Chúng ta

‘Tiến lên toàn cầu - Đếch biết gì cũng tiến’ cùng nhà Phần mềm

Thứ hai, 30/7/2018 | 10:31 GMT+7

Open Talk thứ hai trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm FPT sẽ giải mã thành công của FPT Software trong hành trình gần 20 năm xuất khẩu phần mềm và vén màn tham vọng cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trong 3 năm tới.

Open Talk "Tiến lên toàn cầu - Đếch biết gì cũng tiến" được chia theo 6 giai đoạn phát triển của FPT Software, từ quyết tâm Toàn cầu hóa lần thứ nhất với khẩu quyết "Xuất hay là chết", đến "Cơn gió Đông Du" khi khai phá thị trường Nhật Bản, những cú chuyển mình và làn sóng toàn cầu hóa lần 3... Những câu chuyện, sự thất bại, bài học kinh nghiệm đằng sau thành công FPT Software đạt được sau 19 năm là gì? Những bước đi tiếp theo để FPT Software đạt mục tiêu 1 tỷ USD và 30.000 người vào năm 2020... Tất cả sẽ được các khách mời chia sẻ trong chương trình diễn ra lúc 14h30 ngày 10/1, tại tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.

Sự kiện có thành phần diễn giả là khách mời bên ngoài, lãnh đạo tập đoàn và FPT Software, cựu cán bộ nhân viên FPT Software và những thế hệ kế cận của nhà Phần mềm như: CIO Masan Nguyễn Anh Nguyên, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, nguyên TGĐ FPT Software Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, Quách Liễu Hoàn, Nguyễn Thị Đan Phượng, Nguyễn Hoàng Trung... TGĐ FPT Software Hoàng Việt Anh đảm nhận vai trò MC sự kiện.

fpt-30-nam-8722-1515035824.jpg

Open Talk là chương trình thứ hai trong chuỗi sự kiện kỷ niệm FPT 30 năm, sau khi “Chuyện nhà Cáo” lên sóng ngày 7/12.

Kết thúc 11 tháng năm 2017, FPT ghi nhận doanh thu từ thị trường nước ngoài đạt 6.163 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 967 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 1/3 lợi nhuận toàn tập đoàn.

Phần lớn con số này đến từ xuất khẩu phần mềm của FPT Software.

Năm 1998, sau hơn 10 năm phát triển, Tập đoàn FPT bắt đầu thực hiện chủ trương toàn cầu hóa với hướng đi chiến lược là xuất khẩu dịch vụ phần mềm. Một quyết định được cho là viển vông bởi lẽ tại thời điểm đó, FPT “không kinh nghiệm, không thương hiệu, không đủ người”. Kết quả trong hai năm đầu, FPT gặp thất bại là chủ yếu.

Sau nhiều năm theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa, với khát vọng đưa Việt Nam trên bản đồ số thế giới, FPT đã và đang khẳng định bản lĩnh người tiên phong khi đặt từng bước chân vững chắc trên con đường vươn ra biển lớn.

FPT Software đã trở thành công ty lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phần mềm. Từ năm 2014 đến nay, FPT Software liên tiếp lọt Top 100 nhà cung cấp outsourcing (dịch vụ thuê ngoài) toàn cầu.

Đặc biệt, tháng 6/2014, FPT trở thành doanh nghiệp CNTT đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công M&A (mua bán - sáp nhập) ở nước ngoài khi hoàn tất việc mua lại RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE - doanh nghiệp hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng (điện và gas).

Ở châu Á, FPT là một trong 9 công ty đủ điều kiện cung cấp Dịch vụ Phát triển ứng dụng và Chuyển đổi hệ thống CNTT cho Chính phủ Singapore... Tại thị trường Nhật, FPT Japan đã trở thành công ty dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất ở đất nước mặt trời mọc, tiệm cận Top 50 công ty CNTT tại quốc gia này, gồm các tên tuổi như FujiSoft, DTS, Systena...

Bên kia đại dương, FPT USA là đối tác của hãng dịch vụ truyền hình vệ tinh lớn nhất thế giới hay tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu. Đồng thời là đối tác khu vực của GE Digital, FPT Software cũng là Predix Global Partner của GE.

Mảng xuất khẩu phần mềm là động lực tăng trưởng chính cho chiến lược toàn cầu hóa của FPT. Từ 13 thủy thủ đoàn không kinh nghiệm, không tài chính, ném đá dò đường xuất khẩu phần mềm trong sự nghi ngại "đốt tiền" của nhiều người, sau 19 năm, FPT Software có lực lượng nhân sự 13.000 người, doanh thu 275 triệu USD, hiện diện tại 19 quốc gia, là đối tác của nhiều khách hàng thuộc Forbes 500…

Người FPT quan tâm có thể đăng ký tham dự Open Talk, diễn ra lúc 14h30 ngày 10/1 ở tầng 13 tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội) tại chungta@fpt.com.vn.

Nguyên Văn

Ý kiến

()