Chúng ta

ĐHCĐ FPT 2021: ‘Bối cảnh mới tuy khó nhưng là thời thế của Tập đoàn’

Thứ năm, 8/4/2021 | 14:17 GMT+7

“Tôi có thể vui vẻ nói với các vị rằng bối cảnh mới tuy khó khăn này lại là thời thế của Tập đoàn FPT”, Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định tại ĐHĐCĐ thường niên FPT diễn ra chiều nay (ngày 8/4).

  • 14h00

    Ngày 8/4, FPT tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2021 (ĐHĐCĐ 2021) theo hình thức 100% trực tuyến thích ứng với bình thường mới.

    Năm nay, ĐHĐCĐ áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tuyến 100%. Khoảng 50 cổ đông tham dự trực tiếp tại phòng Hội nghị của FPT Tower. Từ 13h, hệ thống đã chính thức được mở đón các cổ đông. Đại hội ghi nhận tỷ lệ tham dự chiếm 63% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

    Đúng 14h, Đại hội khai mạc. Trước khi bắt đầu vào các nội dung chính thức của Đại hội, theo thủ tục, anh Nguyễn Việt Thắng - Trưởng ban kiểm soát (BKS) - báo cáo kiểm tra tư cách đại biểu trước Đại hội.

    SONR7400-JPG-6781-1617866553.jpg

    Cổ đông hoàn tất thủ tục dự đại hội.

    2020 là một năm vô cùng đặc biệt với đầy những biến động bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Suốt 1 năm qua, FPT đã luôn nỗ lực, đoàn kết và nhận được sự tin tưởng, đồng lòng của toàn thể cổ đông, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục duy trì tăng trưởng và đem lại lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư. Tại ĐHĐCĐ 2021, Ban Lãnh đạo Tập đoàn sẽ chia sẻ cùng cổ đông những kết quả đạt được trong năm qua, những nền tảng nhà F đã tạo dựng được để đạt mục tiêu đề ra và định hướng chiến lược FPT giai đoạn 2021-2023.

    Trước khi đi vào phiên làm việc chính thức, các đại biểu cùng làm lễ chào cờ.

    Thành phần tham dự ĐHĐCĐ gồm các thành viên HĐQT, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát cùng các đại biểu đang tham dự trực tiếp tại Hội trường và trực tuyến từ khắp nơi trên thế giới. Anh Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT - lên bàn Chủ toạ để chủ trì Đại hội. Anh Bình sau đó mời Đoàn Chủ tịch cùng lên để điều khiển Đại hội, gồm: anh Bùi Quang Ngọc - PCT HĐQT; anh Nguyễn Văn Khoa - TGĐ FPT; anh Nguyễn Thế Phương - PTGĐ và anh Hoàng Việt Anh - PTGĐ.

    Chủ tịch đoàn đề cử ban thư ký gồm chị Đỗ Kim Phượng và chị Phạm Ngọc Anh. Ban kiểm phiếu của Đại hội gồm Trưởng ban Hoàng Hữu Chiến cùng 2 ủy viên là anh Nguyễn Việt Thắng và anh Trần Khương.

    SONR7446-1-2832-1617867560.jpg

    Quang cảnh đại hội.

    Chủ tọa Trương Gia Bình cho biết, Đại hội dự kiến kéo dài 1 giờ 30 phút, bao gồm 6 báo cáo, phiên hỏi đáp, biểu quyết.

    Sau khi thống nhất thông qua các nội dung của chương trình Đại hội, toàn thể đại biểu cùng theo dõi video tổng kết tình hình năm qua của FPT để hiểu rõ hơn về những kết quả nổi bật mà nhà F đã đạt được trong năm 2020.

  • 14h15

    Thành lập hai công ty mới

    Anh Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch FPT cho biết năm 2020, công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra trước thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19.

    s8-7247-1617869458.jpg

    PCT Bùi Quang Ngọc

    Năm 2020, FPT đã thành lập một số công ty mới như FPT Smart Cloud và FPT Digital. Trong đó, FPT Smart Cloud tập trung kinh doanh mảng Điện toán đám mây (Cloud) và Trí tuệ nhân tạo (AI) để tận dụng tiềm năng của các mảng công nghệ lõi.

