Chúng ta

FPT 13 Under 35: Trực tiếp vòng Bản lĩnh hạng mục Kinh doanh

Thứ năm, 8/8/2024 | 12:47 GMT+7

Chiều nay (ngày 8/8), Top 50 hạng mục Kinh doanh sẽ tranh tài vòng Bản lĩnh - nơi ứng viên có thể thẳng thắn trình bày quan điểm cá nhân, thể hiện năng lực bản thân trước Hội đồng thẩm định giải thưởng FPT 13 Under 35.

  • 12h45

    13h phần tranh tài vòng Bản lĩnh, hạng mục Kinh doanh mới chính thức bắt đầu, nhưng từ 12h, 12 ứng viên của hạng mục này đã có mặt tại tầng 8, FPT Tower.

    -5098-1723096907.jpg

    Các ứng viên hạng mục Kinh doanh.

    Đội cổ vũ từ các CTTV mang theo chiêng trống, cờ lọng, băng rôn cầu kỳ ngồi kín hội trường.

    Trần Nhựt Thanh (FPT Retail) cho hay lần đầu tiên lọt Top 50, anh có phần nôn nóng nên đã đến sớm, “không ngờ mình là ứng viên sớm nhất”. Anh không theo dõi hạng mục Công nghệ buổi sáng nay vì còn phải ôn bài … cho chắc. “Thi thứ tự bao nhiêu đối với mình không quan trọng vì mình đã chuẩn bị kỹ càng và đây là một cuộc thi nên đã chuẩn bị sẵn tâm lý”, Thanh tự tin.

    Còn Trần Ngọc Vịnh (Synnex FPT) cũng lần đầu lọt Top 50 ở năm thứ hai tham dự FPT Under 35 và là lần đầu lọt top 50. Sáng nay anh vẫn làm việc nhưng vẫn nhóm ứng viên đến sớm nhất và đã sẵn sàng tâm lý tốt cho vòng thi chiều nay. Vịnh cho biết anh đã được tiền bối Lê Thu Hường - FPT 13 Under 35 năm 2022 truyền thụ nhiều kinh nghiệm “chinh chiến”. Trước khi Vịnh đi thi, chị Hường kịp gửi gắm: hãy tự tin với kinh nghiệm sẵn có.

    -8642-1723097026.jpg

    Náo động một góc hội trường là đội cổ vũ FPT Retail. “Hôm nay đội cổ vũ của nhà Bán lẻ đã cùng nhau chuẩn bị đầy đủ bóng đập, loa, kèn, trống và đặc biệt là những hình chibi các ứng viên cao đến 1m với mong muốn các anh chị cảm thấy tự hào khi là người FPT Retail”, Phạm Thị Kiều Ánh hào hứng. Với slogan “Bán lẻ đẻ người tài”, FPT Retail đã huy động sức trẻ của anh em khối shop và BO khắp địa bàn Hà Nội với mong muốn đại diện được phần nào đó sức mạnh của tất cả cán bộ nhân viên Bán lẻ khắp 36 tỉnh thành. tiếp thêm động lực cho các ứng viên trong chương trình này.

  • 13h00

    Hạng mục Kinh doanh FPT 13 Under 35 dành cho các cán bộ nhân viên đang phụ trách trực tiếp hoạt động kinh doanh như Sales, AM, ASM,... và cán bộ nhân viên phụ trách tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục của FPT. Họ bản lĩnh, có khả năng tìm kiếm thị trường, thương thuyết với khách hàng, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Họ là những "chiến binh chạy số" thực thụ, có kỹ năng xoay chuyển tình thế, linh hoạt trong bối cảnh khó khăn để đem về những hợp đồng giá trị, thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận cho đơn vị/bộ phận, qua đó góp phần vào sự phát triển và thành công chung của công ty.

    -2389-1723098902.jpg

    Và để tìm ra những cá nhân xuất sắc nhất FPT 13 Under 35 trong lĩnh vực này, hội trường chào đón Hội đồng thẩm định cho hạng mục Kinh doanh: anh Bùi Quang Ngọc - Thành viên Hội đồng Sáng lập, Phó Chủ tịch HĐQT FPT, anh Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT, anh Nguyễn Thế Phương - Phó TGĐ FPT, anh Chu Quang Huy - Giám đốc Nhân sự FPT và anh Phạm Duy Phúc - Giám đốc Đơn vị Chiến lược DC5.

    -8172-1723097555.jpg

    Hạng mục Kinh doanh buổi chiều ngày hôm nay có số ứng viên đông đảo nhất: 12 người. Trong đó, 3 ứng viên đến từ FPT Retail 2 ứng viên đến từ FPT Telecom. FPT Software, FPT IS, FPT Education, Synnex FPT, FPT Smart Cloud, Base.vn và Sendo, mỗi nhà góp 1 đại diện. Đây là bảng đấu đa dạng đơn vị thành viên nhất của mùa FPT 13 Under 35 năm nay.

  • 13h15

    Tranh tài ở nhóm đầu tiên trong hạng mục Kinh doanh là Nguyễn Văn Dũng - Sendo, Dương Lê Minh Đức - FPT Smart Cloud và Trần Nhựt Thanh - FPT Retail. Trừ Trần Nhựt Thanh thì 2 ứng viên còn lại đều đã có kinh nghiệm “chinh chiến” tại sân chơi Top 50 FPT 13 Under 35.

    3 ứng viên bước ra trong tràng pháo tay - kèn - trống vang dội từ các cổ động viên.

    -2093-1723101737.jpg

    Với câu hỏi gợi ý để “chào sân”: “Hãy cho thấy tại sao Hội đồng thẩm định phải ‘chốt đơn’ với bạn”, Nguyễn Văn Dũng khẳng định: “Tôi được chốt đơn vì 3 từ khóa: Quyết - Tự - Đổi. Quyết là làm, Tự tin và Tự hào về hành trình 11 năm FPT”. Chưa nói tới “Đổi” thì anh đã hết giờ.

    Dương Lê Minh Đức nhấn mạnh sự nhiệt tình công việc, sẵn sàng đem sản phẩm của Việt Nam đi ra nước ngoài sẽ khiến HĐTĐ “chốt đơn”.

