Chúng ta

'Phố núi' khát nguồn nhân lực Thiết kế đồ họa

Thứ năm, 27/10/2016 | 08:36 GMT+7

Theo thống kê của FPT Polytechnic Tây Nguyên, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa có việc làm ổn định và đúng sở thích.

Trải qua nhiều năm đổi mới, TP Buôn Ma Thuột đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của nhiều công ty, tập đoàn lớn. Chính vì vậy, nguồn nhân sự có chất lượng đang trở thành bài toán khó đối với không ít nhà tuyển dụng. Điển hình là lĩnh vực Thiết kế đồ họa nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà tuyển dụng.

Nếu trước đây, Thiết kế đồ họa là một trong những ngành khó xin việc thì hiện nay trở nên "hot" nhất tại FPT Polytechnic Tây Nguyên. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên tổ chức tuyển dụng cho vị trí này. Anh Nguyễn Quang Long, chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên xuất khẩu hàng TP Buôn Ma Thuột, than thở: “Do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao nên tôi buộc phải tuyển dụng nhân viên thiết kế nhưng thật sự rất khó. Đa phần sinh viên mới ra trường không đủ trình độ để làm việc, còn người có kinh nghiệm đòi mức lương quá cao nên rất khó để có thể thuê họ”.

IMG-0962.jpg

Thiết kế đồ họa đang là nghề thời thượng với thu nhập hấp dẫn đủ sức lôi cuốn bạn trẻ. Nhưng để thành công cần một sự đào tạo bài bản, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực thụ.

Không chỉ riêng anh Long mà khá nhiều đơn vị tuyển dụng tại TP Buôn Ma Thuột đều rơi vào tình trạng chung khi cung không đủ cầu. Đồng thời, chất lượng làm việc cũng được nhiều đơn vị đặt lên hàng đầu, vì đa số công ty không có người chuyên về lĩnh vực Thiết kế đồ họa nên không thể chấp nhận đào tạo lại cho sinh viên.

Theo thống kê của FPT Polytechnic Tây Nguyên, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa đều có việc ổn định, đúng sở thích. Phần lớn sinh viên chọn công việc theo dự án, vừa thoải mái thời gian vừa thỏa thuận được mức lương cao hơn hẳn so với việc làm toàn thời gian cho doanh nghiệp.

Nguyễn Đình Thi Nhân, cựu sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa, cho biết, lúc trước từng đi làm một vài công ty về thiết kế nhưng cảm thấy công việc khá nhàm chán, mức lương khá thấp lại gò bó thời gian nên quyết định chỉ nhận làm dự án cho một số đơn vị thông qua mạng Internet. "Em cảm thấy rất hài lòng vì bản thân có thể sắp xếp được thời gian công việc và thỏa mãn đam mê sáng tạo cũng như khẳng định được năng lực. Tuy nhiên, trong tương lai nếu có một công ty nào có thể trả mức lương tốt và chế độ đãi ngộ phù hợp thì em sẵn sàng làm”.

Chị Phan Nguyễn Tường Vi, cán bộ phòng Quan hệ doanh nghiệp FPT Polytechnic Tây Nguyên, cho biết, không chỉ riêng sinh viên đã tốt nghiệp mà ngay cả sinh viên đang theo học tại trường, cơ hội việc làm thêm dành cho ngành cũng rất cao. Thậm chí nhiều công ty sẵn sàng chấp nhận chọn sinh viên năm cuối để có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu công việc. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với một ngành nghề đòi hỏi năng lực và chất lượng đầu ra cao này.

Để giúp sinh viên tiếp cận thêm nhiều cơ hội việc làm, nhà trường thường xuyên liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn. "Đây được xem như hoạt động được nhà trường triển khai định kỳ nhằm giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về cơ cấu tổ chức, môi trường làm việc. Hiện nhà trường đã làm việc với hơn 10 doanh nghiệp lớn trên địa bàn để tổ chức các chuyến thăm thực tế và tư vấn tuyển dụng cho sinh viên trong thời gian tới. Thông qua đó, nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần ham học hỏi và tự tin của sinh viên FPT Polytechnic Tây Nguyên".

Riêng ngành Thiết kế đồ họa, nhà trường trang bị cho người học những lợi thế cạnh tranh như: Thông thạo ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp gồm làm việc nhóm, đàm phán, thuyết trình... Sinh viên tốt nghiệp có thể sẵn sàng làm việc tại bất kỳ đâu, “làm chủ” nghề nghiệp bằng con đường học vấn vững chắc. Hiện sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhãn hàng khiến cho việc săn đón nhân tài thiết kế ngày càng trở nên gay gắt.

Sau hơn 6 năm thành lập, FPT Polytechnic đã và đang là hệ thống giáo dục tiên phong trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp giáo dục và thiết kế chương trình học tập toàn diện, năng động, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với những ngành nghề thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trường hiện đào tạo 3 khối ngành lớn gồm: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Kinh doanh và Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn.

Theo thống kê của bộ phận Quan hệ doanh nghiệp, 97% sinh viên FPT Polytechnic đã có được việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức thu nhập trung bình 4-10 triệu đồng/tháng. Sinh viên của trường thường xuyên tham gia các cuộc thi kỹ năng nghề nghiệp và đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Hội thi tay nghề cấp khu vực và quốc gia.

>> Tổng cục Dạy nghề đánh giá cao chất lượng đào tạo của FPT Polytechnic

Việt Nguyễn - Phan Vi

Ý kiến

()