Chúng ta

Tập đoàn cùng đơn vị tháo gỡ rào cản phát triển

Thứ năm, 1/10/2015 | 10:50 GMT+7

Dự kiến từ ngày 5 đến 9/10, đại diện Ban lãnh đạo FPT, Ban Nhân sự (FHR) sẽ có buổi làm việc với các công ty thành viên để xác định những vấn đề được cho là làm giảm năng lực cạnh tranh tại các đơn vị.

Tuần trước, FHR đã hoàn thành báo cáo sơ bộ và chuyển dữ liệu phân tích dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh tới Ban điều hành. Giám đốc Điều hành hoạt động FPT Hoàng Việt Hà sẽ đại diện tập đoàn, làm việc tiếp với các đơn vị.

Buổi làm việc sắp tới giữa các bên liên quan sẽ làm rõ từng vấn đề của đơn vị, nguyên nhân, giải pháp, người chịu trách nhiệm giải quyết và thời gian xử lý.

Trước đó, theo quyết định do TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc ký ngày 13/8, FPT tiếp tục triển khai chương trình “Nâng cao Năng lực cạnh tranh 2015” trên toàn tập đoàn, được thực hiện bởi Ban Nhân sự FPT thông qua hệ thống khảo sát lấy ý kiến online. Sau 5 ngày trưng cầu (từ 18 đến hết 22/8), BTC đã thu về 559 lượt CBNV cho ý kiến, với gần 2.000 ý kiến đóng góp.

Theo FHR, các đóng góp năm ngoái hiện đã được giải quyết tới 80%.

Theo FHR, các đóng góp năm ngoái hiện đã được giải quyết tới 80%.

Theo Ban Nhân sự FPT, trong số các đóng góp, có nhiều vấn đề lặp lại năm ngoái, liên quan đến việc phân quyền/ủy quyền; nguồn lực; quy trình; sản xuất.

Năm 2014, dự án "Nâng cao năng lực cạnh tranh" triển khai từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 12/2014 đã thu về 1.750 ý kiến, trong đó có 934 ý kiến thu được qua survey và 816 ý kiến trực tiếp với các lãnh đạo qua 6 buổi hội nghị Vivek Paul của các đơn vị. Các vấn đề được CBNV quan tâm nhất xoay quanh chính sách đãi ngộ, quy trình sản xuất kinh doanh, nhân lực, tin học hóa… đến nay đã được giải quyết đến 85% vấn đề và đang tiếp tục hoàn thiện nốt.

Theo TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố cấp thiết và cần phải tiến hành ngay để giúp tập đoàn chiếm lĩnh thị trường trong nước và rộng bước tiến ra toàn cầu. Dự án này được xuất phát từ nhu cầu phát triển của tập đoàn, trong bối cảnh thị trường Việt Nam dù khó khăn nhưng vẫn tiềm năng, đòi hỏi FPT phải tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt với chiến lược toàn cầu hóa, FPT cần phải thay đổi để tăng tính chuyên nghiệp, thay đổi mô hình kinh doanh và bổ sung nguồn lực chất lượng cao cho thị trường mới.

Thanh Nga

Ý kiến

()