    Ca giai điệu “Vì Long Châu quên mình”, Trần Nhựt Thanh hào hứng cho biết anh tự ứng cử tự đi tranh tài, và sẽ lọt Top 13 để truyền cảm hứng dám mơ ước, dám suy nghĩ, nói là làm cho đông đảo người FPT.

    Đề bài cho nhóm đấu Kinh doanh đầu tiên khiến hội trường tâm đắc: “Nhiều doanh nghiệp cho rằng con người là tài sản lớn nhất nhưng mỗi khi kinh doanh gặp khó khăn, công ty lại cắt giảm tài sản này đầu tiên. Bạn suy nghĩ gì về việc này?”.

    Cả 3 ứng viên đều đồng ý với quan điểm này. Chỉ dùng một nửa thời lượng, Nguyễn Văn Dũng tự tin đưa ra câu trả lời rất gọn gàng. Anh cho rằng trong khó khăn cắt giảm nhân sự là việc hiển nhiên. Đây là hành động then chốt thể hiện con người là tài sản lớn nhất. Anh đưa ra 3 lý do để chứng minh cho luận điểm của mình: hiệu suất nhân sự đi xuống, công ty không duy trì được; việc cắt giảm tạo áp lực và động lực vừa đủ để CBNV ở lại cố gắng nhiều hơn, đạt kết quả tốt hơn; trong lúc khó khăn cần phải tìm cơ hội nhiều nhất, cơ hội tìm viên ngọc quý nhất - những nhân sự tốt nhất, phù hợp nhất.

    -1516-1723100871.jpg

    Anh Nguyễn Văn Dũng.

    Dương Lê Minh Đức nhận định ở góc độ quản trị thì việc cắt giảm nhân sự giúp tối ưu hóa và tăng sale. Khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm. Ở góc nhìn khác thì nếu ứng dụng công nghệ kết hợp con người thì năng suất lao động tăng lên thì doanh thu tăng. Như vậy không nhất thiết cắt người, mỗi người có thể tự nâng cấp bản thân lên”, anh nói, khẳng định về góc độ nhân viên, cần nâng cấp bản thân để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

    -1371-1723100871.jpg

    Anh Dương Lê Minh Đức.

    Trần Nhựt Thanh thì khẳng định việc cắt giảm là cần thiết: “Một, phải có cạnh tranh và thanh lọc làm đòn bẩy thúc đẩy nguồn nhân lực. Hai, giúp doanh giảm áp lực tài chính. Ba, mỗi người phải tăng hiệu suất lao động lên gấp đôi để toả sáng và giữ vị trí. Bốn, FPT Shop từng rơi vào tình trạng như vậy, và qua FPT Long Châu làm việc để phát triển; cánh cửa mới môi trường mới sẽ tạo ra cơ hội phát triển. Năm, quan trọng là đầu lãnh đạo phải to, mắt phải rộng, tầm nhìn phải xa, giữ lửa cho CBNV cho một sự phát triển trọn vẹn”.

    -1472-1723100871.jpg

    Anh Trần Nhựt Thanh.

    3 ứng viên bước sang phần Thuyết phục với câu hỏi đầu tiên: “Có ý kiến cho rằng marketing giỏi phải bán được hàng. Theo bạn ý kiến này đúng hay sai, vì sao?”.

    Chưa đọc xong câu hỏi, Nguyễn Văn Dũng đã giành được quyền trả lời. Đại diện Sendo đồng ý với quan điểm marketing giỏi phải bán được hàng. Lý do là marketing hiểu được sản phẩm và thị hiếu khách hàng. Marketing cũng như sales, phải hiểu xu thế, phân khúc khách hàng để tiếp cận nội dung content phù hợp, từ đó sẽ dễ chốt đơn. Tuy nhiên, câu trả lời của anh chưa thuyết phục được HĐTĐ khi nhận được 3 dislike và 2 like.

    Trần Nhựt Thanh lại không đồng ý với mệnh đề trong câu hỏi, khi cho rằng marketing chỉ là công cụ để tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Muốn bán hàng được cần đội ngũ giỏi, chất lượng sản phẩm cao, trải nghiệm khách hàng tốt, hiểu nguồn lực - năng lực, sáng tạo đổi mới liên tục về mô hình doanh và nhân sự. Câu trả lời hùng hồn này cũng chỉ nhận về 3 dislike và 2 like.

    Cơ hội tới với Dương Lê Minh Đức. Anh nhận định mệnh đề vừa đúng vừa sai. Sai vì nhiệm vụ của marketing là tạo sự quan tâm của khách hàng, truyền thông về sản phẩm, nhưng đồng thời cũng phải có tư duy kinh doanh để câu chuyện truyền thông hợp với khách hàng, hiểu khách hàng và công việc người bán hàng. Tóm lại, marketing phải tổng hòa của nhiều yếu tố. Anh nhận được 5 like tuyệt đối từ HĐTĐ.

    -8256-1723100871.jpg

    Tại câu hỏi này, Dương Lê Minh Đức thuộc FPT Smart Cloud giành điểm tuyệt đối từ HĐTĐ.

  • 13h30

    Câu hỏi thứ hai: “Giá trị vốn hóa của FPT đến thời điểm này là bao nhiêu?” có vẻ làm khó các ứng viên. Các ứng viên ngập ngừng đưa ra câu trả lời và Dương Lê Minh Đức lại nhận 3/5 like dù đáp án chưa chính xác. Anh Bùi Quang Ngọc công bố đáp án đúng là 178.000 tỷ đồng.

    Câu hỏi cuối cùng của nhóm đấu: "Làm kinh doanh quan trọng nhất là có nhiều mối quan hệ. Đúng hay sai, vì sao?".

    Lần này tuy bấm chuông nhanh nhất, đại diện FPT Smart Cloud lại không đưa được ra câu trả lời đúng trọng tâm và bị thiếu thời gian.

