Cụ thể, chính sách khuyến khích CBNV FPT tham gia giảng dạy tại FPT Education và cán bộ, giảng viên nhà Giáo dục làm việc tại các công ty thành viên thuộc FPT đang nhận được sự quan tâm rất lớn của người F trên khắp cả nước. Dưới đây là một số thông tin về các chương trình đào tạo, yêu cầu đầu vào với giảng viên, công việc giảng dạy và môi trường làm việc tại FPT Education để người F có thể tham khảo, xem xét các vị trí/chuyên môn phù hợp.
Các chương trình đào tạo và yêu cầu đầu vào với giảng viên
FPT Education hiện đào tạo học sinh, sinh viên các hệ từ phổ thông tới sau đại học và đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Trong đó, hệ đại học gồm: Đại học Chính quy trong nước; chương trình Liên kết quốc tế bậc đại học. Hệ cao đẳng gồm: Cao đẳng trong nước và Cao đẳng Liên kết quốc tế.
Hệ Đại học Chính quy (Đại học FPT) có các ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Hệ thống thông tin và Thiết kế Mỹ thuật số. Ngành Quản trị kinh doanh gồm: Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Tài chính.
Đại học FPT hiện có các campus tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM và Quy Nhơn. Để trở thành giảng viên Đại học FPT, ứng viên cần tốt nghiệp Thạc sĩ các ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.
Người F có thể tham gia ứng tuyển bất kì vị trí nào nếu đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của Tổ chức Giáo dục FPT. Ảnh: ĐVCC |
Cùng hệ Đại học, chương trình Liên kết quốc tế gồm chương trình liên kết với Đại học Greenwich (Anh) đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Thiết kế đồ họa, Quản trị sự kiện, Marketing, PR và Truyền thông. Có cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM.
Chương trình liên kết với Đại học Swinburne (Australia) đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Truyền thông đa phương tiện. Hiện có cơ sở tại Hà Nội và TP HCM. Yêu cầu chung đối với giảng viên dạy các chương trình Liên kết quốc tế bậc Đại học tại FPT Education là tốt nghiệp Thạc sĩ các ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và giảng dạy được bằng tiếng Anh.
Hệ Cao đẳng (FPT Polytechnic) hiện có tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và Tây Nguyên. Cao đẳng thực hành FPT đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Kinh tế - Kinh doanh, Du lịch Nhà hàng - Khách sạn, Cơ khí (Điện) tự động hóa. Để trở thành giảng viên của trường, các CBNV FPT phải tốt nghiệp Đại học các ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.
Cũng thuộc hệ FPT Polytechnic, Cao đẳng Liên kết quốc tế (BTEC) với các cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ hiện đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Kinh doanh quốc tế, Thiết kế đồ họa. Hệ đào tạo này yêu cầu CBNV FPT có bằng tốt nghiệp Đại học các ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và giảng dạy được bằng tiếng Anh.
Ngoài các hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Tổ chức giáo dục FPT còn đào tạo các chương trình Lập trình viên quốc tế - FPT Aptech; Thiết kế Đồ họa - Mỹ thuật Đa phương tiện - FPT Arena; Quản trị Hệ thống và An ninh mạng quốc tế - FPT Jetking; Internet of Things (IoT) - FPT Coking và Digital Marketing - FPT Skillking. Yêu cầu đối với giảng viên các chương trình đào tạo này là có bằng tốt nghiệp Đại học các ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy. Giảng viên có thể giảng dạy vào ban ngày hoặc buổi tối tại các cơ sở ở Hà Nội và TP HCM.
Thời gian các kỳ học, tiết học và tài liệu giảng dạy
Các học kỳ tại FPT Education đối với hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng sẽ có 3 kỳ/năm học (kỳ Spring, Summer và Fall). Mỗi kỳ kéo dài 4 tháng, cụ thể: kỳ Spring từ tháng 1 đến tháng 4, kỳ Summer từ tháng 5 đến tháng 8, kỳ Fall từ tháng 9 đến tháng 12. Mỗi kỳ gồm 2 block, trong đó 1 block chính kéo dài 10 tuần và 1 block phụ kéo dài 3 tuần.
