tăng thêm 200%, 300% năng lượng để tận hưởng, tiếp nhận những điều hiện đại, những phương pháp học tập hiệu quả. Trong giai đoạn đó, ai cho phép bản thân dừng lại sẽ thua cuộc và lạc hậu.

41991580-547053102383888-63850-5325-4543

Chương trình triển khai hình thức hội thảo mở và triển lãm poster. 

Sự kiện FPT Educamp 2018 sẽ diễn ra ngày 25/11, tại khuôn viên trường ĐH FPT Hòa Lạc. Chương trình đã thu hút nhiều đề tài hay, chuyên sâu và những diễn giả có bề dày kinh nghiệm trong giáo dục. Với chủ đề lớn về “Dự án học tập toàn cầu”, GS-TS. Takumi Miyoshi sẽ có bài tham luận mang tên “Nurturing Global Engineers and Scientists through gPBL progams in Super-Smart Society Era” (Tạm dịch: Nuôi dưỡng đội ngũ kỹ sư và nhà khoa học toàn cầu thông qua các chương trình gPBL trong kỷ nguyên xã hội siêu thông minh). Anh Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu FPT, mang đến hội nghị những phát kiến mới mẻ về sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại thông qua các trò chơi dân gian có sử dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, với lần tổ chức Educamp 2018, BTC triển khai hình thức triển lãm poster thuyết trình và không gian hội thảo mở tăng sự tương tác giữa diễn giả và khán giả.

Sự kiện Educamp đã tiến hành được 4 số từ năm 2014. Mỗi năm, FPT Education đều mang đến những chủ đề theo đúng xu hướng và thiết thực với nền giáo dục hiện tại. Năm 2014 - “Đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Năm 2015 - “Vận hành tổ chức giáo dục”. Năm 2016 - “Hướng tới chuẩn quốc tế trong tổ chức giáo dục”. Năm 2017 - “Tự học và trải nghiệm”.

Educamp 2018 với chủ đề “Trường học 4.0”, diễn ra trong ngày 25/11 tại tòa nhà Beta, campus hòa Lạc, Hà Nội. Hội thảo miễn phí tham dự và hỗ trợ chi phí đi lại và buffet trưa tại hội thảo cho cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc các cơ sở đào tạo của FPT Education tại khu vực Hà Nội. 10 diễn giả có bài trình bày tại hội thảo đến từ các vùng miền không thuộc Hà Nội sẽ nhận được vé hỗ trợ máy bay, kinh phí ăn ở, đi lại để tham gia hội thảo.

Thông tin chi tiết chương trình, đăng ký chia sẻ và liên hệ với BTC qua website chính thức của Educamp2018 tại đây.


Hà Trần

Ý kiến

()