    Quyền trả lời được chuyển cho Trần Nhựt Thanh. Ứng viên FPT Retail tiếp tục thể hiện sự quyết liệt của mình khi giành tiếp quyền trả lời ngay khi có cơ hội. Anh đồng ý với quan điểm: Làm kinh doanh quan trọng nhất là có nhiều mối quan hệ. Anh cho rằng cần phải chọn lọc mối quan hệ, cụ thể: quan hệ với khách hàng để có thể thấu hiếu, mang giá trị cho khách hàng; với doanh nghiệp, để có nhiều cơ hội hợp tác; với chính quyền, để có sự liên kết và hỗ trợ khi cần; giữa CTTV để xây dựng bền vững và tăng giá trị FPT nói chung. Với câu trả lời thuyết phục, anh Thanh nhận 4 like từ HĐTĐ.

    -9774-1723101787.jpg

    Với số like “khủng”, Dương Lê Minh Đức giành quyền bước vào vòng Dấu ấn. Chọn giám khảo Phạm Duy Phúc, anh Đức “tranh thủ” hỏi về Đơn vị chiến lược DC5: “DC5 chứa dữ liệu và khai thác dữ liệu để kinh doanh, vậy có cách thức nào để triển khai đối với với doanh nghiệp nói chung và FPT nói riêng?”.

    Anh Phúc cho biết, hệ sinh thái DC5 có dữ liệu tập trung, mục tiêu phục vụ công tác bán hàng, dịch vụ tài chính loyalty nhằm tạo ra hệ sinh thái khổng lồ như Alibaba, Tencent và mong muốn hướng đến mô hình tương tự như vậy.

  • 13h45

    Nguyễn Văn Dũng là ứng viên đầu tiên bước vào phần Phỏng vấn. Ngay từ câu đầu tiên, anh Nguyễn Văn Khoa đã “dí” ứng viên: “Em gặp khách mà bị đuổi về thì làm thế nào?”. Anh Dũng cho biết, anh sẽ tìm một lý do có sẵn tại nơi khách hàng đang ngồi để tìm cách quay lại hợp lý nhất, nếu bị đuổi tiếp thì anh cho rằng đây không phải câu chuyện tức thời và sẽ nghiêm túc ngồi lại với khách hàng, đối tác.

    Giữa tiếp thị và bán hàng, đại diện Sendo cho biết anh thích bán hàng vì tiếp thị là giữa chừng, chưa thể đến với khách hàng. Anh bày tỏ mong muốn gặp gỡ, xây dựng mối quan hệ rộng rãi và việc bán hàng tạo cho anh cơ hội này.

    Để tăng doanh số, Nguyễn Văn Dung khẳng định anh sẽ ưu tiên nguồn lực - hiệu suất nhân viên, nâng cấp nhân sự qua đào tạo để tăng trưởng. Ngoài ra cần mở rộng vùng phủ, đối tác. CEO FPT có vẻ chưa hài lòng với câu trả lời này nên “xoay” liên tục, hỏi kỹ về cách tiếp cận khác biệt. Anh Dũng cho biết sẽ nâng cấp hiệu suất của bot để tiếp cận các nhóm Zalo của khách hàng.

    Được hỏi về cách xử lý khi khách hàng Sendo Farm bị ngộ độc thức ăn, anh Dũng cho hay sẽ hướng dẫn nhân viên hỏi đối tác, không dùng danh nghĩa công ty để xử lý, cũng như sẽ có nhân viên kinh doanh, đối tác quan tâm hỏi han, đồng thời xử lý khủng hoảng truyền thông.

    -7866-1723102292.jpg

    Anh Nguyễn Văn Dũng trong phần Phỏng vấn.

    Dương Lê Minh Đức tiếp tục nhận “mưa” câu hỏi từ HĐTĐ. Anh Khoa không ngừng “xoay” ứng viên với loạt câu hỏi ngắn nhưng "hack não". "Phẩm chất nào của người bán hàng giúp công ty giữ lại uy tín với khách hàng?”, anh Khoa hỏi. Đức đáp: "Quyết đoán, không được bỏ cuộc. Nhiều khách hàng có thời gian theo đuổi bằng năm và anh thường xuyên nhận trả lời: không có nhu cầu”. Anh Khoa hỏi tiếp: "Cùng một mặt hàng với giá trị giống nhau, em thích bán cho người quen hay khách lạ?" - “Em bán cho khách lạ", Đức chia sẻ.

    PTGĐ FPT Nguyễn Thế Phương hỏi Đức: “Bán AI, khó nhất là gì?”. Theo Đức, bán AI và phần mềm ở Việt Nam không phải thứ cầm nắm được, phải hiểu quy trình doanh nghiệp khách hàng, các ông chủ mong muốn ứng dụng ra sao; điểm yếu, điểm mạnh sản phẩm của mình.

    -5953-1723102621.jpg

    Dương Lê Minh Đức trước loạt câu hỏi "hack não" từ HĐTĐ.

    Nhận câu hỏi hóc búa về việc cảm giác thế nào về việc không được công ty đề cử mà lại tự ứng cử, Trần Nhựt Thanh tự tin khẳng định cơ hội do bản thân tự tạo ra và nếu đạt Top 13 thì đây là cơ hội để bản thân tỏa sáng. Anh Thanh cũng cho biết mình sẵn sàng luân chuyển từ FPT Long Châu sang FPT Shop nếu tổ chức yêu cầu.

    Sau khi khẳng định sự tự tin, Nhựt Thanh bước vào "ma trận" các câu hỏi “xoắn não” về trải nghiệm khách hàng đến từ CEO Nguyễn Văn Khoa. Nhanh trí đối đáp khá trôi chảy, nhờ kinh nghiệm và bản lĩnh vốn có, anh Thanh giải đáp được khoảng 70% liên hoàn câu hỏi của sếp lớn nhà FPT.

    -3358-1723104334.jpg

    Trần Nhựt Thanh ứng đáp trôi chảy trong phần Phỏng vấn.

  • 14h00

    Nhóm đấu Kinh doanh thứ 2 gồm: Phạm Ngọc Cương - FPT Retail, Trần Ngọc Vịnh - Synnex FPT và ứng viên nữ đầu tiên trong cả ngày tranh tài hôm nay: Nguyễn Lê Hoàng Thiên - FPT Retail.

    "Chào sân" phần Trình bày, để thuyết phục HĐTĐ “chốt đơn”, Phạm Ngọc Cương đưa lý do đơn giản: "Ở đây là toàn ứng viên kim cương".

