Chúng ta

Sĩ tử tìm ra 'công thức' Trạng FPT

Chủ nhật, 16/11/2014 | 12:20 GMT+7

"Nếu coi việc toàn cầu hóa là ra đại dương. Vậy làm thế nào để 'đánh bắt gần bờ' là thế mạnh, biển lớn thành thói quen và chơi ở đại dương đem lại nhiều hứng thú? Với làn sóng lần thứ ba này, những gì chúng ta cần làm tốt hơn?", Lê Thành Nhân, FPT Software, đặt câu hỏi và đưa ra giải pháp trong bài luận.

Trong kỳ thi Trạng FPT 2012, anh Nhân là thí sinh có điểm bài viết luận cao nhất. Trong mùa Trạng năm nay, không chỉ lọt vào Top 3 thí sinh có điểm cao tại vòng 2, anh còn xuất sắc trở thành Thám hoa FPT 2014.

Trong bài luận của mình, tiến sĩ FPT bày tỏ sự băn khoăn: "FPT có rất nhiều anh chị đã từng xuất hiện trên bảng vàng và hiện nay đang đảm nhận những vị trí quan trọng của tập đoàn như: anh Nguyễn Thế Phương, Hoàng Việt Anh, Trần Xuân Khôi, Đàm Quang Minh, Phạm Minh Tuấn… Thế nhưng có biết bao nhiêu người ra đi trước khi họ được bổ nhiệm từ thành tích thi Trạng? Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có quá khắt khe, hay chất lượng cuộc thi không tốt mà khi mỗi năm có khoảng 1.000 sĩ tử tham dự thi nhưng không một ai được bổ nhiệm chính thức? Nếu không làm được điều này, nên chăng chúng ta hãy cứ coi thi Trạng như trò chơi giải trí 'FPT Got Talent', người thắng được nhiều tiền. Ban tổ chức, lãnh đạo vui và tự hào vì chúng ta có thêm người tài. Cả làng đều vui". 

Anh-Nhan5-3533-1418108461.jpg

Trong khoa thi 2012, anh Nhân là một trong 6 thí sinh xuất sắc của Trạng FPT. Bởi vậy, mặc dù không nằm trong danh sách Tam khôi, nhưng anh và hai sĩ tử còn lại đã được đặc cách phong danh hiệu Tiến sĩ FPT. Ảnh: Thanh Nga.

Chia sẻ về Toàn cầu hóa, anh Nhân cũng đã chỉ ra được những cơ hội, thách thức của FPT Software cũng như tập đoàn. Điều quan trọng nhất để anh tin rằng, mọi mục tiêu, giấc mơ sẽ thành hiện thực là "FPT biết vượt qua được chính mình".

Chúng ta đăng nguyên văn bài luận của anh Thám hoa Lê Thành Nhân:

Câu 1: Bạn hình dung thế nào về người Trạng của tập đoàn FPT và sứ mạng của họ trong sự nghiệp FPT?

Trạng FPT không phải là hình mẫu trong truyền thuyết hay được kể lại trong dân gian như thời phong kiến. Trạng FPT là những người hằng ngày ta có thể nhìn thấy trên bản tin nội bộ, gặp trong thang máy, hay đôi khi được trực tiếp làm việc... Thế nên để hình dung về người Trạng FPT đơn giản nhất chính là tìm ra những tố chất chung, bí quyết riêng để họ trở thành Trạng FPT. Theo suy nghĩ của tôi Trạng cần:

- Ham học hỏi, cầu tiến.

- Có IQ cao, logic tốt.

- Có hiểu biết sâu sắc về FPT hoặc đơn vị họ đang công tác, có khả năng phân tích, tổng hợp tốt.

- Có tố chất lãnh đạo, khả năng truyền cảm hứng cho người khác để một nhóm, một tổ chức có thể đạt được mục đích chung.

- Dám nghĩ, dám làm, luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt. Có sự đam mê, nhiệt huyết, sẵn sàng đương đầu với thử thách, lĩnh ấn tiên phong. “Chém gió” cũng là một lợi thế dùng để diễn đạt mơ ước, hoài bão, sự tự tin và đem lại lợi ích cho bản thân và cho FPT.

Như vậy ta có công thức đơn giản: 

Trạng FPT = “người FPT” + ham học hỏi + năng lực + dám nghĩ + dám làm + “chém gió” + may mắn.

Nếu như coi hình mẫu của Trạng FPT là điều kiện cần thì sứ mạng của Trạng FPT là điều kiện đủ để có được một đáp án hoàn chỉnh, đáp ứng mục tiêu của cuộc thi Trạng FPT: Tìm người tài, trọng dụng, gắn sứ mạng cho họ tiếp tục vươn lên, giữ vị trí tiên phong, đương đầu thử thách, là một thành tố quan trọng giúp cho FPT phát triển lên con số 30, 50, 100.000 người, giúp cho trí tuệ Việt Nam hiện diện trong các sản phẩm công nghệ thông tin trên toàn thế giới.

