Chúng ta

FPT 13 Under 35: Trực tiếp vòng Bản lĩnh hạng mục Lãnh đạo và Vận hành

Thứ sáu, 9/8/2024 | 13:07 GMT+7

Ứng viên hạng mục Lãnh đạo và Vận hành sẽ có cơ hội thể hiện bản lĩnh, tư duy sáng tạo cũng như kỹ năng xử lý tình huống, phong thái tự tin trước Hội đồng thẩm định giải thưởng FT 13 Under 35 trong buổi thi cuối cùng vòng Bản lĩnh diễn ra chiều ngày 9/8.

  • 13h00

    Từ 12h, không khí khán phòng Diamond, tầng 8, FPT Tower (Hà Nội) đã rộn ràng tiếng chiêng trống xen lẫn tiếng tập hô khẩu hiệu được sáng tạo dành riêng cho ứng viên “ruột” của mỗi CTTV.

    -6420-1723183621.jpg

    Đúng như dự đoán, FPT Retail là đơn vị có số lượng cổ động viên đông đảo.

    Là ứng viên đến sớm nhất, Nguyễn Vũ Linh của FPT Retail cho biết vì phải bay sớm nên cũng đến điểm thi tài luôn để chuẩn bị tinh thần tốt nhất. Linh tiết lộ, đây là lần đầu lọt Top 50 nên khá hồi hộp. “Tuy nhiên nhờ có sự động viên và đồng hành của các mentor FPT Retail nên tôi tự tin hơn đối diện với các thử thách của vòng thi Bản lĩnh”, Linh chia sẻ.

    Khác với sự hồi hộp vì lạ lẫm của thí sinh Vũ Linh đến từ FPT Retail, anh Trần Khương của FPT IS cho hay bản thân vốn là một cựu nhân viên FPT HO nên về FPT Tower tranh tài cảm giác khá thân thuộc. Anh cũng cho biết một trong những mentor, người thầy mà anh ngưỡng mộ, cho anh nhiều lời khuyên và bài học nhất chính là anh Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT và anh Hoàng Hữu Chiến - Kế toán trưởng Tập đoàn. Khi được hỏi về việc nếu thi ngay ở lượt đầu tiên thì anh có hồi hộp không, Khương điềm tĩnh: "Mình mong thi đầu tiên luôn vì đã sẵn sàng rồi”.

    -6380-1723183621.jpg

    Anh Nguyễn Vũ Linh đến từ FPT Retail.

    13h, buổi thi cuối của vòng Bản lĩnh FPT 13 Under 35 bắt đầu. Hội trường sẽ thưởng thức màn tranh tài của các ứng viên Lãnh đạo và Vận hành.

    Đầu tiên là hạng mục Lãnh đạo. Đây là hạng mục dành cho các cán bộ nhân viên đang là quản lý, lãnh đạo các bộ phận trong FPT. Họ có tư duy quản trị, có tầm nhìn lớn và khả năng dẫn dắt đội nhóm. Họ ưa thử thách, dám dấn thân, sẵn sàng xông pha cùng đội ngũ ngay cả trong bối cảnh khó khăn để kiến tạo những dấu ấn thành công, mang lại sự phát triển vượt trội cho đơn vị/bộ phận phụ trách. Đặc biệt họ được tin tưởng, ủng hộ của các thành viên trong đơn vị/bộ phận.

    -5090-1723183621.jpg

    Ứng viên tại hạng mục Lãnh đạo.

    Hạng mục Lãnh đạo năm nay có 8 cá nhân xuất sắc tranh tài. Trong đó, FPT Software, FPT Telecom và FPT IS mỗi đơn vị có 2 ứng viên. 2 đại diện còn lại đến từ FPT Education và FPT Retail.

    Và để tìm ra những cá nhân xuất sắc nhất FPT 13 Under 35 trong lĩnh vực này, hội trường chào đón Hội đồng thẩm định cho hạng mục Lãnh đạo: anh Đỗ Cao Bảo - Thành viên Hội đồng Sáng lập, Thành viên HĐQT, Chủ tịch Uỷ ban Nhân sự và Lương thưởng FPT; anh Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT; anh Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT và anh Chu Quang Huy - Giám đốc Nhân sự FPT.

  • 13h15

    Câu hỏi chào sân của hạng mục Lãnh đạo khá “hoành tráng”: “Năm 2030, bạn sẽ trở thành ai?”. Ứng viên có 30 giây để nói về bản thân một cách sáng tạo, ấn tượng nhất theo gợi ý này.

    Là người mở màn, Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định khối Giáo dục có phương châm Trường học tử tế và thầy trò hạnh phúc, nên năm 2030 dù ở vai trò nào, chị cũng muốn là người tử tế và hạnh phúc.

    Đến lượt Trần Khương, anh cho hay FPT IS đang có chuyển dịch lớn sang toàn cầu, nên Dám đương đầu - Không ngại thay đổi - Be global sẽ là Khương của năm 2030.

    Cũng đến từ FPT IS, Trần Thị Hoa dõng dạc: “2030 tôi sẽ là một ‘chiến tướng’ của FPT IS, với đội ngũ cực nét, sản phẩm càn quét thị trường, be global!”.

    -4564-1723185636.jpg

    Đề Trình bày của nhóm 1: “Bảo vệ FPT trong sạch, trung thực, không tham nhũng, dám lên tiếng trước cái sai là 1 trong những phẩm chất quan trọng trong tinh thần Đồng đội của FPT. Bạn đánh giá thế nào về tinh thần này tại đơn vị bạn hiện nay? Là 1 lãnh đạo trẻ, bạn sẽ làm gì để thúc đẩy tinh thần này?”.

    Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định, tại FPT Education nói chung và trung tâm của chị nói riêng, hầu hết CBNV đều được quán triệt từ ngày đầu và đang thực hiện khá tốt những giá trị cốt lõi của FPT. Là 1 lãnh đạo trẻ, để thúc đẩy tinh thần bảo vệ FPT trong sạch, trung thực, không tham nhũng, dám lên tiếng trước cái sai, đại diện nhà Giáo dục đưa ra 3 đề xuất: Tạo môi trường không dám, không muốn, không cần tham những; Tạo điều kiện để CBNV nhận được quyền lợi; Lãnh đạo làm gương chống tham nhũng và thúc đẩy môi trường trong sạch, lắng nghe và khuyến khích chia sẻ.

    -9001-1723186671.jpg

    Chị Nguyễn Thị Thu Hiền.

    Theo ứng viên Trần Khương, với sự đa dạng của khách hàng và loại hình kinh doanh, FPT IS đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để đảm bảo sự trong sạch và phát triển bền vững, công ty cần cải tiến quy trình làm việc, loại bỏ hoàn toàn "bốn không" (không tham nhũng, không tiêu cực, không lãng phí, không vi phạm pháp luật). Đồng thời, thế hệ lãnh đạo trẻ cần phát huy tối đa trí tuệ, gương mẫu và sáng tạo để truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên cùng chung tay bảo vệ hình ảnh của FPT.

    -1991-1723186671.jpg

    Anh Trần Khương.

    Trần Thị Hoa cho biết, đơn vị chị quản lý thuộc khối sản xuất, luôn nêu cao các giá trị Tôn - Đổi - Đồng trong mỗi cá nhân. Để thúc đẩy, đầu tiên là lãnh đạo phải làm gương. Thứ hai, cần triển khai quy trình, chính sách đảm bảo tinh thần FPT luôn được gìn giữ. Thứ ba, trong các buổi họp, công việc hằng ngày, triển khai dự án, luôn trung thực, dám nói thẳng với lãnh đạo, đặc biệt gen Z, nêu cao tính công bằng.

    -5731-1723186671.jpg

    Chị Trần Thị Hoa.

  • 13h30

    Câu hỏi 1: “Có ý kiến cho rằng tổ chức ngày càng phát triển về quy mô thường đi kèm với tính quan liêu và quy trình phức tạp. Công ty của bạn có đang gặp vấn đề này không? Vì sao?”. Câu hỏi khó khiến các ứng viên khá lúng túng. Kết thúc 10 giây, không có ai bấm chuông giành quyền trả lời.