    Trần Ngọc Vịnh lại hóm hỉnh: “Đàn ông bán hàng nhẹ nhàng dễ mua. Em là người tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt nhất, hãy chốt đơn với em!”.

    Còn Nguyễn Lê Hoàng Thiên chia sẻ thông điệp: "Không cần biết xuất phát điểm, chỉ cần cố gắng ở FPT là nhất định thành công".

    -2456-1723104647.jpg

    Đề bài phần Trình bày của nhóm đấu: Hãy nêu và giải thích 3 điểm khác biệt giữa trải nghiệm khách hàng tốt và trải nghiệm khách hàng xuất sắc.

    Theo anh Phạm Ngọc Cương, tại FPT Retail, để đạt được trải nghiệm xuất sắc phải trải qua thời gian dày công vun đắp, phải làm cho khách hàng thấy "wow". Khách hàng cảm thấy vui, sẵn sàng giới thiệu với người thân khách hàng chỉ là trải nghiệm tốt. Còn khiến khách hàng trở thành người thân của nhân viên shop, luôn nghĩ đến FPT Shop, tư vấn bán hàng mới là trải nghiệm xuất sắc. Không chỉ bán hàng, trải nghiệm phải từ ban đầu đến mãi sau này.

    -8659-1723104647.jpg

    Anh Phạm Ngọc Cương.

    Trần Ngọc Vịnh cho rằng trải nghiệm tốt khiến khách hàng hài lòng, còn trải nghiệm khách hàng xuất sắc cần những trải nghiệm trên mong đợi với các lợi điểm đến từ sản phẩm nhận được. Bên cạnh đó, khách hàng nhận trải nghiệm tốt chỉ hài lòng vì cảm thấy trọn vẹn nhưng nếu trải nghiệm xuất sắc chắc chắn sẽ giới thiệu cho người thân dùng, đây là điểm FPT luôn hướng tới.

    -5597-1723104647.jpg

    Anh Trần Ngọc Vịnh.

    Với Nguyễn Lê Hoàng Thiên, nếu chỉ trải nghiệm tốt, khách hàng có thể rời bỏ khi có trải nghiệm chỗ khác tốt hơn. Còn trải nghiệm xuất sắc là cảm giác “wow”, và khách hàng nhận trải nghiệm này luôn trung thành lựa chọn mình. Chị khẳng định đó là tập khách phải chăm sóc, có thể sẽ là người bảo vệ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.

    -5106-1723104647.jpg

    Chị Nguyễn Lê Hoàng Thiên.

  • 14h15

    Ở câu hỏi đầu tiên phần Thuyết phục - “Cán bộ kinh doanh cần có ngoại hình tốt. Đúng hay sai, vì sao?”.

    Ngay khi câu hỏi xuất hiện, Trần Ngọc Vịnh đã nhanh tay giành quyền trả lời. Anh đồng ý với quan điểm, cho rằng sales là người tiếp xúc đầu tiên và gần nhất với khách hàng, việc có ngoại hình tốt sẽ khiến khách hàng thoải mái hơn. Đầu xuôi đuôi lọt, nhờ vậy quá trình làm việc sau này sẽ mượt mà. Anh thuyết phục giám khảo với 4 like, 2 ứng viên còn lại không có cơ hội trả lời.

    -3260-1723110675.jpg

    Trần Ngọc Vịnh - Synnex FPT nhận sự reo hồ từ đồng đội sau phần trả lời của mình.

    Với câu hỏi số 2: "Việt Nam sẽ lọt vào top 25 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2038. Đúng hay sai, vì sao?". 3 ứng viên đều chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng và nhận 5 dislike đỏ chót từ HĐTĐ.

    Câu hỏi cuối cùng: “Bạn thần tượng doanh nhân nào? Tại sao?”. Nguyễn Lê Hoàng Thiên giành quyền trả lời. Chị thể hiện sự ngưỡng mộ dành cho chị Nguyễn Đỗ Quyên - COO FPT Retail. “Là người trưởng thành tại FPT Long Châu, khi nhìn vào chị Quyên, tôi muốn bản thân phát triển mọi thứ theo chị và chị là tấm gương để tôi cố gắng mỗi ngày”. Chị Thiên dành trọn vẹn 5 like của HĐTĐ.

    Chị Thiên là ứng viên duy nhất được tiến vào phần Dấu ấn. Tại đây, giống như ứng viên Dương Lê Minh Đức, chị Thiên tiếp tục chọn giám khảo Phạm Duy Phúc để đặt câu hỏi: “Tập đoàn đang phát triển với mục tiêu DC5-135, FPT Long Châu cũng đang ứng dụng AI. Có quan điểm AI thay thế dược sĩ, quan điểm này đúng hay sai và nhờ anh chia sẻ thêm?”. Anh Phúc ôn tồn khẳng định: “Con người là yếu tố quan trọng. AI giúp tăng năng suất lao động, nhưng đó là công cụ tăng thu nhập, không lấy đi công việc của chúng ta”.

    -2705-1723104936.jpg

    Nguyễn Lê Hoàng Thiên dành câu hỏi cho giám khảo Phạm Duy Phúc.

  • 14h30

    Kết thúc phần Thuyết phục, 3 ứng viên tiến đến phần Phỏng vấn.

    Mở đầu, anh Phạm Ngọc Cương trả lời câu hỏi về “cơ” ở FPT Shop. Theo anh, FPT Shop có rất nhiều thứ để phát triển thêm các ngành như điện máy, gia dụng, xe điện…

    Trước những khó khăn liên tiếp bủa vây FPT Shop thời gian gần đây, để động viên anh em, Cương lựa chọn cách “đi nhậu”, giải toả tâm lý cho đồng đội.

    Để tăng doanh số cho đơn vị, anh Cương cho rằng cần thay đổi cách làm từ offline sang online và trở nên thật mạnh về marketing online. Đại diện FPT Retail cũng thừa nhận, FPT Shop chưa làm được tốt, còn đi chậm trong việc giải bài toán khó này.