    Tăng vốn cho công ty con

    Bên cạnh thành lập mới hai công ty, FPT cũng đã tiến hành tăng vốn cho các công ty con, theo ông Bùi Quang Ngọc.

    Cụ thể, lần gần đây nhất, FPT đã phê duyệt tăng vốn điều lệ công ty con là Công ty TNHH Giáo dục FPT từ 1.000 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng. Trước đó ngày 26/1, HĐQT FPT cũng đã thông qua việc tăng vốn cho Công ty TNHH Phần mềm FPT từ mức 2.800 tỷ đồng lên 3.300 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Đầu tư FPT từ 800 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Cả ba công ty này đều do FPT sở hữu 100% vốn.

    Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, FPT liên tiếp rót tổng cộng 1.100 tỷ đồng vào các công ty con. Tính đến ngày 12/3, FPT có trong tay tổng cộng 12 công ty thành viên, gồm 8 công ty con và 4 công ty liên kết.

  • 14h30

    Trình bày báo cáo của Ban điều hành về năm 2020 và kế hoạch hoạt động năm 2021, CEO nhà F Nguyễn Văn Khoa chia sẻ những câu chuyện về cách FPT vượt qua COVID-19.

    “2020 là một năm thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội ngàn vàng cho FPT khi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều chuyển đổi số, họ đầu tư trung bình 15 tỷ USD mỗi tuần cho CNTT trong COVID-19”, anh Khoa nói.

    Trong hoàn cảnh đó, về kinh doanh, FPT đã bám sát chiến trường, dốc sức biến cơ hội thành hiện thực. Đối với nội bộ, Tập đoàn phát huy sức mạnh con người, thúc đẩy sáng tạo và kỷ luật.

    Anh Khoa kể câu chuyện về việc kinh doanh với 1 Tập đoàn lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực. Đích thân Chủ tịch, BĐH FPT và CTTV tham gia “trận đánh” lớn, vừa đánh tổng lực, vừa chỉ huy tập trung, phân nhiệm vụ rõ ràng, huy động tới hơn 200 người cho dự án này.

    Chuyển từ thời bình sang thời chiến, mô hình chỉ huy mà FPT áp dụng thành công trong nội bộ cũng đưa vào vận dụng: thành lập Ban chỉ huy hoạt động kinh doanh, chuyển từ mô hình quản trị sang chỉ huy.

    Kết quả là chỉ trong 6 tháng, FPT ký được hợp đồng Made by FPT lớn nhất trong 30 năm với tập đoàn này, trong khi bình thường phải mất 1,5 năm.

    SON-0105-JPG-8607-1617876313.jpg

    CEO FPT Nguyễn Văn Khoa.

    Ngoài ra, FPT đồng hành với các địa phương. Dù dịch bệnh, FPT đã tiếp xúc trên 30 tỉnh thành trên cả nước, giải các bài toán cho địa phương một cách chuẩn chỉnh. “Ngay cuối tháng này, nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ cùng một địa phương Nam Trung Bộ khai trương trung tâm điều hành đô thị thông minh, do FPT đầu tư phần mềm cho tỉnh”.

    Không chỉ vậy, FPT còn phát huy sức mạnh con người, thúc đẩy sáng tạo và kỷ luật. Trong thời chiến COVID, 12 chỉ thị được ban hành, không một ai mất việc. Tỷ lệ nghỉ việc của FPT cũng thấp nhất. Số lượng nghỉ việc của FPT 2020 thấp nhất trong số các tập đoàn.

    “Với niềm tin và sự thay đổi mang tính mở đường, hơn nữa là sự sáng tạo và đoàn kết, tất cả tập trung cho công việc, FPT cam kết nắm bắt mọi cơ hội để đạt mục tiêu doanh thu tăng 16,4% và lợi nhuận tăng 18%; cam kết sát cánh đồng hành tạo các thế hệ F3, F4 giúp FPT trường tồn”, anh Khoa kết luận.