Tuy nhiên bên cạnh phân tích sứ mạng của Trạng, chúng ta cùng nhìn lại từ thời xa xưa. Ở thời phong kiến, nếu không phải hoàng thân, quốc thích thì quan chức là một khái niệm xa vời với đại đa số người dân. Vậy nên thi Trạng gần như là cách duy nhất để hiện thực hóa giấc mơ đổi đời. Khi đã đỗ đạt, việc đầu tiên là họ được bổ nhiệm vào các chức tương ứng với thành tích trong cuộc thi. Đậu thi Hương thì ít nhất cũng là quan thất phẩm, được bổ nhiệm làm quan Tri phủ. Tam khôi của thi Đình có thể được làm đến quan nhị phẩm là Thượng thư (Bộ trưởng), Thị lang (Thứ trưởng). Như vậy trước khi nói đến sứ mạng hay nghĩa vụ cho đất nước. Họ cần có quyền để thực hiện nghĩa vụ đó.

Quay lại với FPT, rất nhiều anh chị đã từng xuất hiện trên bảng vàng hiện giờ đang đảm nhận những vị trí quan trọng của tập đoàn như: Nguyễn Thế Phương, Hoàng Việt Anh, Trần Xuân Khôi, Đàm Quang Minh, Phạm Minh Tuấn… Thế nhưng có biết bao nhiêu người ra đi trước khi họ được bổ nhiệm do thành tích thi Trạng? Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có quá khắt khe, hay chất lượng cuộc thi không tốt mà mỗi năm có khoảng 1.000 sĩ tử tham dự thi nhưng không ai được bổ nhiệm chính thức.

Theo tôi, một sĩ tử Trạng FPT ngay khi đạt thành tích cao sau cuộc thi cần phải được bổ nhiệm công khai, thách thức rõ ràng với một vị trí tương xứng để họ có cơ hội khẳng định bản thân giúp đơn vị nói riêng, tập đoàn nói chung phát triển. Ví dụ những người đỗ thi hội cần được giao cho quản lý nhóm 20-50 người, doanh thu 1 triệu USD. Tam khôi quản lý khoảng 50-100 người, hoặc quản lý một tổ chức có doanh thu 2-5 triệu USD/năm. Hoặc chí ít với những người qua thi Hội mà không được bổ nhiệm, họ cũng cần được lãnh đạo chỉ ra cái gì còn thiếu, cần học hỏi thêm để có thể đóng góp tốt hơn cho FPT.

Nếu không làm được điều này, nên chăng chúng ta hãy cứ coi thi Trạng như trò chơi giải trí, người thắng được nhiều tiền. Ban tổ chức, lãnh đạo vui và tự hào chúng ta có thêm người tài. Cả làng đều vui!

Câu 2: Bạn nghĩ như thế nào về toàn cầu hóa trên thế giới tại thời điểm hiện nay? Bạn nghĩ thế nào về công cuộc Toàn cầu hóa của FPT cho đến thời điểm này? Bạn hãy đánh giá cơ hội toàn cầu hóa cho cá nhân bạn, đơn vị của bạn, công ty của bạn và tập đoàn FPT trong 5 năm tới như thế nào?

Con đường tơ lụa hàng nghìn năm trước:

1-7679-1418108461.jpg

Giao thông vận tải và Internet đẩy nhanh toàn cầu hóa:

2-1694-1418108461.jpg

Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cuộc sống (http://www.ey.com/GL/en/Issues/Business-environment/Six-global-trends-shaping-the-business-world):

36-6016-1418108461.jpg

Với tôi, toàn cầu hóa trước kia là các nước phát triển ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Nhưng ngày nay, với lợi thế nhân lực dồi dào, nhân công rẻ, thời kỳ vàng của dân số, toàn cầu hóa còn là cơ hội để các nước đang phát triển định hình lại trật tự thế giới. Internet cũng là điều kiện tốt cho họ học hỏi, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để tiến lên.

46-4810-1418108461.jpg

Với ngành IT trên thế giới, chúng ta cùng xem các con số:

3-1935-1418108461.jpg

Doanh thu của IT-BPO Ấn Độ, nơi mà chúng ta luôn muốn đi theo:

4-1798-1418108461.jpg

Quay về với FPT:

5-7204-1418108461.jpg

- 130 triệu USD – 9%: doanh thu từ nước ngoài trong năm 2013.

- 19: Số nước mà FPT có công ty hoặc văn phòng đại diện.