    Chia sẻ về việc nâng trải nghiệm khách hàng ở shop, Cương nhận định điều quan trọng nhất là con người và chiến lược là sẽ đào tạo thêm cho nhân sự shop.

    -9176-1723107152.jpg

    Phạm Ngọc Cương thể hiện trong phần Phỏng vấn.

    Tiếp đến, anh Bùi Quang Ngọc yêu cầu Trần Ngọc Vịnh sắp xếp 3 yếu tố: hiểu biết sản phẩm, hiểu biết khách hàng, kỹ năng thuyết phục cho bán lẻ và phân phối. Vịnh tự tin lựa chọn thứ tự kỹ năng thuyết phục, am hiểu sản phẩm, am hiểu khách hàng cho bán lẻ; am hiểu sản phẩm, am hiểu khách hàng, kỹ năng thuyết phục cho phân phối.

    Tiếp sau anh Ngọc, anh Khoa làm khó ứng viên với loạt câu hỏi nhanh về OKR. “OKR giúp em bán hàng tốt hơn như thế nào?”, “Thế nào là OKR tốt?”, “Sự khác biệt giữa mục tiêu và kết quả then chốt?”, “Nếu áp doanh số bán quý IV gấp đôi quý III, em dùng OKR cho quý 4 như thế nào?”. Câu trả lời của Vịnh chưa thuyết phục được anh Khoa. "Chưa dùng OKR mấy!”, anh kết luận.

    Xong chuỗi câu hỏi về OKR, anh Khoa "cua gắt" muốn Vịnh cho ý kiến về nhận định: "Đời sales ngắn và bạc". "Có ý đúng và không!", Vịnh đáp. Anh Khoa tiếp: "Anh muốn nghe bản lĩnh của em. Đúng hay sai". "Em thấy đúng. Em không thể đứng mãi ở vị trí này, có thể sẽ là CEO", Vịnh bày tỏ.

    -3030-1723107152.jpg

    Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa dành nhiều câu hỏi cho ứng viên Trần Ngọc Vịnh.

    Là một trong những mảng kinh doanh được quan tâm nhất thời điểm hiện tại, chị Nguyễn Lê Hoàng Thiên đến từ FPT Retail lại nhận "mưa" câu hỏi đến từ TGĐ Nguyễn Văn Khoa. Tự tin với kinh nghiệm vốn có trong mảng dược phẩm, cô gái FPT Long Châu tự hào với những thành quả nhà Bán Lẻ đã làm được trong mảng này. "Điểm khác biệt của FPT Long Châu so với các nhà thuốc khác chính là chúng tôi cung cấp thuốc kê đơn - kê toa. Đặc biệt, ở mảng thực phẩm chức năng thì FPT Retail có nguồn gốc xuất xứ sản phẩm chính hãng, rõ ràng nên không gặp khó hoặc vấn đề trong quá trình tư vấn ở mảng sản phẩm này" - chị Thiên cho biết.

    Ngoài ra, chị Thiên cũng điềm tĩnh giải đáp câu hỏi hóc búa của sếp nhà FPT về việc "Có hay không điểm dừng số lượng các cửa hàng thuốc và bao giờ dừng nhân rộng?". Đại diện FPT Retail cho biết nếu doanh thu cửa hàng cũ tụt giảm và doanh thu cửa hàng mới không tăng trưởng nữa thì rất có khả năng FPT Long Châu sẽ cân nhắc tạm dừng.

    -9214-1723107914.jpg

    Chị Nguyễn Lê Hoàng Thiên có phần thể hiện xuất sắc trong vòng thi.

  • 15h00

    Sau 2 nhóm đấu căng thẳng, chương trình thay đổi không khí bằng một minigame hấp dẫn. Anh Ngọc, anh Khoa, anh Phúc được mời lên sân khấu để thi đấu trực tiếp với 3 khán giả nhanh chân nhất. Mỗi người được đeo 1 đai lưng đính kèm hộp bóng có bóng. Người chơi phải lắc mình làm sao để bóng rơi ra ngoài trong 20 giây. Ai lắc được hết bóng trước, hoặc rơi nhiều hơn trong thời gian quy định, sẽ thắng.

    Mỗi người thắng được thành viên HĐTĐ nhận ngay 500.000 đồng trao tay cùng 1 triệu đồng đã có trước đó khi chỉ cần lên sân khấu. Kết thúc, hai khán giả thi đấu với anh Ngọc và anh Phúc chiến thắng, nhận tổng cộng 1.500.000 đồng.

    -9886-1723108038.jpg
  • 15h15

    Vũ Văn Thái - FPT Telecom, Trần Duy Hưng - FPT IS và Nguyễn Thị Quỳnh Lan - FPT Software là những cái tên tiếp theo thi đấu hạng mục Kinh doanh.

    Để “chào sân”, Vũ Văn Thái ngắn gọn: "Em bán mạng, em đến từ FPT Telecom. Em sẽ luôn cống hiến bằng hết sức của mình”.

    Trần Duy Hưng thì khẳng định “Không gì ngoài nỗ lực của bản thân và số cống hiến cho công ty” là những phẩm chất của mình

    Nguyễn Thị Quỳnh Lan tranh thủ giới thiệu về AI Center của FPT Software - đơn vị đang nghiên cứu nhiều sản phẩm AI mới theo chiến lược đẩy mạnh của Tập đoàn, không quên “quảng cáo” mục tiêu mang về 1 triệu USD tiếp theo từ AI cho FPT Software.

    -5190-1723108179.jpg

    Đề bài phần Trình bày của nhóm 3 là: “Theo bạn tình hình kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Việc này tạo ra cơ hội và thách thức gì cho đơn vị kinh doanh của bạn trong năm tới?”.

    Theo anh Vũ Văn Thái, sau nhiều năm biến động, năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tốt dần. Kinh tế đi lên sẽ tạo ra nhưng các cơ hội sau cho FPT Telecom: Khách hàng chịu chi, giúp gia tăng doanh thu; Kế hoạch đầu tư mở lại, khai thác nhà mới tăng lên; Mạnh dạn mở rộng đầu tư vùng phủ; Kênh bán hàng online, trực tiếp gặp thuận lợi. Còn những thách thức FPT Telecom gặp phải gồm: đối thủ không ngồi yên khi bị giành thị phần, FPT Telecom phải nhiều hành động để giữ và lấy thị phần; Phục vụ khách hàng phải nâng cao về công nghệ, chất lượng.