  • 14h35

    Anh Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc FPT cho biết năm 2021 công ty sẽ chuyển trụ sở về toà nhà FPT Tower số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội thay cho trụ sở cũ tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

  • 14h40

    Mục tiêu tăng trưởng chuyển đổi số ít nhất 30% trong năm tới

    Anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho hay: Chúng ta đang sống trong thời kỳ khó khăn: chiến tranh thương mại, dịch bệnh,… Song thời gian đang đứng về phía FPT. Tại sao tôi nói vậy? COVID-19 ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trên thế giới, do đó họ đưa ra chiến lược "Trả ít làm nhiều" và FPT là công ty có thể đưa ra các giải pháp phục vụ chiến lược này.

    FPT đã trưởng thành không chỉ về quy mô, công nghệ mà còn có cơ hội làm việc từ A đến Z tại các tập đoàn. Chuyển đổi số là vấn đề tốc độ. Hiện có nhiều tập đoàn muốn hợp tác với FPT, anh Trương Gia Bình cho biết.

    FPT bắt đầu côn ty không chỉ là dịch vụ mà còn cung cấp giải pháp cho chuyển đổi số. Nền kinh tế số thực chất là nền kinh tế nền tảng. Chúng tôi hiểu và cũng đưa ra các nền tảng đó. Chúng tôi có nền tảng về AI, về giáo dục, y tế, giao thông,…. Vấn đề là hiện chúng tôi phải đi cùng các doanh nghiệp khác để tạo ra hệ sinh thái.

    Tóm lại, cơ hội đối với FPT rất lớn, tăng trưởng chuyển đổi số ít nhất 30% trong năm tới, anh Trương Gia Bình khẳng định.

    TOP3-3841-1617870006.jpg

  • 14h45

    Anh Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng giám đốc FPT cho biết, đối với cổ tức năm 2020, FPT sẽ chi trả bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận giữ lại và cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%. Trước đó, công ty đã trả với tỷ lệ 10% tiền mặt. Dự kiến 10% tiền mặt còn lại sẽ thực hiện trong quý II năm nay.

    Năm 2021, FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp).

    SONR7588-1305-1617869312.jpg

    PTGĐ Nguyễn Thế Phương.

  • 14h45

    Phần thảo luận

    Sau khi các đại biểu cùng lắng nghe, theo dõi và tìm hiểu hầu hết các tờ trình, báo cáo của Đại hội đồng Cổ đông thường niên FPT 2021, Đại hội chuyển sang phần Thảo luận và đặt câu hỏi cho Chủ toạ. 

    Đại hội sẽ có 2 phiên Thảo luận. Phiên Thảo luận thứ 2 sẽ bắt đầu sau khi hướng dẫn Biểu quyết và tiến hành trong thời gian kiểm phiếu. Anh Trương Gia Bình quay lại sân khấu để tiếp tục chủ trì phần Thảo luận.

    SONR7741-JPG-5397-1617871107.jpg

    Cổ đông tham gia trực tuyến (phải) đặt câu hỏi cho Ban điều hành.

    1. Ban điều hành chia sẻ thêm về xuất khẩu phần mềm? FPT đang ở đâu trong chuỗi giá trị sản xuất phần mềm toàn cầu?

    Anh Trương Gia Bình: Chúng tôi cạnh tranh về ý tưởng, về giá thành,... trước đây những công việc đó đều do các tập đoàn lớn làm thì nay FPT đã nhận được việc. Hợp đồng 150 triệu USD tại Mỹ là minh chứng cho điều ấy. Chúng tôi đang muốn lặp lại lịch sử tại châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản.

    2. Dự kiến chiến lược kinh doanh hai công ty mới FPT Smart Cloud và FPT Digital?

    - Dịch vụ cloud là chiến lược trọng tâm của FPT trong thời gian tới vì thị trường và nhu cầu dịch vụ này đang tăng rất nhanh tại Việt Nam, khoảng 40% mỗi năm. Chúng tôi dự định phát triển dịch vụ cloud made in Việt Nam, do người Việt phát triển.