    Câu hỏi 2: “Văn hóa doanh nghiệp hình thành từ người lãnh đạo. Đúng hay sai, vì sao?”.

    Giành quyền trả lời đầu tiên, Trần Thị Hoa hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Chị khẳng định lãnh đạo đưa ra tầm nhìn chiến lược, quy trình xây dựng và gìn giữ văn hóa. Tuy nhiên câu trả lời này chỉ nhận được 2 like  và 2 dislike từ HĐTĐ.

    Trần Khương đồng ý với ý kiến nhưng cho rằng để phát triển văn hoá thì lãnh đạo là chưa đủ. Xây dựng văn hóa dài hạn thì phát triển phải dựa vào CBNV. Anh cũng chỉ nhận về 3 dislike.

    Nguyễn Thị Thu Hiền lại cho rằng văn hoá doanh nghiệp không hình thành từ lãnh đạo, mà lãnh đạo chỉ là người định hướng. Câu trả lời nhận 4 dislike.

    -3426-1723186855.jpg

    Câu hỏi 3: “Khi lãnh đạo luân chuyển, văn hóa tại đơn vị có còn được duy trì không? Vì sao?”.

    Trần Thị Hoa tiếp tục giành quyền trả lời nhanh nhất. Chị cho rằng văn hóa là của toàn FPT chứ không phải của bất cứ CTTV nào nên khi lãnh đạo luân chuyển, văn hóa tại đơn vị vẫn được duy trì và phát triển. Ứng viên nhận 4 like tuyệt đối từ HĐTĐ.

    -3841-1723186965.jpg

    Ứng viên nhà FPT IS nhận 4 like từ HĐTĐ ở câu hỏi 3.

    Trần Thị Hoa bước vào phần Dấu ấn với 6 like. Lựa chọn anh Khoa để đặt câu hỏi, chị thắc mắc: "Năm 2035, FPT hướng đến 1 triệu nhân viên chuyển đổi số. Vậy Ban lãnh đạo có hành động gì để kiện toàn đội ngũ, lãnh đạo gen Z sang chương mới?".

    Anh Khoa giải thích, 1 triệu nhân viên không chỉ có lĩnh vực phần mềm, công nghệ mà còn giáo dục, bán lẻ, cả trong nước và nước ngoài. Tập đoàn đã có quy hoạch chiến lược cho đội ngũ lãnh đạo, gồm những chính sách phúc lợi. “Tại FPT, chúng tôi coi gen Z là tài nguyên lớn nhất, là đội ngũ kế cận. Chúng tôi sẽ đào tạo gen Z để tham gia vào các lĩnh vực mới của FPT”, anh Khoa khẳng định.

    -2254-1723187993.jpg

    Anh Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.

  • 13h45

    TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa liên tục “xoay” các ứng viên Lãnh đạo. Đầu tiên là Nguyễn Thị Thu Hiền.

    Anh hỏi: “Làm thế nào để đưa công việc cũ trở nên hấp dẫn, thách thức hơn?”. Chị Hiền đáp: “Một là thay đổi người làm khi người cũ tư duy đi vào lối mòn. Hai là thay đổi cách làm, góc nhìn về kết quả thực hiện, đặt lại bài toán, kết quả mới”.

    Nói về việc giữ chân nhân tài trong lúc khó khăn, Thu Hiền chia sẻ câu chuyện thời Covid-19, trung tâm của chị không có doanh thu. Hiền đã ngồi chia sẻ về thực trạng cho đội ngũ, lắng nghe nguyện vọng của mọi người và thuyết phục ở lại.

    Đề cập việc gìn giữ và phát triển văn hóa FPT trong đơn vị, Hiền cho biết do hơi xa “mặt trời” nên đôi khi văn hóa FPT tại đơn vị không còn đậm đà. Để cải thiện điều này, chị đưa ra yêu cầu trong tất cả buổi họp, đều phải có tiết mục STCo. Anh Khoa cũng yêu cầu ứng viên nhà Giáo hát luôn một giai điệu STCo, Hiền hát “Đoàn FPT” và cho rằng tinh thần của bài hát rất phù hợp với đơn vị của chị.

    -9963-1723188286.jpg

    Ứng viên Nguyễn Thị Thu Hiền trong phần Phỏng vấn.

    Trần Khương tự tin bước vào phần thi Phỏng vấn. Anh chia sẻ góc nhìn sâu sắc về vai trò của kế toán trong doanh nghiệp. Khi được TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa hỏi về việc "Kế toán có khô cứng hay không?", "Làm thế nào để từ chối một bộ hồ sơ chưa hợp lệ", anh cho rằng kế toán không chỉ đơn thuần là những con số mà còn là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò như một "cái phanh" để đảm bảo hoạt động của công ty luôn đi đúng hướng. Mặc dù có thể bị cho là khó tính, Khương khẳng định việc tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích của công ty. Anh cũng chia sẻ mong muốn nâng tầm nghề kế toán, giúp họ trở thành những người đồng hành đáng tin cậy trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

    "FPT IS đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc tối ưu hóa nguồn lực và tăng năng suất lao động”, Trần Khương cũng đề xuất một số giải pháp như: cải thiện quy trình mua sắm, tăng cường hợp tác giữa các bộ phận, và đặc biệt là nâng cao thu nhập cho nhân viên thuộc phòng Kế toán. Anh cũng chia sẻ mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của FPT IS và sẵn sàng nhận những nhiệm vụ mới nếu được tổ chức luân chuyển. "Chưa muốn luân chuyển lúc này vì chưa làm được nhiều điều tại FPT IS nhưng nếu cần tôi sẵn sàng" - anh Khương dõng dạc.

    Phong thái quyết liệt, phần trả lời gãy gọn của Trần Khương gây ấn tượng với hội trường.

    -7374-1723188287.jpg

    Trần Khương thể hiện bản lĩnh trong phần Phỏng vấn.

    Vừa bước vào phần Phỏng vấn, Trần Thị Hoa nhận liên hoàn "cước" từ CEO FPT: “Em có thiệt thòi gì so với nam giới khi làm việc ở FPT IS không?”. Hoa khẳng định suốt 10 năm làm việc tại FPT IS, đi từ thập tập sinh đến nhân viên, chị chưa có bất cứ thiệt thòi nào. "Nếu em bị nhận xét là đàn ông quá, em làm thế nào?”, anh Khoa tiếp tục. Hoa thẳng thắn: "Em từng nhận được bình luận như vậy. Em cũng nhìn nhận lại và có điều chỉnh mềm mỏng hơn".

    Sau đó là loạt câu hỏi liên quan đến giá trị cốt lõi FPT, cách gìn giữ và lan tỏa giá trị đó đến nhân viên. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, Hoa tự tin vượt qua các thử thách.

    Giám khảo Nguyễn Thế Phương đề nghị Hoa kể đã làm gì để cải thiện năng lực triển khai tại FPT IS trong 3 năm qua. Chị liệt kê: "Đào tạo đội ngũ nhân sự trẻ sẵn sàng tham gia dự án; Đóng gói dự án, không tốn nguồn lực triển khai; Bộ quy trình triển khai chuẩn áp dụng dự án khác".

    -6061-1723189403.jpg

    Trần Thị Hoa trong phần Phỏng vấn.

  • 14h00

    Nhóm Lãnh đạo số 2 gồm 3 ứng viên từ 3 đơn vị thành viên khác nhau: Hoàng Văn Đông - FPT Software, Lê Văn Linh - FPT Telecom, Nguyễn Vũ Linh - FPT Retail.

    Mở đầu, Hoàng Văn Đông kỳ vọng đến 2030, đơn vị của anh sẽ tách thành công ty riêng trực thuộc FPT Software, và anh sẽ là giám đốc.

    Lê Văn Linh chia sẻ mục tiêu 2023 quản lý một đơn vị 1.500 nhân viên, đưa FPT Telecom lên số 1 thị trường viễn thông.