    -7245-1723109597.jpg

    Anh Vũ Văn Thái.

    Trần Duy Hưng cũng cho rằng xu hướng kinh tế đi lên khi năm 2024 tích cực và 2025 tất yếu sẽ bứt phá. Do vậy Việt Nam sẽ có lợi thế về đầu tư nước ngoài, số hóa nền kinh tế. “Mảng kinh doanh của tôi là về chăm sóc khách hàng ngân hàng, như vậy ngân hàng có tiền và sẽ tăng cường thêm về việc phát triển số hóa. Theo đó, ngân hàng sẽ đầu tư công nghệ vào nâng cấp số hóa. Do có sự tăng nhu cầu xác thực giao dịch, số hóa thanh toán điện tử thì khách hàng cụ thể ở đây là ngân hàng cần nâng cao giao dịch điện tử, do vậy vai trò của FPT IS nằm ở việc cần nâng cao hạ tầng”, Hưng nói. Anh cho biết thêm cách thức có thể sử dụng là xây dựng chiến lược tốt để đáp ứng các yêu cầu trên.

    -7635-1723109597.jpg

    Anh Trần Duy Hưng.

    Đồng quan điểm, Nguyễn Thị Quỳnh Lan nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam đang diễn biến tích cực, thể hiện qua các chỉ số nghiên cứu thị trường gần đây. Các doanh nghiệp đang đầu tư dài hạn để số hoá, xanh hoá, chuẩn bị cơ hội mới. Theo Lan, FPT Software có thị trường Việt Nam chỉ dưới 10%, nhưng mảng AI của nhà Phần mềm lại có tới 30% từ thị trường Việt Nam. Điều này có được nhờ sự tin tưởng từ khách hàng và dựa trên trải nghiệm từ Việt Nam để đưa ra thế giới. Chị cho rằng có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường AI của FPT Software nên đơn vị đặt mục tiêu thách thức là chiếm 40-45% thị trường Việt Nam, đạt con số tỷ USD cho AI như Tập đoàn mong muốn, và cũng đang chuẩn bị nguồn lực cho công cuộc này.

    -4191-1723109597.jpg

    Chị Nguyễn Thị Quỳnh Lan.

  • 15h30

    Ngay câu hỏi đầu tiên của phần Thuyết phục đã tạo “chông gai” cho nhóm đấu này. Trả lời “Chỉ tiêu quan trọng nhất cho salesman là gì? Vì sao?”, 3 ứng viên đều khiến giám khảo phải giơ dislike tuyệt đối.

    Tới câu hỏi thứ hai: “Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trong kinh doanh. Đúng hay sai, vì sao?”, 2 ứng viên nam đều chưa hoàn toàn chinh phục được HĐTĐ. Tới lượt mình trả lời, “bóng hồng” AI nhà Phần mềm đồng ý với quan điểm đưa ra trong câu hỏi. “Công ty có lợi nhuận mới có thể phân phối lợi nhuận đó cho người lao động, ngoài ra có thể đầu tư vào đào tạo, marketing, bán hàng để tăng doanh số, giúp cổ đông có lợi, tiếp tục đồng hành với Tập đoàn”, chị Lan nói.

    Câu trả lời giành 5 like tuyệt đối từ HĐTĐ.

    Và sau câu hỏi số 3: “Giải thích ngắn gọn sự khác nhau giữa lãi gộp (gross profit) và lãi ròng (net profit)”, chị Lan tiếp tục ghi điểm khi lấy được 3 like của HĐTĐ và giành quyền bước vào phần Dấu ấn.

    -2675-1723110201.jpg

    Nguyễn Thị Quỳnh Lan - FPT Software nhận về những nút like từ HĐTĐ.

    Tại phần Dấu ấn, Nguyễn Thị Quỳnh Lan đặt câu hỏi cho TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa: “Đơn vị muốn kết hợp bán dẫn, AI, Tập đoàn có đầu tư hay không?”, anh Khoa chắc nịch “có”, tái khẳng định đầu tư vào bán dẫn và AI đang là chiến lược của FPT.

    -3709-1723110532.jpg
  • 15h45

    Vũ Văn Thái mở đầu phần Phỏng vấn. Kể về những cái hơn về chất lượng dịch vụ so với đối thủ, Thái liệt kê: chất lượng modem, đường truyền; chăm sóc khách hàng sau lắp đặt; chất lượng, tốc độ bảo trì. Anh cho rằng điểm khác biệt của FPT Telecom là máu chiến, kiến thức sản phẩm; còn điểm yếu hơn đối thủ là kinh nghiệm tại địa bàn.

    Theo Thái, 3 năm nữa FPT Telecom cần phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ về cloud để tăng sức cạnh tranh.

    Nếu được giao nhiệm vụ mới ở các lĩnh vực khác như giáo dục hay thuốc thì, anh cũng đều sẵn sàng

    -5754-1723111644.jpg

    Vũ Văn Thái trình bày trong phần Phỏng vấn.

    Với ứng viên Trần Duy Hưng, anh Nguyễn Văn Khoa đưa ra câu hỏi: "Em thấy mình đóng góp được gì cho chiến lược AI bán xe số xanh của FPT?". Anh Trần Duy Hưng cho rằng khách hàng Vietcombank của anh có nhu cầu chuyển đổi số quy trình nội bộ. FPT IS có các sản phẩm để đáp ứng.

    Giữa một loạt câu hỏi của các giám khảo khác liên quan đến lĩnh vực ngân hàng anh Hưng đang tham gia, anh Khoa bất ngờ hỏi: "Sâu - Sáng - Tuyệt - Thông - Phong lấy từ đâu ra", khiến ứng viên khá bối rối.

    -2674-1723111644.jpg

    Anh Nguyễn Văn Khoa mang đến câu hỏi hóc búa cho ứng viên Trần Duy Hưng.

