1. Năng lực “đọc sách và học tập”
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tri thức, bất cứ ai cũng cần nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, đổi mới bản thân, không ngừng nâng cao và đột phá giới hạn của chính mình.
Nhà đầu tư Warren Buffett sở dĩ có thể trở thành bậc thầy cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thế giới chính là bởi ông luôn kiên trì học tập và đọc sách suốt đời.
Tỷ phú Warren Buffett sở dĩ có thể trở thành bậc thầy cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thế giới, chính là bởi ông luôn không ngừng kiên trì học tập và đọc sách suốt đời. Ảnh: Sưu tầm. |
Mỗi ngày, Warren Buffett đều thức dậy đúng giờ, dành phần lớn thời gian tìm hiểu tin tức, nghiên cứu thị trường tài chính và đọc các loại sách. Văn phòng của ông không có máy vi tính cũng không có điện thoại thông minh mà chỉ có tủ sách và một bàn giấy báo tin tức. Mỗi ngày, ông đều ngồi ở đó đọc sách. 60 năm cũng như một ngày, ông luôn kiên trì học tập, từ một chàng trai ham học Warren Buffett đã trở thành một chuyên gia.
Khuyến khích con trẻ học tập không phải là để ứng phó thi cử mà là để bồi dưỡng đức tính kiên trì bền bỉ cả đời. Đây cũng là cách tăng thêm cơ hội thành công cho cuộc đời sau này của trẻ. Nữ nhà văn nổi tiếng Long Ứng Đài từng nói, nếu được quyền lựa chọn, hãy lựa chọn công việc ý nghĩa, một công việc giúp bạn luôn sống tôn nghiêm và có cảm giác thành tựu.
Đọc sách và học tập cả đời là con đường ngắn nhất để đề cao tri thức, mở rộng tầm mắt và bồi dưỡng nhân cách làm người.
2. Năng lực “chung sống với mọi người”
Con trai của chị bạn thân tôi là một học sinh ưu tú, từ tiểu học cho đến hết bậc trung, cậu bé luôn đạt được thành tích xuất sắc, cuối cùng được nhận vào thẳng một trường đại học danh tiếng. Thành tích nổi trội là thế nhưng suốt một năm sau khi tốt nghiệp đại học, cậu bé lại không thể tìm được việc làm.
Sau nhiều lần bị nhà tuyển dụng từ chối, tâm ý nguội lạnh, cậu không còn ý chí ra ngoài tìm việc làm nữa. Hằng ngày chỉ ở trong nhà vùi đầu vào các trò chơi điện tử từ sáng đến tối, không còn muốn giao thiệp cùng ai.
Hãy thường xuyên giao tiếp và gần gũi với những người xung quanh sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Ảnh: Internet. |
Cô bạn tôi đã đến gặp chủ quản trong công ty cũ của con trai mình và nhận được câu trả lời rằng kết quả học tập của cậu bé rất cao, năng lực cũng không tệ nhưng tiếc là không biết cách chung sống với mọi người. Ngay khi bị phê bình, cậu bé đã giận dỗi bỏ làm, hơn nữa còn tỏ ra lảng tránh các cấp lãnh đạo, gặp đồng nghiệp cũng không chào hỏi, khi ý kiến bất đồng thì khiển trách cộng sự không kiêng nể…
Rất nhiều phụ huynh có suy nghĩ sai lầm rằng, chỉ cần con cái đạt thành tích xuất sắc, vào được trường học danh tiếng thì điều đó có thể gọi là thành công của cha mẹ.
Chúng ta không phủ nhận rằng thành tích rất quan trọng nhưng đó không phải là tất cả.
Cha mẹ có thể cho con mọi tiện nghi vật chất và dạy con những bài học đầu tiên nhưng chúng ta cũng không thể dõi theo con suốt cả cuộc đời. Sẽ có một ngày, chúng phải một mình đối diện, tự hóa giải khó khăn, vượt qua mưa bão, tự mình xây đắp con đường của chính mình.
3. Năng lực “không dễ dàng từ bỏ”
Tôi rất thích xem một bộ phim Thái Lan về đề tài giáo dục gia đình có tên là “Ước mơ đến từ những mầm giá đỗ”. Trong phim, người mẹ nghỉ học từ năm lớp 4 và gần như không biết chữ.
Trong phim có đoạn, bé gái cùng mẹ đi chợ và nhìn thấy rất nhiều người đang mua giá đỗ, bèn hiếu kỳ hỏi mẹ: “Tại sao giá đỗ lại bán chạy như vậy hả mẹ?”. Bà mẹ nói: “Bởi vì ở đây chỉ có một quầy bán giá đỗ thôi con”.
Cô bé đột nhiên nảy ra suy nghĩ: “Thế chúng ta có thể tự mình làm giá đỗ rồi mang đến bán nhỉ?”. Người mẹ gật gật đầu: “Ừ, chúng ta có thể thử xem sao!”. Sau khi về nhà, người mẹ và cô con gái cùng bắt tay vào việc làm giá đỗ. Nhưng điều không ngờ là, chỉ qua vài ngày, toàn bộ giá đỗ đều bị khô héo hết.
Cuộc sống sẽ có thể mang đến cho bạn những khó khăn, nhưng đừng bao giờ ngừng cố gắng. Ảnh: Youtube. |
Nhìn thấy giá đỗ tàn khô, hai mẹ con có chút chán nản nhưng người mẹ vẫn nói: “Không sao, chúng ta có thể thử lại một lần nữa”.
Thế là hai mẹ con mua một cuốn sách chuyên môn và cùng nhau học cách làm thế nào trồng giá một cách khoa học. Nhưng họ quên rằng giá đỗ cần phải tưới nước thường xuyên, thế nên lại thất bại một lần nữa.
Hai mẹ con ngồi trong gian nhà dột nước, nhìn vào con số trong sổ tiết kiệm, người mẹ lặng lẽ khóc. Ngay sau đó, bà lấy lại bình tĩnh và cười với cô con gái rằng: “Chúng ta hãy cùng thử lại lần nữa nhé”.
Câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô con gái bé bỏng, giúp cô bé tăng thêm ý chí, niềm tin, và thêm lạc quan khi đối diện với khó khăn trong cuộc đời.
Bộ phim được dựa trên một câu chuyện có thật. Hình mẫu ngoài đời của bé gái trong phim, về sau, đã học đến tiến sĩ, nghiên cứu học thuật ở Thụy Điển.
Tinh thần không dễ dàng từ bỏ của người mẹ và câu nói “chúng ta hãy thử lại lần nữa” đã nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm của trẻ.
Theo FPT Education
Ý kiến
()