    Còn Nguyễn Vũ Linh tuyên bố mạnh mẽ, anh trở thành giám đốc của hệ sinh thái FPT Long Châu vào năm 2030.

    -3389-1723189506.jpg

    Thử thách trong phần Trình bày dành cho nhóm đấu này: “Trong 3 phẩm chất Lãnh đạo FPT Chí - Gương - Sáng, theo bạn phẩm chất nào là quan trọng nhất của Lãnh đạo FPT trong giai đoạn hiện nay? Tại sao?”.

    Hoàng Văn Đông chọn Sáng là phẩm chất quan trọng nhất của lãnh đạo. Anh đưa ra 3 lý do để bổ sung cho luận điểm của mình: FPT hiện tại có hơn 70.000 nhân viên, tầm ảnh hưởng trên cả Việt Nam và thế giới, quyết định của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến FPT và hình ảnh quốc gia; FPT có nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, lãnh đạo có chiến lược sáng suốt giúp công ty phát triển liên tục, đáp ứng kỳ vọng của các bên và CBNV; Công nghệ điển hình là AI đang phát triển nhanh, lãnh đạo luôn phải tiếp cận công nghệ mới, sáng suốt triển khai AI để mang lại lợi ích cho công ty.

    -7617-1723189725.jpg

    Anh Hoàng Văn Đông.

    Lê Văn Linh chọn Sáng. Anh cho rằng, một người lãnh đạo giỏi phải là tấm gương sáng cho nhân viên noi theo. Trong tình huống khó khăn, người lãnh đạo cần thể hiện sự bình tĩnh, quyết đoán và công bằng.

    -8880-1723189725.jpg

    Anh Lê Văn Linh.

    Khác với 2 bạn tranh tài, Nguyễn Vũ Linh chọn Chí công. Theo anh, đối với lãnh đạo, điều quan trọng là không trù úm nhân viên và đặt mục tiêu FPT lên hàng đầu. Nếu có Gương mà không có Chí thì có thể truyền gương xấu. Còn nếu Sáng nhưng không có sự đúng đắn trong thái độ thì cũng không hợp lý.

    -8025-1723189725.jpg

    Anh Nguyễn Vũ Linh

  • 14h30

    3 ứng viên Lãnh đạo chuyển sang phần Thuyết phục.

    Câu 1: “FPT mong muốn phát triển trường tồn. Có ý kiến cho rằng trường tồn được đo bằng các giá trị để lại cho xã hội. Theo bạn đúng hay sai? Vì sao?".

    Trong những giây cuối cùng, Nguyễn Vũ Linh bấm chuông giành quyền trả lời. Tuy nhiên lý do anh đưa ra không thuyết phục được HĐTĐ khi nhận tới 4 dislike.

    Lần lượt Hoàng Văn Đông và Lê Văn Linh cũng đều thất bại trong việc giành like từ HĐTĐ.

    -7052-1723190563.jpg

    Câu hỏi số 2 yêu cầu 3 ứng viên điền vào 4 chỗ trống trong Tầm nhìn FPT từ những ngày đầu. Không ứng viên nào có đáp án.

    Câu 3: “Làm lãnh đạo quan trọng nhất là tầm nhìn và chiến lược, chuyên môn là yếu tố phụ. Đúng hay sai, vì sao?”.

    Hoàng Văn Đông và Nguyễn Vũ Linh đều nhận được 3 dislike từ HĐTĐ. Tới lượt mình, Lê Văn Linh đồng ý quan điểm trong câu hỏi. Anh lý giải, yếu tố chuyên môn không quá quan trọng đối với lãnh đạo khi đã có đội ngũ chuyên môn tư vấn đưa ra quyết định. Linh nhận 2 like và 2 dislike từ HĐTĐ.

    -5264-1723192501.jpg

    Linh dành câu hỏi cho Giám đốc Nhân sự Chu Quang Huy.

    Kết thúc phần Thuyết phục, giành 2 like, Lê Văn Linh trở thành ứng viên duy nhất có quyền đặt câu hỏi cho HĐTĐ. Anh Linh hỏi Giám đốc Nhân sự FPT: “Với định hướng đến 2035 có 1 triệu nhân viên, FPT có hành động cụ thể gì để thực hiện chiến lược đó?”.

    Anh Chu Quang Huy giải đáp thắc mắc của anh Linh bằng 2 ý: Kinh doanh phải phát triển liên tục, các CTTV đều đặt mục tiêu tăng trưởng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới và trên toàn cầu; Thu hút, phát triển và giữ chân nhân sự bằng các chính sách phúc lợi đa dạng hóa, xây dựng môi trường hạnh phúc.

    -5553-1723193537.jpg

    Anh Chu Quang Huy giải đáp câu hỏi của ứng viên.

  • 14h45

    Anh Đỗ Cao Bảo dành cho ứng viên Hoàng Văn Đông nhiều câu hỏi về sự công bằng trong quản trị nhân sự. Đông cho rằng OKR là công cụ hữu hiệu để đảm bảo điều đó.

    Sau câu hỏi về gen FPT, anh Nguyễn Văn Khoa đặt ra cho ứng viên loạt câu hỏi khá “lạ”: “4 đội lọt chung kết Euro 2024?”, “Thích ca sĩ gen Z nào?”, “Bài hát nhạc trẻ viral của anh Bình trên mạng xã hội?”… và khẳng định đây là những điều lãnh đạo cần phải biết.

    -8669-1723192795.jpg

    Hoàng Văn Đông trong phần Phỏng vấn.

    Lê Văn Linh lại có một màn đối đáp không quá bị lép vế trước TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa. Khi được hỏi về chiến lược để đưa FPT Telecom lên vị trí số 1, Linh đã trình bày một tầm nhìn rõ ràng: đầu tư mạnh vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tập trung vào trải nghiệm khách hàng. "Để FPT Telecom vươn lên số 1 thì cần 3 yếu tố lên số 1, đó là: Hạ tầng vươn lên số 1 - phủ hạ tầng rộng khắp; Chất lượng số 1 - Trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất; Nội dung truyền hình số 1".

    Anh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ và nguồn nhân lực trong việc thực hiện mục tiêu này. Đặc biệt, Linh cho thấy quyết tâm cao khi đề cập việc giải quyết các vấn đề phát sinh, từ việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng đến việc thuyết phục các đối tác hợp tác.

    Trước khi kết thúc phần Phỏng vấn, thí sinh Lê Văn Linh "chốt hạ" câu hỏi của TGĐ Nguyễn Văn Khoa về việc 3 phẩm chất nào lãnh đạo FPT Telecom cần tránh mắc phải, Linh cho biết: "Tham nhũng - Không công bằng - Không dám".

    -7377-1723192796.jpg

    Lê Văn Linh có phần thể hiện tốt trước HĐTĐ.

    Nguyễn Vũ Linh khá dè dặt trước những câu hỏi "đặc sản" - ngắn, nhanh và "xoắn não" từ CEO FPT liên quan đến lãnh đạo có tầm nhìn, quản trị nhân sự, tăng năng suất của dược sĩ tại cửa hàng. Anh chọn cách trả lời khá “nước đôi” nhưng anh Khoa có vẻ chưa hài lòng.

    -8531-1723192796.jpg

    Nguyễn Vũ Linh khá dè chừng trước câu hỏi từ HĐTĐ.

  • 15h00

    Chương trình thay đổi không khí bằng một minigame. Anh Nguyễn Thế Phương và anh Chu Quang Huy được mời lên để - bằng mô tả - giúp 2 đội chơi đoán được các từ khóa theo chủ đề Điện ảnh và Âm nhạc.

    2 vị lãnh đạo khiến khán giả cùng người chơi “ồ” lên liên tục bởi khả năng diễn tả và những hiểu biết bất ngờ. Kết quả, đội được GĐ Nhân sự FPT mô tả từ khóa cho đã giành chiến thắng.

    -3566-1723192997.jpg
  • 15h15

    Nhóm đấu cuối cùng gồm: Lê Minh Tài - FPT Software, Cao Mỹ Hạnh - FPT Software, Nguyễn Hoàng Dương - FPT Telecom.