    Trả lời câu hỏi của anh Bùi Quang Ngọc về yếu tố “hiểu biết khách hàng", Nguyễn Thị Quỳnh Lan khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất. “Chúng ta cần giúp khách hàng giải quyết các vấn đề vướng mắc để ứng dụng công nghệ, giúp họ cải thiện. Một trong những thông tin quan trọng để hiểu khách hàng đó là cần hiểu vấn đề tiêu biểu trong ngành là gì, nội tại của doanh nghiệp đang ra sao và đối tượng đang trao đổi thuộc phòng ban nào, hướng mục tiêu gì và đội ngũ pre-sale sẽ có hướng tư vấn phù hợp”, Lan nói.

    Ở những giây cuối, TGĐ Nguyễn Văn Khoa đưa ra giả thiết nếu một khách hàng không biết gì về AI thì làm cách nào để thuyết phục, chị Quỳnh Lan cho biết cần quay lại vấn đề gốc hiểu biết về khách hàng của mình. "Theo em, tuệ - bán - xe - số - xanh, em làm gì tốt nhất cho FPT?", anh Khoa hỏi. “Tất cả”, Quỳnh Lan dứt khoát trong tiếng cổ vũ ngập hội trường.

    -3977-1723112025.jpg

    Quỳnh Lan thể hiện khá tốt trong phần thi của mình.

  • 16h15

    Nhóm đấu cuối cùng là màn tranh tài của những gương mặt: Trần Tuấn Anh - Base.vn, Tống Thanh Thuỳ - FPT Education và Hàn Đức Biên - FPT Telecom.

    Trần Tuấn Anh có màn “chào sân” đầy tự tin khi khẳng định: "Tôi tới đây với tinh thần một ‘builder’, muốn xây dựng tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao Base.vn đứng top 1 trong lĩnh vực của mình”.

    Ứng viên Tống Thanh Thuỳ thật thà: “Sếp em giao KPI: phải được vào vòng trong”.

    Còn Hàn Đức Biên dùng 2 từ Chủ động và Tin cậy để mô tả về bản thân. “Không có lý do gì HĐTĐ không đặt niềm tin vào tôi như khách hàng đã đặt”, anh dõng dạc.

    -2445-1723112485.jpg

    Đề bài Trình bày của nhóm Kinh doanh cuối cùng là: “Theo bạn khi ứng dụng AI trong hoạt động bán hàng, bên cạnh những lợi ích mang lại sẽ đi kèm những rủi ro gì?”.

    Trần Tuấn Anh chỉ dùng chưa đến một nửa thời gian để đưa ra được những rủi ro khi ứng dụng AI vào hoạt động bán hàng gồm: Bảo mật thông tin trong chính nội bộ và cho khách hàng; Trải nghiệm khách hàng trọn vẹn; Ra quyết định sai; Kỹ năng của CBNV (mòn kỹ năng và tư duy).

    -8084-1723112989.jpg

    Anh Trần Tuấn Anh.

    “AI là khái niệm mới với tôi”, Tống Thanh Thuỳ thừa nhận. Theo chị, để AI hoạt động tốt thì cần cung cấp dữ liệu lớn về khách hàng, đặc biệt đối với giáo dục, điểm chạm khách hàng là con người thì hiện tại vẫn phát huy tốt vai trò của mình. “Thực tế FPT Education cũng đã có ý định sử dụng chat bot giao tiếp với khách hàng - phụ huynh nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa. Ngoài ra vấn đề bảo mật cũng là điều cần cân nhắc khi cung cấp dữ liệu khách hàng cho AI tại thời điểm này”.

    -5173-1723112989.jpg

    Chị Tống Thanh Thùy.

    Dẫn lời anh Thế Phương trên báo, Hàn Đức Biên cho rằng AI rất quan trọng với FPT khi được ứng dụng trong nội bộ, kinh doanh và được kỳ vọng ghi tên FPT trên bản đồ thế giới. “Rủi ro lớn nhất liên quan bảo mật, đặc biệt là bảo mật an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu cá nhân. Khi AI trở nên thông minh hơn con người, AI có thể viết code cho chính mình, giả mạo lừa đảo, đưa sai sự thật. Với dữ liệu của con người, AI có thể thao túng sở thích tiêu dùng, còn với doanh nghiệp thì khi cung cấp các tài liệu đầu vào cho AI về lợi nhuận, chiến lược có thể kéo theo rất nhiều rủi ro”, Biên nói. Bên cạnh đó, anh cũng đề cập vấn đề đạo đức khi sử dụng AI.

    -4316-1723112989.jpg

    Anh Hàn Đức Biên.

  • 16h30

    Đến với phần Thuyết phục, 3 ứng viên có câu hỏi số 1: “Để bán hàng, thương hiệu cá nhân hay thương hiệu sản phẩm quan trọng hơn? Vì sao?”.

    Tống Thanh Thùy bấm chuông đầu tiên, giành quyền trả lời. "Thương hiệu sản phẩm quan trọng hơn vì khách hàng khi chọn phải chọn sản phẩm trước, quyết định mua hay không mới là thương hiệu cá nhân”, chị nói và nhận 4 like từ HĐTĐ.

    Câu hỏi số 2: “Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách hàng? Vì sao?”.

    Hàn Đức Biên nhanh tay bấm chuông, anh cho rằng chất lượng sản phẩm/dịch vụ ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách hàng. Cuối cùng, điều khách hàng trải nghiệm là giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ. Câu trả lời của anh thuyết phục HĐTĐ với 4 like.

    -7270-1723113462.jpg

    Hàn Đức Biên thuyết phục HĐTĐ với nhiều nút like cho phần trả lời.

    Ở câu hỏi số 3: “Bộ phận nào trong công ty gây khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị bạn? Vì sao?”. Khi Trần Tuấn Anh không thành công với câu trả lời của mình, Hàn Đức Biên nhanh tay chớp lấy cơ hội trả lời. Theo anh, không có bộ phận nào trong công ty gây khó khăn nhất vì tất cả đều hoạt động vì mục tiêu chung. Mâu thuẫn phát sinh tự nhiên giữa kinh doanh và BO (khối hỗ trợ kinh doanh) luôn có, nhưng càng tranh luận quyết liệt càng mang lại lợi ích cho công ty. Câu trả lời của ứng viên nhà “Cáo” nhận 3 like từ HĐTĐ.