Người F tham gia giảng dạy đại học, cao đẳng tại FPT Education theo khung chương trình có sẵn, được xây dựng bởi Ban nghiên cứu và Phát triển.
Hàng loạt vị trí/ cơ hội hấp dẫn dành cho người F tại nhiều chương trình đào tạo của FPT Education. Ảnh: ĐVCC |
Ngoài ra, đơn vị giờ học của sinh viên đại học được tính là 1 slot, 1 slot tương đương 90 phút. Tại Cao đẳng FPT Polytechnic được tính là 1 ca, 1 ca tương đương 120 phút. Một ngày làm việc, giảng viên có thể giảng dạy tối đa 6 slot hoặc 4 ca.
Tổ chức Giáo dục FPT còn ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong hoạt động giáo dục đào tạo. Vì vậy, các giảng viên cũng sẽ thường xuyên sử dụng các hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ công tác dạy và học như điểm danh trên hệ thống FAP (FPT University Academic Portal), làm điểm trên hệ thống FUGE, giảng dạy theo phương pháp kiến tạo xã hội trên EduNext...
Giảng viên được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp như IBSTPI (International Board of Standards for Training, Perfomance and Instruction) – tiêu chuẩn quốc tế về giảng dạy/đào tạo. CBNV FPT tham gia giảng dạy tại cũng sẽ được đơn vị đào tạo về IBSTPI như trên.
FPT Education là môi trường giáo dục đề cao sáng tạo, đổi mới, khuyến khích các giảng viên không chỉ làm công tác giảng dạy mà còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn. Riêng đối với giảng viên làm việc tại Đại học FPT (cơ sở Hòa Lạc) sẽ có các tuyến xe đưa đón hàng ngày vào các khung giờ nhất định để thuận lợi cho việc đi lại của giảng viên.
Để trở thành giảng viên part-time, CBNV FPT cần trải qua quy trình tuyển dụng gồm các bước chính: tiếp xúc ứng viên, giảng thử và ký hợp đồng thỉnh giảng.
Người F có thểm xem thông tin về các vị trí tuyển dụng tại Tổ chức giáo dục FPT tại đây.
FPT quyết định mở cổng đăng ký nội bộ để tạo điều kiện cho tất cả CBNV có thể ứng tuyển trực tiếp vị trí giảng viên part-time (giảng viên thỉnh giảng) tại nhà Giáo dục. Cụ thể, tất cả CBNV đang làm việc tại Tập đoàn được phép tham gia giảng dạy tại Tổ chức Giáo dục FPT trong giờ làm việc và hưởng 100% chế độ đãi ngộ nếu đáp ứng các điều kiện như: Phù hợp yêu cầu tuyển dụng giảng viên của Tổ chức Giáo dục FPT; Được trưởng bộ phận phê duyệt về việc tham gia giảng dạy và lịch giảng dạy; Đảm bảo hiệu quả (tiến độ, khối lượng, chất lượng) công việc theo quy định của bộ phận/CTTV chủ quản. Thời gian giảng dạy (tính trong giờ làm việc) tối đa không quá 90 giờ/năm. Đầu mỗi kỳ học, CBNV cần đăng ký thời gian giảng dạy và được sự phê duyệt của trưởng bộ phận hoặc cán bộ quản lý (CBQL) được ủy quyền. Trường hợp thời gian giảng dạy vượt quá 90 giờ làm việc/năm, thu nhập của CBNV tại Tổ chức Giáo dục FPT được xem xét điều chỉnh theo thỏa thuận giữa CBNV và CTTV chủ quản. Trường hợp đặc biệt phải được ban điều hành hoặc CBQL được ủy quyền phê duyệt. Người FPT có nhu cầu trở thành giảng viên part-time tại nhà Giáo dục có thể ứng tuyển qua cổng đăng ký tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. |
Tổ chức Giáo dục FPT
Ý kiến
()