    Sáng nay, BTC đã thông báo về sự vắng mặt bất đắc dĩ của ứng viên Cao Mỹ Hạnh đến từ FPT Software, thuộc hạng mục Sản xuất. Chị bay từ Mỹ chưa kịp đáp về Hà Nội.

    Tuy nhiên, sau rất nhiều giờ bay, Mỹ Hạnh đã nỗ lực để kịp tham dự vòng Bản lĩnh buổi chiều nay. BTC ghi nhận nỗ lực lớn này của chị và đã sắp xếp để chị Hạnh cùng tranh tài ở nhóm đấu cuối hạng mục Lãnh đạo. Tuy nhiên ứng viên sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong bảng đấu không phải sở trường.

    -9557-1723193135.jpg

    Là người đầu tiên chào sân, Lê Minh Tài mong muốn đến năm 2030, anh sẽ trở thành lãnh đạo tư vấn cho công ty global quy mô lên tới 250.000 nhân viên.

    “Trái sân”, Cao Mỹ Hạnh phải tranh tài theo đề thi của hạng mục Lãnh đạo. Chị cho rằng mình sẽ trở thành key person trong tổ chức.

    Tự nhận mình giống Kim Jong Un, Nguyễn Hoàng Dương khẳng định mình trở thành nhà lãnh đạo một đơn vị có quy mô nhân sự lớn của FPT Telecom.

    -7991-1723194688.jpg

    Khán giả cổ vũ cho các ứng viên.

    Đề bài cho phần Trình bày của nhóm 3: “Hãy nêu và lý giải 5 điểm phân biệt một nhà lãnh đạo với một người quản lý?”.

    Lê Minh Tài liệt kê khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý như sau: Lãnh đạo chỉ đường dẫn lối, định hướng - Quản lý theo sát tiến độ; Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược - Quản lý tập trung tiến độ/kết quả; Lãnh đạo tổ chức con người - Quản lý tập trung đối tượng quản lý; Lãnh đạo giải quyết vấn đề vĩ mô - Quản lý xử lý vấn đề Vi mô.

    -8962-1723194688.jpg

    Anh Lê Minh Tài.

    Ứng viên Cao Mỹ Hạnh cũng đưa ra quan điểm rõ ràng về sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Nếu quản lý tập trung vào việc "làm gì" và "như thế nào" để đạt được mục tiêu thì lãnh đạo lại quan tâm đến câu hỏi "tại sao" và "vì đâu". Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết cách phân công công việc mà còn biết cách khai thác tối đa tiềm năng của từng cá nhân. Họ là người truyền cảm hứng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hướng đến sự hợp tác. Ở khía cạnh nhà quản lý, chị Hạnh lại cho rằng nhóm này nên tập trung vào yếu tố tạo ra cơ chế khiến cho nhân sự tuân thủ theo chính sách, kiểm soát hiệu suất tốt nhất của nhân sự.

    -3218-1723194688.jpg

    Chị Cao Mỹ Hạnh.

    Nguyễn Hoàng Dương đưa ra 2 từ khoá Tầm nhìn và Động lực cho lãnh đạo, Sắp xếp và đồng hành cho quản lý. Theo Dương, lãnh đạo phải có tầm nhìn đủ lớn đủ rộng, xây dựng động lực cho cán bộ, xây dựng tập thể cùng hướng đến mục tiêu của công ty. Còn quản lý làm cùng nhân viên, thậm chí cầm tay chỉ việc, sắp xếp công việc, KPI theo sát, quan tâm đời sống tinh thần nhân viên...

    -8378-1723194689.jpg

    Anh Nguyễn Hoàng Dương.

  • 15h30

    Các ứng viên bước vào phần Thuyết phục.

    Câu hỏi số 1: “Một lãnh đạo tốt quan trọng IQ hay EQ hơn? Tại sao?”.

    Lê Minh Tài bấm chuông giành quyền trả lời. Anh cho rằng, đối với lãnh đạo, EQ quan trọng hơn. Kết quả công việc, thăng tiến trong công việc đã thể hiện IQ. Lãnh đạo có EQ tốt mới hiểu được lãnh đạo, hiểu được anh em, từ đó tổ chức mới tốt được.

    Câu trả lời của Tài nhận 4 like tuyệt đối từ HĐTĐ.

    -7247-1723194873.jpg

    Câu hỏi số 2: “FPT đặt mục tiêu kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc. Theo bạn, hạnh phúc cho nhân viên và hạnh phúc cho lãnh đạo có khác nhau không? Vì sao?”.

    Nguyễn Hoàng Dương bấm chuông đầu tiên nhưng câu trả lời của anh chỉ nhận 4 dislike, nhường quyền trả lời cho 2 ứng viên còn lại.

    Lê Minh Tài là người tiếp theo giành quyền trả lời. “Hạnh phúc của lãnh đạo và nhân viên là như nhau, FPT hướng đến con người. Hạnh phúc với cuộc sống, an yên với công việc”, Tài nói. Câu trả lời của anh nhận 3 like từ HĐTĐ.

    Câu hỏi số 3 hỏi về chủ đề của Hội nghị chiến lược FPT được tổ chức tháng 11/2023, không ứng viên nào đưa ra đáp án hài lòng HĐTĐ.

    -2671-1723194873.jpg

    Kết thúc vòng Thuyết phục, với 7 like áp đảo, Lê Minh Tài được quyền đặt câu hỏi trong phần Dấu ấn. Anh hỏi Giám đốc Nhân sự FPT làm cách nào để giảm yếu tố cảm tính trong chi trả lương thưởng. Anh Chu Quang Huy thông tin: "Nguyên tắc chi trả lương thưởng dựa theo: Vị trí công việc, Năng lực cá nhân, Hiệu suất công việc. Tập đoàn luôn cố gắng áp dụng công cụ lượng hóa tối đa các yêu tố định tính".

    -8179-1723195088.jpg

    Ứng viên Lê Minh Tài giành quyền vào phần Dấu ấn.

  • 15h45

    Lê Minh Tài là ứng viên đầu tiên của nhóm bước vào phần Phỏng vấn và cũng dấn thân vào “ma trận” câu hỏi của TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa. Anh cho biết mình hâm mộ nhất Elon Musk vì dám làm những điều điên rồ, khẳng định mình theo nhân trị và không phải một lãnh đạo cô đơn.

    “Điểm mạnh cũng là điểm yếu, vậy nét hào sảng vui vẻ của em tạo điểm yếu gì?”, anh Khoa hỏi. “Điểm yếu của điểm mạnh này là quyết định có thể chứa nhiều cảm tính, để cân bằng thì em sử dụng logic”, Tài chia sẻ.

    Bị hỏi xoáy liên tục, Lê Minh Tài vẫn tự tin và bình tĩnh trả lời, dù thừa nhận là đang khá căng thẳng. Anh cũng cho hay, mình gìn giữ và lan toả văn hoá FPT bằng cách tham gia mọi trò chơi, “cái gì không biết là đi học”.

    -5760-1723196082.jpg

    Lê Minh Tài thể hiện trọn vẹn trong buổi thi chiều nay.

    Cao Mỹ Hạnh đưa ra một góc nhìn đa chiều về vai trò của lãnh đạo. Theo Hạnh, lãnh đạo không nhất thiết phải gắn liền với chức danh mà quan trọng là khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ. Hạnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của uy tín, sự phục vụ và khả năng thích ứng với sự thay đổi của một nhà lãnh đạo.

    Đặc biệt, chị cho rằng một nhà lãnh đạo giỏi cần phải có tầm nhìn rõ ràng, quyết tâm cao và khả năng xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mà mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển. Những giây cuối cùng, TGĐ Nguyễn Văn Khoa liên tục "xoay" thí sinh từ kiến thức lịch sử sang địa lý khiến Cao Mỹ Hạnh lúng túng không đưa ra được câu trả lời.

    -9603-1723196083.jpg

    Cao Mỹ Hạnh với loạt câu hỏi "bên lề" từ TGĐ FPT.