    Đối với FPT Digital, chúng tôi sẽ tập trung vào tư vấn chuyển đổi số, cạnh tranh sòng phẳng với các công ty tư vấn tại Việt Nam. Bởi vì sao? Chúng tôi có khả năng am hiểu người Việt Nam, am hiểu về quản trị, do đó chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đưa ra dịch vụ chuyển đổi số phù hợp nhất với người Việt Nam. Chúng tôi đã có hợp đồng tư vấn chuyển đổi số đầu tiên tại Nhật Bản.

    3. FPT trong thời gian tới có áp dụng chuyển đổi số vào chuỗi Long Châu của FRT để bán hàng online chưa?

    - Chúng tôi còn phải đi qua quy trình làm việc với chính sách nhà nước nữa.

  • 15h05

    Với việc nắm bắt cơ hội, đưa ra các chiến lược đúng đắn, biến Nguy thành Cơ, FPT đang dần chuyển mình một cách mạnh mẽ để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng. Hướng đến giai đoạn mới 2021-2023, anh Trương Gia Bình trình bày trước Đại hội Định hướng chiến lược của Tập đoàn cho 3 năm tiếp theo.

    “Tôi có thể vui vẻ nói với các vị rằng bối cảnh mới tuy khó khăn này lại là thời thế của Tập đoàn FPT”, anh Bình khẳng định.

    Covid ảnh hưởng nặng nề lên các nền kinh tế, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn nên họ đưa ra chính sách “do more with less”. Và FPT có thể cạnh tranh về việc được "trả ít mà làm nhiều".

    Kể câu chuyện chinh phục C99 - công ty kinh doanh ô tô hàng đầu của Mỹ với khách hàng ở 100 quốc gia trên toàn cầu, anh Bình cho biết năm 2020, ngay trong bối cảnh Covid-19, FPT vượt qua 193 công ty tên tuổi “mà chúng tôi ngưỡng mộ từ rất lâu” để thắng cuộc đua và và trở thành đối tác số 1 của họ. Để đủ nhân lực làm việc với người Mỹ, FPT phát triển nhân lực trên toàn cầu, từ Ấn Độ, Costa Rica, Mexico và nhiều nước khác. “Nguồn lực của FPT phải tính theo múi giờ trên thế giới”. Ngoài ra, năng lực công nghệ và tư vấn chuyển đổi số cũng là điểm mạnh của FPT.

    SON-0291-JPG-7285-1617871640.jpg

    Theo anh Bình, nhiều tập đoàn mong muốn hợp tác với FPT. FPT đã trưởng thành không chỉ về quy mô, công nghệ mà còn có cơ hội làm việc từ A đến Z tại các tập đoàn. Chuyển đổi số là vấn đề tốc độ.

    “FPT bắt đầu công ty không chỉ là dịch vụ mà còn cung cấp giải pháp cho chuyển đổi số. Nền kinh tế số thực chất là nền kinh tế nền tảng. Chúng tôi hiểu và cũng đưa ra các nền tảng đó. Chúng tôi có nền tảng về AI, về giáo dục, y tế, giao thông,… Vấn đề là hiện chúng tôi phải đi cùng các doanh nghiệp khác để tạo ra hệ sinh thái”, anh Bình nói.

    Với những động lực trên, FPT tiếp tục theo đuổi mục tiêu lớn và dài hạn: Top 50 Công ty chuyển đổi số hàng đầu thế giới tăng trưởng chuyển đổi số ít nhất 30% trong năm tới.

  • 15h25

    Đại hội tiếp tục phần hỏi đáp:

    Tương lai nào cho sản phẩm AI của FPT?

    - Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng core năng lực về AI. Hiện tại mảng AI của xử lý hình ảnh và tiếng nói của FPT đang phát triển tốt tại thị trường trong nước. AI của FPT sẽ hướng tới các khách hàng như ngân hàng hay tổ chức tài chính.