    Hàn Đức Biên bước vào phần Dấu ấn và chọn PTGĐ FPT Nguyễn Thế Phương để đặt câu hỏi. “Đầu tư AI FPT có chiến lược rồi nhưng đầu tư bảo mật thông tin đi kèm AI thì chưa thấy, hướng đi này sẽ như thế nào?”, ứng viên hỏi. Anh Phương thừa nhận vấn đề mà anh Biên đề cập, nhưng thông tin thêm rằng Tập đoàn đang có hoạt động nâng cao bảo mật, nâng cấp bảo mật của sản phẩm dịch vụ và đặc biệt đang triển khai quản trị dữ liệu toàn FPT.

    -9378-1723113462.jpg

    Anh Nguyễn Thế Phương trả lời câu hỏi từ ứng viên.

  • 16h45

    Nhóm đấu Kinh doanh cuối cùng tiến đến phần Phỏng vấn.

    Được anh Ngọc hỏi về khó khăn, thách thức khi bán giải pháp Base.vn, Trần Tuấn Anh chia sẻ, khó khăn lớn nhất là đa phần tổ chức doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính hệ thống dẫn đến chưa có kiến thức về quản trị, còn thách thức của công ty là đào tạo thế hệ trẻ.

    Anh Khoa hỏi Tuấn Anh: “Kinh tế khó khăn thì sẽ có cách tiếp cận khác biệt để đẩy doanh số như thế nào?”. “Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Base.vn tập trung vào việc giúp doanh nghiệp có tính hệ thống hơn, hiểu về vận hành qua các workshop, khoá đào tạo. Base.vn cũng đang có những chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chi phí, triển khai”, ứng viên trả lời.

    Giám khảo Phạm Duy Phúc nêu vấn đề: "Turnover rate (tỷ lệ ngưng hợp tác) của Base.vn khá cao, khách hàng mất đi thì giữ ra sao khi kiếm khách hàng mới rất khó?". Tuấn Anh cho biết một trong những điểm mạnh của Base.vn là tập trung triển khai, thành công của công ty là khi khách hàng dùng có kết quả, muốn dùng những giải pháp khác và trở thành đại sứ thương hiệu cho Base.vn.

    -8361-1723114224.jpg

    Trần Tuấn Anh là người đầu tiên trả lời phần Phỏng vấn.

    Trả lời câu hỏi của anh Khoa: "Trong khối kinh doanh, đâu là sức mạnh cạnh tranh cốt lõi?", Tống Thanh Thùy khẳng định đầu tiên là thương hiệu FPT. Thương hiệu giáo dục trong lòng doanh nghiệp đã phủ sóng nhiều tỉnh thành.

    "Nêu 3 điểm khác nhau giữa tuyển sinh khối giáo dục và kinh doanh y tế”, anh Khoa tiếp tục. Thùy đáp: "Đầu tiên là đối tượng khách hàng: một bên là toàn dân, một bên là học sinh tốt nghiệp lớp 12 và phụ huynh. Thứ hai là khối lượng kiến thức chuyên môn. Điểm thứ ba em chưa nghĩ ra".

    -6036-1723114224.jpg

    Ứng viên nhà Giáo dục trong phần thi chiều nay.

    Tự tin thể hiện tư duy tốt ở những phần tranh tài trước, nhưng Hàn Đức Biên lại khá lúng túng trong việc trả lời câu hỏi của HĐTĐ. Đại diện của FPT Telecom chưa thực sự nắm được trọng tâm câu hỏi của anh Bùi Quang Ngọc về việc "Giữa 2 nhà mạng Viettel và VNPT, bạn chọn cách nào thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ FPT?". Tuy vậy, anh Biên đã định vị được tương lai chuyển dịch của viễn thông trong tương lai chuyển đổi số mạnh mẽ hiện tại. Đặc biệt, đối với "AI - Bán - Xe - Số - Xanh", Biên cho rằng FPT Telecom đóng vai trò mạnh mẽ ở "AI", "Bán" và "Số".

    -1306-1723114224.jpg

    Hàn Đức Biên đã thể hiện tốt trong ngày thi của mình.

  • 17h00

    Chiếm tới gần nửa hội trường và ở lại đến tận cuối với “nhiệt” không giảm, lực lượng cổ vũ hùng hậu từ FPT Telecom giành giải thưởng Đội cổ vũ "chất" nhất của buổi tranh tài chiều nay.

    -5286-1723114302.jpg

    Đội cổ vũ nhà Viễn thông giữ vững tinh thần "ồn ào, náo nhiệt" suốt buổi thi chiều nay.

Top 50 FPT 13 Under 35 năm nay sẽ tham gia vòng Bản lĩnh (Top 50 Challenge), được tổ chức vào hai ngày 8 và 9/8. Các ứng viên được chia theo hạng mục đề cử và tham gia các phần thử thách. Tham gia vòng Bản lĩnh, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện rõ tố chất, năng lực và khả năng ứng biến linh hoạt của bản thân. Giống như năm trước, toàn bộ thể lệ và cách thức thi đấu của vòng Bản lĩnh sẽ không được công bố trước. Chỉ bước vào phòng chờ của buổi thi, ứng viên mới được BTC thông báo.

Đồng đội và người thân của ứng viên đều có thể đến hội trường tầng 8, FPT Tower (Hà Nội) để cổ vũ tinh thần. Năm nay, giải thưởng Đội cổ vũ "chất" nhất cho mỗi buổi thi được nâng lên con số 3 triệu đồng.

Tiêu chí chấm điểm của vòng Bản lĩnh xoay quanh khả năng ứng biến, lý lẽ thuyết phục, tư duy logic cũng như phong thái tự tin, trình bày mạch lạc. Đánh giá của Hội đồng thẩm định sẽ chiếm đến 70% trên tổng điểm, 30% còn lại đến từ bình chọn của độc giả trên chuyên trang FPT 13 Under 35Diễn biến của 2 ngày tranh tài sẽ được cập nhật trực tiếp tại Chungta.vnvới phiên sáng bắt đầu từ 8h và phiên chiều bắt đầu từ 13h. 

Ý kiến

()