    Ứng viên đứng đầu bình chọn Top 50 có màn phỏng vấn 1-1 khó khăn với CEO FPT. Anh Khoa “xoay” ứng viên Nguyễn Hoàng Dương "toát mồ hôi" với loạt câu hỏi từ tham nhũng tài chính, hành động chống tham nhũng tại đơn vị, cách ứng xử khi có lỗi, nhân viên gặp tai nạn lao động, tập thể dân chủ, tập trung dân chủ.

    -1874-1723196083.jpg

    Ứng viên nhà FPT Telecom trong phần thi cuối cùng của hạng mục Lãnh đạo.

  • 16h15

    Sau 15 phút nghỉ ngơi, chương trình nhanh chóng tiến đến bảng đấu cuối cùng của vòng Bản lĩnh Top 50. Đây là màn thể hiện của 10 ứng viên trong hạng mục Vận hành.

    Hạng mục Vận hành tìm kiếm người trẻ trong khối Back-office dám nghĩ, dám làm, có những sáng kiến và cách triển khai sáng tạo, mới mẻ trong các dự án/công việc đã tham gia/phụ trách và mang lại hiệu quả vượt trội cho bộ phận/tổ chức. Họ cũng có thể là những người đam mê và luôn nỗ lực trong việc gắn kết, duy trì và phát triển văn hóa FPT, dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động thiện nguyện mang lại giá trị cho cộng đồng.

    Hạng mục Vận hành có 10 cá nhân tranh tài. Trong đó, FPT Retail có 3 ứng viên; FPT Telecom, FPT Education và FPT HO mỗi đơn vị góp 2 gương mặt. Đại diện còn lại đến từ FPT Software.

    -6488-1723196298.jpg

    Hội đồng thẩm định cho hạng mục Vận hành gồm anh Đỗ Cao Bảo - Thành viên Hội đồng Sáng lập, Thành viên HĐQT, Chủ tịch Uỷ ban Nhân sự và Lương thưởng FPT; anh Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT; anh Chu Quang Huy - Giám đốc Nhân sự FPT và chị Mai Thị Lan Anh - Giám đốc Truyền thông FPT.

  • 16h30

    Câu hỏi chào sân của hạng mục Vận hành là: “Nếu tổ chức của bạn là một chiếc ôtô thì vai trò của bạn trong chiếc xe ấy là gì?”. Ứng viên có 30 giây để nói về bản thân một cách sáng tạo, ấn tượng nhất theo gợi ý.

    -6001-1723196559.jpg

    Nếu tổ chức là một chiếc ôtô, Trần Diệu Ly mong muốn là con chip với mong muốn học hỏi nhiều điều mới mỗi ngày, liên kết các bộ phận, giúp xe đi nhanh và an toàn.

    Lâm Huỳnh Anh lại ví mình là lớp sơn xe với 2 giá trị: là bộ mặt giúp tăng giá trị và là lớp bảo vệ thân xe.

    Còn Hoàng Ngọc Bích cho mình là hệ thống điều khiển - định hướng bức tranh tài chính, phát hiện ngăn chặn các vấn đề để kịp thời giảm tốc cho xe.

    -4433-1723197310.jpg

    Chị Lâm Huỳnh Anh

    Đề bài cho phần Trình bày của 3 ứng viên: “Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có một lời hiệu triệu, toàn thể người FPT phải tham gia vào công cuộc AI hóa vận hành. Bạn sẽ làm gì để đẩy mạnh triển khai AI tại đơn vị của bạn?”.

    -1733-1723199734.jpg

    Trần Diệu Ly

    Để đẩy mạnh triển khai AI tại đơn vị, Trần Diệu Ly đưa ra 4 bước: Cam kết từ lãnh đạo nhân viên triển khai AI trong mỗi tác vụ; Đưa ra mục tiêu thách thức để CBNV sáng tạo hơn, đưa AI vào công việc; Tăng phạm vi công việc xử lý để CBNV tìm giải pháp xử lý nhanh, hiệu quả; Liên tục học hỏi từ các chuyên gia CN tại FPT.

    -6666-1723199734.jpg

    Là người làm truyền thông, Lâm Huỳnh Anh cho biết chị sẽ xin ý kiến chỉ đạo từ ban lãnh đạo đơn vị để có chủ trương thống nhất về quy mô và cách thức triển khai. Đội truyền thông sẽ có hành động phù hợp để lan toả thông điệp tới CBNV, phối bộ phận hợp đào tạo để toàn bộ CBNV hiểu chính xác và làm đúng. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm truyền thông một cách chính xác và đều đặn tới toàn dân thông qua các kênh đãng quản lý. Ngoài ra, phối hợp bộ phận văn hoá đoàn thể để tạo cuộc thi nội bộ kích thích sáng tạo, góp phần định hướng chung.

    Còn Hoàng Ngọc Bích khẳng định anh sẽ tìm ra các ưu điểm của công cụ AI trong việc cải thiện công việc, xác định công cụ phù hợp, đề xuất công cụ với lãnh đạo để triển khai diện rộng và triển khai, cải thiện để công cụ AI phát huy tối đa tác dụng phục vụ cho công việc tốt nhất.

    -3031-1723199734.jpg

    Hoàng Ngọc Bích

  • 17h00

    Câu hỏi đầu tiên mà 3 ứng viên Vận hành đối diện trong phần Thuyết phục: “Làm công việc Back Office ít áp lực hơn khối Front Office. Đúng hay sao, vì sao?”.

    Bấm chuông đầu tiên, Trần Diệu Ly không đồng ý với quan điểm trên. Chị cho rằng mỗi CBNV ở mọi vị trí đều có chức năng, nhiệm vụ được phân công rõ ràng, không có nhiều hay ít hơn. Luận điểm của chị chưa thuyết phục hoàn toàn HĐTĐ khi nhận 3 dislike, 1 like.

    -7673-1723200268.jpg

    Giành quyền trả lời, Lâm Huỳnh Anh cho biết mình cùng quan điểm trên. Tuy nhiên chị lý giải, bộ phận nào cũng có vai trò khác nhau, mỗi bộ phận phải đối mặt với các vấn đề và tùy giai đoạn, tất cả đều hướng tới mục tiêu đem về hiệu quả tốt nhất cho công ty. Ứng viên Bán lẻ nhận 4 like tuyệt đối.

    Với câu hỏi số 2: “FPT lên sàn giao dịch chứng khoán HOSE năm nào?”, Lâm Huỳnh Anh có câu trả lời nhanh nhất nhưng chưa đúng. Chị nhận 4 dislike, nhường quyền bấm chuông cho 2 ứng viên còn lại. Đúng chuyên ngành, Hoàng Ngọc Bích đưa ra đáp án chính xác - năm 2006. Anh nhận 4 like từ HĐTĐ.

    Câu hỏi số 3: “Bạn có cho rằng chương trình Happy Run giúp người FPT hạnh phúc hơn không? Vì sao?”.
    Vô cùng quyết liệt, Trần Diệu Ly tiếp tục giành quyền trả lời đầu tiên. Chị khẳng định Happy Run giúp người FPT hạnh phúc hơn, về thể chất, tinh thần, nâng cao giá trị đồng đội. Chị nhận 3 like 1 dislike.

    -9489-1723199774.jpg

    Lần đầu tiên tại vòng Bản lĩnh, cả 3 ứng viên đều lấy được 4 like. HĐTĐ phải đưa ra câu hỏi phụ để tìm ra người duy nhất vào phần Dấu ấn. Anh Chu Quang Huy đại diện HĐTĐ đưa ra câu hỏi: "Năm 2021, FPT ban hành quy định quản lý ngành dọc, trong đó có nêu rõ 11 ngành dọc. Hãy kể tên 11 ngành dọc."

    Với 8 đáp án đúng, Hoàng Ngọc Bích bước vào phần Dấu ấn. Bích hỏi anh Nguyễn Thế Phương đánh giá về mức độ sẵn sàng của FPT trong cuộc cách mạng AI.