    Bên cạnh phát triển FPT AI, chúng tôi sẽ phát triển các sản phẩm như mô hình smarthome để cạnh tranh không những trong nước mà cả ngoài nước.

    SON-0294-JPG-9035-1617870929.jpg

    Cổ đông đặt câu hỏi.

    Sản phẩm AI của FPT trong tương lai?

    - Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng core năng lực về AI. Hiện tại mảng AI của xử lý hình ảnh và tiếng nói của FPT đang phát triển tốt tại thị trường trong nước. AI của FPT sẽ hướng tới các khách hàng như ngân hàng hay tổ chức tài chính.

    Bên cạnh phát triển FPT AI, chúng tôi sẽ phát triển các sản phẩm như mô hình smarthome để cạnh tranh không những trong nước mà cả ngoài nước.

  • 15h45

    Giải quyết tình trạng của sàn HoSE là không khó

    Nói về việc xung phong giải quyết tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE, anh Trương Gia Bình cho biết: "Sáng nay tôi được biết là hệ thống lại bị nghẽn. Cơ sở nào để FPT nhận giải cứu? Sàn Chứng khoán TP HCM (HoSE) sử dụng phần mềm của Thái Lan, sàn Hà Nội là phần mềm của FPT. Hiện sàn Hà Nội đã làm rất tốt nhiều năm nay. Do đó, giải quyết tình trạng của sàn HoSE là không khó".

    Theo Chủ tịch Trương Gia Bình, FPT còn cung cấp phần mềm cho ngành tài chính công ngành thuế, kho bạc, hải quan,… nên chúng tôi hoàn toàn tự tin để xử lý lệnh HoSE.

    "Chúng tôi hiểu biết hệ thống chứng khoán Việt Nam, có kinh nghiệm để giải quyết tình trạng đối với sàn HoSE. Khó khăn của chúng tôi không nằm ở ngân sách mà là khi thay đổi hệ thống sẽ phải thay đổi quy trình, con người. Chúng tôi hy vọng có thể khắc phục được khó khăn này".

    11-2536-1617872147.jpg

    Chủ tịch Trương Gia Bình.

  • 15h55

    Cập nhật nhanh kết quả kinh doanh quý I/2021: Dự kiến doanh thu tăng trưởng trên 14% và lợi nhuận tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Lãnh đạo FPT cho biết doanh thu chuyển đổi số hiện tại chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước vấn còn khá khiêm tốn. Trên 3.000 tỷ doanh thu từ chuyển đổi số năm 2020, thì ở thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào mảng cloud, robotic, AI, Connected Vehicles. Thị trường trong nước khá khiêm tốn đang cần thời gian để ghi nhận thêm doanh thu.

    Đối với thị trường trong nước, năm qua, FPT đã ký được hợp đồng chuyển đổi số trị giá vài trăm nghìn đôla với Minh Phú. Đây cũng là điều đáng khích lệ đối với FPT.

    Năm nay, chúng tôi đặt kế hoạch tăng trưởng mảng chuyển đổi số sẽ khoảng 30 – 40%, chủ yếu đến từ nước ngoài.

    SON-0158-JPG-5789-1617873366.jpg

    Cổ đông dự đại hội.

    "Khi Covid-19 kết thúc, vấn đề nhân lực sẽ là vấn đề lớn của FPT. Năm nay, chúng tôi dự kiến tuyển 7.000 người để đáp ứng tốc độ tăng trưởng và phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của thị trường", đại diện Tập đoàn khẳng định.

  • 16h15


    Theo ghi nhận từ Tổ thư ký, rất nhiều câu hỏi của cổ đông đã được gửi đến, thể hiện sự quan tâm rất lớn dành cho Đại hội. Tuy nhiên, do thời lượng Đại hội có hạn, Tổ thư ký sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi, phân loại thành các nhóm nội dung lớn và sẽ gửi câu trả lời, giải đáp đến cổ đông.

