Chúng ta

4 lỗi phổ biến khi làm OKR người F thường mắc

Thứ hai, 8/7/2019 | 17:42 GMT+7

Các lỗi thường liên quan đến việc đặt KR như thế nào cho tương xứng với Mục tiêu và ngược lại.

Kết thúc quý 2, Hội đồng Chiến lược FPT tổng hợp danh sách những sai lầm CBNV thường mắc nhất trong quá trình điền mục tiêu và kết quả then chốt lên tool. Các lỗi này xuất hiện phổ biến ở hầu hết các đơn vị thành viên với tần suất cao. Đại diện Hội đồng cho hay: "Nghiêm trọng hơn, lỗi sẽ gây ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch công việc của các CBNV trong những tháng tiếp theo". Những nhầm lẫn được liệt kê lần lượt như sau.

Chỉ có Objective mà không có KR

Có 3/7 đơn vị thành viên mắc phải sai lầm này. Đối với OKR, mục tiêu (Objective) luôn đi kèm với kết quả then chốt (KR) và không thể tách rời. Có thể hiểu để đạt được Objective, KR như bản đồ dẫn đường, phải làm những công việc như thế nào mới có thể đạt mục tiêu.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi điền OKR lạị thiếu kết quả then chốt, điều này không khác việc bắt tìm một địa chỉ nhưng lại không cung cấp bản đồ đường đi, khiến người F khó xác định phương hướng phải làm gì để đạt OKR. Trong nhiều trường hợp CBNV bị lạc hướng. Đây trở thành lý do chủ yếu khiến OKR cá nhân, đơn vị không được hoàn thành.

Các KRs trong một Objective là bộ KPI

Điểm khác nhau cơ bản giữa OKR và KPI là KPI biểu thị kết quả phải đạt được, trong khi OKR đại diện cho phương hướng làm việc như thế nào để đạt được mục tiêu. Trên thực tế, có nhiều CBNV vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, dẫn đến việc đặt KRs sai cách.

Có thể nhận biết đầu tiên là kết quả then chốt được phát biểu chung nhưng có rất nhiều chỉ số ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không sát với Objective. Lấy ví dụ với một đơn vị trong Tổ chức Giáo dục FPT, đã lấy “Tối ưu hóa hoạt động” làm mục tiêu, nhưng KRs lại nhấn mạnh về tỷ lệ giữ chân sinh viên, sinh viên hoạt động, GPA thấp, sinh viên học ở nước ngoài. Số môn học chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh, tỷ lệ môn học online lấy số phần trăm làm mục tiêu. Điều này là không đúng.

2-8818-1562570238.png

Ví dụ lỗi trong quá trình làm OKR

Bên cạnh đó, KRs phân bổ cần có hệ thống là hành động cụ thể, nghĩa là cần làm như thế nào để đạt được mục tiêu chung. Đối với bộ phần kinh doanh, KRs nên là hành động, chương trình cụ thể để thúc đẩy, mang lại hiệu quả.

Phát biểu mục tiêu chưa chính xác

Dễ thấy nhất trong nhầm lẫn này chính là mục tiêu viết duy nhất một đại lượng đo, không cụ thể mục tiêu, KR lặp lại chính Objective.

Tên KRs trùng với Objective.

Tên KRs trùng với Objective.

Mục tiêu chỉ là một mảng việc như Marketing, phát triển cộng đồng. Ví dụ:

Mục tiêu gói trong một mảng công việc

Mục tiêu gói trong một mảng công việc

Trong nhiều trường hợp, mục tiêu viết duy nhất một đại lượng đo, không cụ thể. KR lặp lại chính Objective hoặc Objective là hoàn thành kế hoạch Quý 2, ví dụ:

Mục tiêu viết duy nhất một đại lượng đo.

Mục tiêu viết duy nhất một đại lượng đo.

Hoặc có thể mục tiêu không được phát biểu kết quả đạt được cụ thể, nội dung hoàn toàn là chức năng, nhiệm vụ hoặc một mảng kinh doanh. Ví dụ:

Mục tiêu không được phát biểu kết quả đạt được.

Mục tiêu không được phát biểu kết quả đạt được.

KRs là một việc phải làm, không cụ thể kết quả

Dù coi KRs là hướng đi để đạt tới địch đến, tuy nhiên, KRs cũng cần tạo ra kết quả để đảm bảo rằng toàn bộ kết quả do KRs mang lại đang hướng thẳng đến mục tiêu. Trên thực thế, đại bộ phận CBNV đang thực hiện điểm này không đúng. Trong quá trình rà soát, ban OKR nhận thấy những KRs không cụ thể như Thực hiện báo cáo, thực hiện chương trình marketing, tuyển dụng bên ngoài, đảm bảo quy trình nghiệp vụ… Điều này khiến con đường dẫn đến Objective càng khó xác định.

Huyền Trang

Ý kiến

()