    PTGĐ FPT cho rằng Tập đoàn đang ở mức độ sẵn sàng cao. Từ gần 10 năm trước, anh Bình đã quyết định đầu tư vào AI, thành lập ban công nghệ, mời nhân tài phát triển AI, sắp tới có chính sách đầu tư mạnh mẽ.

    Chặng cuối cùng của các ứng viên là phần Phỏng vấn.

    Bị “nã” liên tiếp những câu hỏi từ PTGĐ Tập đoàn, Trần Diệu Ly không nao núng. Với chị, phục vụ khách hàng giảm từ 2 giờ còn 40’ là điều đáng tự hào nhất. Điều cốt lõi để đạt được thành công này là tính quản trị con người. Chị cũng cho rằng việc ứng dụng AI vào chatbot và voicebot tại đơn vị yếu tố then chốt để đưa sản phẩm đi lên.

    Theo Ly, điểm yếu nhất trong dịch vụ khách hàng của FPT Telecom nằm ở sự chưa hợp lực và chậm trễ trong bảo trì cho khách hàng.

    Phong thái lạnh lùng, gãy gọn, quyết đoán của Ly để lại ấn tượng trong người xem.

    -9776-1723203139.jpg

    Giám đốc Truyền thông FPT Mai Thị Lan Anh

    Lâm Huỳnh Anh tự tin trả lời các câu hỏi của anh Nguyễn Thế Phương. Trong 3 năm qua, điều Huỳnh Anh thấy tự hào nhất là triển khai được hình thức làm truyền thông nội mới, dổi mới bản tin nội bộ. Điều cô chưa hài lòng là chưa đào tạo được nhân sự chủ chốt để triển khai truyền thông nội bộ.

    Giám đốc Truyền thông FPT Mai Thị Lan Anh đặt câu hỏi về việc FPT Retail bước vào mảng kinh doanh hoàn toàn mới, ngoài hỗ trợ từ Tập đoàn, bản thân và đội ngũ của Huỳnh Anh có những những dự định sáng tạo nào. Lâm Huỳnh Anh đáp: Đội ngũ phải có thêm kết nối mới, kênh báo chí mới; Trau đồi kiến kiến thức về mảng dược, y tế; Quán triệt đội ngũ xây dựng nội dung chiều sâu hơn là truyền thông quảng bá thông thường.

    Ứng viên Hoàng Ngọc Bích tự hào chia sẻ về thành công trong việc phát triển công cụ quản lý thuế, một đóng góp đáng kể giúp tiết kiệm chi phí cho toàn tập đoàn. Trước HĐTĐ, anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ AI vào lĩnh vực tài chính, đặc biệt trong bối cảnh một tập đoàn lớn như FPT. Anh so sánh bộ phận tài chính như một chiếc xe, nơi mà tài chính đóng vai trò vừa là phanh vừa là chân ga, giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định.

    Khi được hỏi về việc "Công việc tài chính có đang bị lặp lại hay không?", Bích thẳng thắn chia sẻ về những hạn chế hiện tại trong công tác tài chính của FPT HO và đề xuất những giải pháp sáng tạo để khắc phục. Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ AI để tự động hóa các quy trình, giảm thiểu công việc thủ công và nâng cao hiệu quả làm việc.

    "Mục tiêu 3 năm tới của tôi là phát triển công cụ quản trị tài chính tốt hơn cho tập đoàn. Hiện tại tôi đang phát triển một công cụ quản lý thanh khoản, kiểm soát dòng tiền tốt. Mong rằng trong tương lai gần, AI được áp dụng hiệu quả, giúp phát hiện rủi ro khối lượng giao dịch lớn" - Bích khẳng định.

  • 17h30

    Nhóm đấu tiếp theo của hạng mục Vận hành gồm Nguyễn Tuấn Phong - FPT Telecom, Trần Thuỳ Dương - FPT Education và Phùng Quốc Hiệp - FPT HO.

    -7654-1723201361.jpg

    Nguyễn Tuấn Phong - FPT Telecom, Trần Thuỳ Dương - FPT Education và Phùng Quốc Hiệp - FPT HO.

    Mở đầu phần tranh tài, Nguyễn Tuấn Phong tự tin: "Nếu đơn vị của tôi là một chiếc ôtô, nhân sự là xăng, tôi là kim xăng”.

    Trần Thuỳ Dương “văn vẻ” hơn khi cho rằng mình đại diện cho phong cách, trải nghiệm, thương hiệu và nói vui là làn khói mà ôtô đem lại, ấn tượng lưu lại.

    Còn Phùng Quốc Hiệp ví mình là khung xe, giúp hạn chế tối đa rủi ro.

    -6583-1723201417.jpg

    Trần Thuỳ Dương - FPT Education

    Đề Trình bày: “Theo bạn điểm khác nhau giữa Business Assurance và Back Office là gì? Các bộ phận hỗ trợ của FPT đang ở nhóm nào? Hãy giải thích” được đánh giá là “khó nhằn” với tất cả ứng viên.

    Trần Thuỳ Dương cho rằng BA thực ra là BO nhưng gắn thêm mục tiêu về kinh doanh. Theo chị, các bộ phận trong FPT đang có sự chuyển dịch từ BO sang BA theo mục tiêu từng thời kỳ và của từng đơn vị thành viên.

    -7679-1723203006.jpg

    Nguyễn Tuấn Phong

    Với Nguyễn Tuấn Phong, khác nhau quan trọng nhất giữa BA và BO là tính dịch vụ, quy trình hóa - BA có trải nghiệm tốt hơn, BO mang nặng tính thủ tục. Các bộ phận ở FPT đang có cả 2. Cụ thể ở FPT Telecom, truyền thông và nhân sự thiên về BA, tài chính và kế toán thiên về BO.

    Phùng Quốc Hiệp đã đưa ra quan điểm giữa nhân viên hỗ trợ (BO) và nhân viên trực tiếp liên quan đến kinh doanh (BA). Anh lấy ví dụ về người bảo vệ để minh họa, đó là: nếu người bảo vệ chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ như kiểm soát ra vào thì đó là BO, nhưng nếu người bảo vệ còn có nhiệm vụ trực tiếp ghi vé và đảm bảo an ninh, hỗ trợ cụ thể cho tổ chức thì đó là BA.

    Theo Hiệp, sự khác biệt nằm ở tư duy và sự gắn kết trực tiếp với các mục tiêu kinh doanh. Anh cũng đề xuất nên có sự chuyển dịch từ BO sang BA để định lượng hóa được đóng góp của nhân viên vào kết quả kinh doanh và giúp họ nhận ra giá trị công việc của mình.

    -4116-1723203006.jpg

    Phùng Quốc Hiệp

    Các ứng viên chuyển sang phần Thuyết phục với câu hỏi số 1: “Bộ phận nào hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh tại đơn vị của bạn?”.

    Trần Thùy Dương giành quyền trả lời đầu tiên. Nhưng câu trả lời quá ngắn gọn của chị nhận 3 dislike từ HĐTĐ.

    Phùng Quốc Hiệp bấm chuông giành quyền. Anh cho rằng FPT HO là đơn vị quản trị nhiều nên nhân sự và tài chính hỗ trợ kinh doanh tốt nhất. Anh nhận 2 like và 2 dislike.

    -8316-1723203089.jpg

    Tới lượt mình, Nguyễn Tuấn Phong nêu quan điểm, ở FPT Telecom, marketing là bộ phận hỗ trợ kinh doanh tốt nhất. “Sản phẩm của FPT Telecom là vô hình nên marketing phải giới thiệu được để mọi người hình dung được và để cho khách hàng hiểu sự khác biệt của công ty so với đối thủ”. 2 like và 2 dislike được HĐTĐ dành cho anh.

    Câu hỏi số 2: “Nếu tất cả công việc trên thế giới được trả lương như nhau, bạn muốn làm công việc gì? Vì sao?”