  • 16h20

    Tiếp theo chương trình, anh Hoàng Hữu Chiến - Trưởng ban kiểm phiếu - công bố kết quả: Đại hội đã thông qua toàn bộ tờ trình.

    Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu dự kiến đạt 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.210 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16% và 18% so với kết quả thực hiện năm 2020. Nếu hoàn thành, đây sẽ là năm đạt lãi kỷ lục của FPT từ trước đến nay.

    Về kế hoạch chia cổ tức năm nay, FPT dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, tức mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu FPT sẽ nhận về 2.000 đồng/cp.

    SONR7521-JPG-7308-1617875580.jpg

    Anh Bùi Quang Ngọc đọc Nghị quyết đại hội.

    Đối với cổ tức năm 2020, FPT sẽ chi trả bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận giữ lại và cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%. Trước đó, công ty đã trả với tỷ lệ 10% tiền mặt. Dự kiến 10% tiền mặt còn lại sẽ thực hiện trong quý II năm nay.

    Bên cạnh đó, HĐQT FPT trình cổ đông phương án bán 82.376 cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), giá bán 10.000 đồng/cp, bằng mức giá công ty đã mua lại trước đây.

    Lượng cổ phiếu bán cho người lao động sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày hoàn tất giao dịch bán. Trên thị trường, giá cổ phiếu FPT 79.600 đồng/cp chốt phiên ngày 7/4.

    Về kế hoạch đầu tư, FPT dự kiến chi mạnh tay cho khối viễn thông 2.013 tỷ đồng, chiếm 58% chi phí đầu tư của doanh nghiệp trong năm 2021.

    Đại hội cũng phê duyệt việc sửa đổi địa chỉ trụ sở FPT từ số 17 Duy Tân về số 10 Phạm Văn Bạch (Cầu Giấy, Hà Nội); Phương án Sửa đổi Điều lệ; Quy chế quản trị công ty và Quy chế hoạt động của HĐQT.

    Các cổ đông đánh giá cao công tác tổ chức của Đại hội: chuyên nghiệp, nhanh gọn và hiệu quả, đúng với xu hướng chuyển đổi số. Đặc biệt, ĐHCĐ được tổ chức ở tổ hợp mới đã mang lại cho các cổ đông trải nghiệm tốt. Bên cạnh đó, cổ đông cũng có những góp ý để cải thiện chất lượng tổ chức.

    Nhà đầu tư Tô Hồng Sơn cho rằng thời gian của phần thảo luận còn quá ngắn dù chủ tọa đã chủ đích rút ngắn phần báo cáo để dành thời gian nhiều hơn cho hỏi đáp. “Là cổ đông của FPT đã mười mấy năm rồi, năm nào cũng tham gia họp và theo dõi. Tôi muốn gắn bó lâu dài với Tập đoàn. Tổng Giám đốc có nói FPT sẽ là công ty trăm năm, còn tôi hy vọng mình sẽ là cổ đông trăm năm của FPT”.

    Chia sẻ quan điểm này, ông Chu Đức Toàn - chuyên viên phân tích của VNDIRECT nhận định tiềm năng phát triển của FPT là rất dồi dào. “Đặc biệt FPT có một đội ngũ lãnh đạo giàu nhiệt huyết, chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên rất năng động. Tổng hòa tất cả yếu tố này sẽ giúp FPT đi rất xa trong tương lai”.

    Bà Nguyễn Trần Cẩm Tú, luật sư của Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng, FPT không chỉ mang lại lợi ích cho cổ đông mà còn cho cả gia đình của họ và cho toàn xã hội. “Là cổ đông của fpt thì không chỉ thu về lợi ích về kinh tế và tài chính mà còn đóng góp cho xã hội với sự đầu tư của mình”, bà Tú đánh giá.

Chương trình, nội dung ĐHĐCĐ gồm báo cáo của HĐQT, báo cáo của TGĐ và báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020; thông qua phương án sử dụng lợi nhuận 2020; sửa đổi quy chế quản trị công ty; quy chế hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát…

Theo báo cáo tài chính năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Ý kiến

()