- 73/6.521: số nhân viên người nước ngoài đang làm việc cho FPT Software.

- 100/17.000 số sinh viên nước ngoài đang theo học ở Đại học FPT.

Cùng so sánh doanh thu FPT với tổng số tiền cho IT global và IT-BPO của Ấn Độ (đơn vị tỷ USD):

Chúng ta đang phát động toàn cầu hóa lần ba, cũng có rất nhiều con số để tự hào, nhưng có lẽ phải đợi đến làn sóng lần thứ 5, chúng ta mới thấy hình hài của FPT trên biểu đồ này.

Nếu coi việc toàn cầu hóa là ra đại dương. Vậy làm thế nào để “đánh bắt gần bờ là thế mạnh, biển lớn thành thói quen và chơi ở đại dương đem lại nhiều hứng thú? Với làn sóng lần thứ ba này, những gì chúng ta cần làm tốt hơn? Với hiểu biết hiện tại, tôi nghĩ để toàn cầu hóa, dù trong lĩnh vực nào, ngành nghề gì, chúng ta vẫn đi theo 3 bước chính như hình vẽ dưới đây:

7-6630-1418108461.jpg

Khi mới ra biển lớn, do chưa đủ năng lực để phân loại, thường bước 1 và 2 sẽ được làm trong bước 3 cho một số khách hàng nhất định. Đây có thể coi như xây nhà từ nóc. Vậy với làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba, nên chăng FPT cần xem xét xây nhà từ móng với việc giải quyết tốt hơn hai bước Globalization và Localizability để đáp ứng tiêu chí “World-Readiness”. Với kiến thực hạn hẹn, một số điểm được nêu dưới đây phần nhiều liên quan đến FPT Software. Đây không phải là các vấn đề mới, nhưng có lẽ chúng vẫn chưa được giải quyết tốt.

- Globalization:

Ngoại ngữ: Là điều kiện cần cho cuộc chơi toàn cầu. Làm thế nào để từ 15-30% số nhân viên có thể nói chuyện được với khách hàng hiện nay lên 50% là nhiệm vụ sống còn để đi đến tầm cao mới. Thi định kỳ, phân loại, xếp rank, đào tạo, khuyến khích bằng tiêu chí rõ ràng để tăng lương, thưởng nóng là những việc mà lãnh đạo đào tạo nội bộ cần làm quyết liệt hơn.

Năng lực cạnh tranh: IT giúp các ngành nghề khác nâng cao năng suất lao động. Chúng ta nên tổ chức học, tìm kiếm một các chủ động cho nhân viên, tận dụng kiến thức, kinh nghiệm của chính người FPT như một kênh tra cứu Google. Làm forum như stackoverflow, MSDN. Câu trả lời đúng sẽ được thưởng coupon 20-50.000 đồng, cộng điểm, xếp rank như MSDN. Trao thưởng theo quý, tháng. Tôi tin rằng bên cạnh việc tự học, seminar, đây là cách chủ động để chia sẻ kỹ năng tốt nhất; Thi chuyên môn định kỳ 6 tháng để nâng cao kiến thức, làm quen với SMAC; Nhiều yếu tố khác như nguồn nhân lực, chiến lược của công ty về đầu tư cho công nghệ, M&A…

- Localizability: Quy trình, Nghiệp vụ, Phong cách làm việc, Văn hóa là những mục sẽ được định hình, hướng dẫn, đào tạo không quá khó nếu bước 1 là Globalization được làm tốt.

- Localization: Đây là bước làm cho sản phẩm, dịch vụ của chúng ta phù hợp với từng khách hàng. Tuyển nhân viên bản địa để hiểu rõ phong cách, thói quen của từng nước, đào tạo cho thành viên dự án tránh những sai sót không đáng có; Nghiên cứu thị trường để bản địa hóa sản phẩm, dịch vụ. Tận dụng OneFPT để hiểu rõ hơn những nghiệp vụ riêng như bảo hiểm, y tế, tài chính, tạo nên sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh, đem lại lợi ích cho cả FPT và khách hàng.

Doanh thu của chúng ta là 0,0037% tổng số tiền chi cho IT trên thế giới năm 2013. Vậy cơ hội nào cho FPT trong 5 năm tới? Chỉ cần FPT vượt qua được chính mình, tôi tin vào tương lai sáng lạn với 30-50.000 nhân viên, doanh thu 1 tỷ USD trong 5-10 năm tới không phải là quá viển vông như đưa người lên Sao Hỏa. Mà biết đâu sẽ có một ngày từ Globalization trở thành lạc hậu. Giao lưu với người trên Sao Hỏa hay hành tinh khác mới là xu hướng chủ đạo. Và từ khóa Galaxialization mới trở nên phổ biến.

Tiểu Thanh

Ý kiến

()