    Chỉ vài giây sau khi câu hỏi xuất hiện, Nguyễn Tuấn Phong tự tin bấm chuông và chia sẻ: "Nếu mọi công việc được trả lương như nhau, anh muốn làm data engineer. Ngày nay mọi công ty đều muốn áp dụng AI, nhưng phải cần có data. Nếu làm lĩnh vực này, tôi sẽ không thiếu việc để làm và được săn đón”. Phong thái đĩnh đạc của Phong giúp anh nhận 3 like, 1 dislike.

    -8997-1723203350.jpg

    Câu hỏi số 3: “FPT đang có mặt tại bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến thời điểm này?” tưởng đơn giản nhưng không ứng viên nào có thể chinh phục HĐTĐ. Ở giây cuối cùng, Phùng Quốc Hiệp quyết định bấm chuông dù không chắc chắn về đáp án. Anh nhận 4 dislike, nhưng các ứng viên khác cũng không ra tín hiệu trả lời.

    Với 5 like áp đảo, Nguyễn Tuấn Phong vào vòng Dấu ấn với câu hỏi dành cho thành viên HĐTĐ Đỗ Cao Bảo: "AI áp dụng vào công việc như thế nào để đảm bảo chiến lược của FPT?”. Anh Bảo giải thích ngắn gọn: "AI của FPT đi theo 2 hướng: Làm sản phẩm AI để bán hàng; Dùng AI để nâng cao năng suất lao động. Tùy vị trí, CBNV chọn áp dụng công cụ AI phù hợp".

    Vòng Phỏng vấn bắt đầu với ứng viên Nguyễn Tuấn Phong. Anh cho rằng nên nói về AI thật nhiều và để AI thực sự đi vào cuộc sống, mỗi người phải có đạo đức về AI - hiểu biết, thực hành để tạo những công cụ AI tốt.

    Theo Phong, thách thức về quản trị nhân sự FPT trong những năm tới là cần tuyển dụng người hội tụ đủ 2 yếu tố là kỹ năng lập trình và hiểu biết về dữ liệu trong thời đại AI. Anh cũng chia sẻ cách thức để kéo gần khoảng cách công nghệ giữa các nhóm cán bộ từ thực tế đơn vị và lựa chọn khoa học dữ liệu là hướng đi cho team.

    -6751-1723203536.jpg

    Phong thái tự nhiên, nhiều năng lượng của ứng viên nhà “Cáo” đem đến không khí thoải mái cho hội trường.

    Trả lời câu hỏi từ anh Nguyễn Thế Phương, Trần Thùy Dương cho biết trong 3 năm qua, thành tích ấn tượng nhất của chị là hoàn thành MV Thiên âm đạt kỷ lục số người tham dự. Chị luôn quyết liệt tối đa thực hiện nhiệm vụ được giao nên không có mấy tiếc nuối, chỉ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn sau này.

    Anh Phương tiếp tục thử thách ứng viên từ nhà Giáo dục: "Có ý kiến Ban Văn hóa và Đoàn thể ngày càng thiên về hình thức tổ chức sự kiện chứ không phải truyền văn hóa công ty." Dương cho biết cô khá chạnh lòng. Sự kiện chỉ là phương thức để truyền tải văn hóa. Không chỉ có các sự kiện kiện lớn, Ban Văn hóa và đoàn thể luôn có kể hoạch, hoạt động cụ thể hướng đến nhóm cụ thể.

    Đáp lại giả định: "Nếu là Trưởng Ban Văn hoá và Đoàn thể FPT, em sẽ làm thì để ngành dọc phát triển tốt hơn?", Dương tự tin đưa ra 3 đề xuất: Đoàn kết và gắn kết đội ngũ văn hóa thông qua các buổi gặp gỡ; Tham dự sự kiện của các đơn vị để học hỏi nhau, đồng hành/kết hợp với nhau; Cử cán bộ HO hỗ trợ hoạt động.

    Trước loạt câu hỏi liên hoàn của anh Nguyễn Thế Phương, Phùng Quốc Hiệp trình bày khá mạch lạc về những đóng góp của mình tại FPT HO. Thành công của hệ thống khen thưởng mừng công FPT (Celebration Gold) đã chứng minh khả năng sáng tạo, quản lý dự án và triển khai giải pháp mới. Bên cạnh đó, Hiệp cũng thể hiện quan điểm rõ ràng cho câu hỏi bộ phận Nhân sự FPT HO đã ứng dụng AI vào quản trị như thế nào, đặc biệt trong việc đánh giá hiệu quả công việc của CBNV.

    Trả lời câu hỏi về chính sách gắn kết cho nhóm nhân sự gen Z đối với tổ chức của chị Mai Thị Lan Anh, anh cho rằng cần có chuỗi tìm hiểu nhu cầu của gen Z, thiết kế chính sách hiểu rõ hơn nhu cầu của nhóm nhân viên này. "Mức thu nhập, tần suất thời gian làm việc cống hiến, môi trường minh bạch sẽ là yếu tố cần có để giữ chân họ" - anh cho biết.

    -9470-1723203536.jpg

    Sau 2 nhóm đấu căng thẳng, chương trình thay đổi không khí bằng một minigame. 2 thành viên HĐTĐ gồm anh Chu Quang Huy và chị Mai Thị Lan Anh được mời lên sân khấu để bắt cặp thi đấu với 2 khán giả.

    Mỗi cặp đấu có 30 giây để ném bóng bàn vào cốc nhựa chuẩn bị sẵn trên bàn. Ai ném trúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. Mỗi người thắng được thành viên HĐTĐ sẽ nhận ngay 500.ooo đồng từ .

    Chung cuộc, chỉ một khán giả thắng anh Chu Quang Huy, nhận 500.000 đồng.

  • 18h15

    Nhóm 3 gồm Trần Huyền Trang và Nguyễn Thị Hoàng Yến của FPT Retail, ứng viên còn lại là Phạm Thị Chang đại diện FPT Software. Đây là nhóm đấu cuối cùng của toàn bộ vòng Bản lĩnh và cũng là nhóm đấu duy nhất toàn nữ.

    -4100-1723203594.jpg

    Ứng viên Trần Huyền Trang chào sân với câu trả lời: "Nếu FPT Retail là một chiếc ôtô, khối Vận hành là động cơ để xe đi đúng mục tiêu và tốc độ mong muốn”.

    Nguyễn Thị Hoàng Yến lại cho mình là những chiếc đinh gắn kết toàn bộ chiếc xe.

    Phạm Thị Chang cũng cho rằng mình sẽ là động cơ không thể thiếu, đảm bảo chiếc xe chạy đúng theo yêu cầu nhà sản xuất và người sử dụng, đồng thời đảm bảo sự thoải mái.

    -4628-1723203700.jpg

    Trần Huyền Trang

    Đề Trình bày của nhóm đấu là: “Nêu những vấn đề bạn thấy khó khăn và mong muốn cải thiện nhất ở mảng công việc của bạn. Hãy đưa ra các giải pháp để khắc phục các vấn đề này.”

    Trình bày ở vị trí đầu tiên, Trần Huyền Trang tự tin nêu ra 3 khó khăn và giải pháp khắc phục tại đơn vị. Thứ nhất, tổ chức có quy mô lớn, nhiều cửa hàng trên toàn quốc, khi vận hành nhiều chương trình quá tải về số lượng. Giải pháp là đưa ưu tiên trọng tâm ở từng giai đoạn. Thứ hai, đối tượng tiếp nhận có quy mô và mức độ phân tán lớn nên cần có mạng lưới hỗ trợ triển khai cấp khu vực. Thứ ba, đứt gãy thông tin, mâu thuẫn mục tiêu, lợi ích giữa các bên liên quan yêu cầu phải có nhân sự hiểu biết khác biệt để đưa ra giải pháp, hậu thuẫn chỉ đạo từ cấp cao với quản lý cấp cửa hàng.

    -7532-1723204135.jpg

    Nguyễn Thị Hoàng Yến

    Nguyễn Thị Hoàng Yến chia sẻ về những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải, đặc biệt là việc truyền thông chính sách đến hàng nghìn nhân viên với một hệ thống cửa hàng rộng lớn. Ngoài ra, đại diện của FPT Long Châu đề xuất một giải pháp thúc đẩy hiệu quả là tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận nhân sự và các đơn vị kinh doanh, đồng thời giao cho trưởng, phó quản lý vai trò là những người truyền đạt chính sách trực tiếp đến nhân viên.

    Yến cũng nhận thấy vấn đề về sự thụ động của nhân viên dược sĩ và đề xuất tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp để giúp họ có thêm động lực và định hướng phát triển bản thân. "Nhóm nhân sự dược sĩ có một đặc điểm hơi... lành và chưa có tham vọng nhất định về thăng tiến. Tôi đã tổ chức định hướng phát triển cá nhân để nhân sự phấn đấu, thêm quyết tâm thúc đẩy tinh thần thăng tiến của nhóm nhân sự này" - chị cho biết.

    -2909-1723204136.jpg

    Phạm Thị Chang

    Phạm Thị Chang chia sẻ từng gặp nhiều khó khăn về nhân sự, đảm bảo chất lượng dự án hay giao tiếp giữa các bên. Nhưng vấn đề chị mong muốn cải thiện nhất liên quan đến đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này, xác định dự án cần tập trung, xác định được vai trò của mình, lên kế hoạch các hoạt động cần triển khai, báo cáo đánh giá lấy ý kiến từ các bên để đành giá hiệu quả và hành động khắc phục, cải tiến, đồng thời lấy ý kiến từ khách hàng để có đối ứng kịp thời.

    -1350-1723204236.jpg

    3 ứng viên bước vào phần Thuyết phục.

    Câu hỏi đầu tiên: “Để giúp CBNV tăng năng suất lao động, thưởng hay phạt tốt hơn? Vì sao?”.
    Hoàng Yến bấm chuông đầu tiên, khẳng định để giúp CBNV tăng năng suất lao động, thưởng tốt hơn phạt. Khi có mục tiêu cụ thể, tưởng thưởng đủ hấp dẫn, CBNV có động lực để làm tốt, nhanh và hiệu quả. Câu trả lời dứt khoát của chị nhận 3 like 1 dislike.

    -2815-1723204431.jpg

    Câu hỏi số 2: “ESG là 1 xu hướng quan trọng trong quản trị hiện đại. Bạn hãy cho biết ESG là viết tắt của những từ nào?”. Gặp câu hỏi khó, không ứng viên nào tự tin bấm chuông giành quyền trả lời.

    Câu hỏi cuối cùng: “Theo bạn vì sao FPT tạo ra kênh iNghe?”.

    Trần Huyển Trang giành quyền trả lời nhưng không thể thuyết phục được HĐTĐ khi nhận 4 dislike.

    Nguyễn Thị Hoàng Yến cho rằng iNghe ra đời với 2 mục tiêu: lắng nghe ý kiến chia sẻ của CBNV và thể hiện một trong những giá trị cốt lõi của FPT: Tôn trọng. Chị nhận liền 4 like tuyệt đối.

    -7182-1723204431.jpg

    Với 7 like áp đảo, Hoàng Yến bước vào phần Dấu ấn. Chị chọn anh Chu Quang Huy để đặt câu hỏi: "Tập đoàn đang đào tạo lại 6 giá trị cốt lõi. Ngoài chương trình đào tạo, các hoạt động truyền thông hiện tại, vậy các hoạt động lan tỏa giá trị công ty cho CBNV sau này ra sao?"

    -3205-1723204554.jpg

    Nguyễn Thị Hoàng Yến

    Anh Huy khẳng định: "FPT hiện có khoảng 77.000 nhân viên. Hằng năm, công ty tuyển dụng hàng chục nghìn người. Như cái cây lớn, mọc nhiều cành lá mới, đâu đó có đứt gãy truyền tải văn hóa giữa các thế hệ nên tập đoàn quyết định triển khai đào tạo toàn dân, làm liên tục để CBNV biết và hiểu. Đào tạo, truyền thông nội bộ, văn hóa đều phải đặt ra mục tiêu truyền tải văn hóa không chỉ tại Việt Nam mà còn ở OB”.

    -5608-1723204883.jpg

    Trần Huyền Trang là ứng viên đầu tiên bước vào phần Phỏng vấn.

    Chị chia sẻ, nếu ở vị trí tổng giám đốc FPT Shop, chị sẽ cho luân chuyển nhiều hơn. “Do bản thân là người được luân chuyển, em thấy được giá trị của việc luân chuyển”, Trang khẳng định. Chị cũng cho biết ở cương vị đó, chị sẽ xem xét lại chính sách cho đội kinh doanh ở tiền tuyến, tăng cường sự thấu hiểu để giám thiểu đứt gãy thông .

    -5344-1723205338.jpg

    Trần Huyền Trang

    Nhận nhiều câu hỏi từ anh Nguyễn Thế Phương và anh Chu Quang Huy, Trang từ tốn trả lời.
    Khi được thắc mắc “Liệu có không môi trường hạnh phúc ở một đơn vị liên tục cắt giảm nhiều năm như FPT Shop?”, Trang đáp: “Nếu hạnh phúc là tiền thì chắc chắn không vui vẻ gì, nhưng nếu là hạnh phúc tinh thần, có định hướng lộ trình và cơ hội rõ ràng trong công việc, nhiều giá trị phi vật chất thì FPT Shop vẫn là nơi hạnh phúc”.

    Nguyễn Thị Hoàng Yến của FPT Long Châu có phần lúng túng trước chuỗi câu hỏi "xoay vòng" của anh Nguyễn Thế Phương. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa vai trò của giám đốc vùng ở hai chuỗi FPT Long Châu và FPT Shop, Yến nhấn mạnh đến các yếu tố tăng trưởng, khả năng quản lý nhân sự và gắn kết đội ngũ. Yến cũng chia sẻ được một số ý tưởng về việc cải thiện chính sách nhân sự tại FPT Long Châu, như chính sách giới thiệu nội bộ và phát triển chuyên môn cho dược sĩ.

    Phạm Thị Chang có phần phỏng vấn khá vất vả với anh Nguyễn Thế Phương. Các câu hỏi của anh xoay quanh hoạt động đảm bảo chất lượng (QA) tại FPT Software, việc ứng dụng công nghệ cho hoạt động này, cách đối mặt với khó khăn khi hành nghề.

    Cuối buổi thi dài nhất, giải thưởng Đội cổ vũ “chất” nhất được anh Đỗ Cao Bảo trao cho FPT Retail - những người đã đồng hành ứng viên bền bỉ suốt 2 ngày.

    -5863-1723205422.jpg

Top 50 FPT 13 Under 35 năm nay sẽ tham gia vòng Bản lĩnh (Top 50 Challenge), được tổ chức vào hai ngày 8 và 9/8. Các ứng viên được chia theo hạng mục đề cử và tham gia các phần thử thách. Tham gia vòng Bản lĩnh, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện rõ tố chất, năng lực và khả năng ứng biến linh hoạt của bản thân. Giống như năm trước, toàn bộ thể lệ và cách thức thi đấu của vòng Bản lĩnh sẽ không được công bố trước. Chỉ bước vào phòng chờ của buổi thi, ứng viên mới được BTC thông báo.

Đồng đội và người thân của ứng viên đều có thể đến hội trường tầng 8, FPT Tower (Hà Nội) để cổ vũ tinh thần. Năm nay, giải thưởng Đội cổ vũ "chất" nhất cho mỗi buổi thi được nâng lên con số 3 triệu đồng.

Tiêu chí chấm điểm của vòng Bản lĩnh xoay quanh khả năng ứng biến, lý lẽ thuyết phục, tư duy logic cũng như phong thái tự tin, trình bày mạch lạc. Đánh giá của Hội đồng thẩm định sẽ chiếm đến 70% trên tổng điểm, 30% còn lại đến từ bình chọn của độc giả trên chuyên trang FPT 13 Under 35Diễn biến của 2 ngày tranh tài sẽ được cập nhật trực tiếp tại Chungta.vnvới phiên sáng bắt đầu từ 8h và phiên chiều bắt đầu từ 13h.

Ý kiến

()