Chúng ta

Nhà sáng lập Cafebond hy sinh chỗ trọ để khởi nghiệp

Chủ nhật, 27/11/2016 | 07:14 GMT+7

Để có tiền theo đuổi ước mơ, nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đã về ở với mẹ để tiết kiệm chi phí.

Start-up nghe thì có vẻ rất ngầu. Kiểu như một anh chàng trẻ trung ở độ tuổi 20 nhận một đống tiền trên tay - con số mà anh chưa từng nắm giữ trong đời với một công việc bình thường. Tuy nhiên, đó là kết quả của một ý tưởng kinh doanh và sự nỗ lực, kiên định bền bỉ với con đường vạch ra của một nhà khởi nghiệp.

Sự thật của star-tup luôn là một hành trình khó khăn với muôn vàn thách thức. Câu chuyện của một chàng trai trẻ đã vươn lên và vượt qua các ông lớn thật sự cuốn hút nhưng số phần trăm người làm được điều này thì chắc chắn là không nhiều, vì rất nhiều lý do.

cafebond-1-4703-1480149030.jpg

Nhà khởi nghiệp với giấc mộng kinh doanh lớn Keyis Ng (bên phải).

Keyis Ng biết điều này rất rõ. Theo bước con đường của cha mẹ khi cả hai đều là chủ doanh nghiệp, chàng trai trẻ bắt đầu sở hữu một đơn vị marketing của riêng mình ở tuổi 21, trước khi xây dựng một nền tảng thương mại điện tử về cà phê mang tên Cafebond. Song hành trình của chàng trai này không đến nhanh chóng. Mọi thứ bắt đầu khi anh vẫn còn ở giảng đường trung học.

Trở về thời điểm đó, Keyis quyết định không tiếp tục việc học sau kỳ thi lên cấp “O”. Thay vào đó, anh vào thẳng quân đội và thực tập tại một công ty quảng cáo của Nhật được dẫn dắt bởi công ty giải trí có tiếng trong nước là Dick Lee. Trong hai năm, anh chàng đã có được vị trí toàn thời gian và làm việc với các khách hàng như Gucci, YSL, Puma và SMRT. Tuy nhiên, suy nghĩ về việc làm chủ luôn thôi thúc trong đầu anh. “Từ nhỏ, tôi đã luôn mơ ước có một sự nghiệp kinh doanh riêng. Nó có thể được thúc đẩy từ thực tế là cha mẹ tôi đều đang làm chủ một nhà máy sản xuất phụ tùng cho tàu thuyền và kinh doanh điện thoại di động”, anh chia sẻ.

Một ngày, cơ hội mở ra ngay trước mắt Keyis. “Nữ diễn viên Wong Li Lin ra mắt dòng sản phẩm về thể dục thẩm mỹ và đang tìm một đối tác marketing để làm việc đó. Ngay sau cuộc gặp đầu tiên với cô ấy, tôi đã đi đăng ký công ty và Wong Li Ling chính là khách hàng đầu tiên của tôi”, chàng trai kể.

Tuy nhiên, Keyis phải đối mặt với một trận chiến cực kỳ khó khăn. Là một nhà khởi nghiệp non trẻ và chưa có quá nhiều kinh nghiệm, anh phải đấu với những đối thủ đáng gờm hơn hẳn về nhiều mặt từ mạng lưới kết nối, nguồn lực đến kinh nghiệm. Chàng trai biết rằng mình cần phải chứng minh cho cả thế giới biết năng lực của bản thân.

cafebond-2-2706-1480149030.jpg

Giao diện Cafebond.com.

Những điểm phá vỡ đã đến trong 5 năm dài sau đó. Năm 2014, Keyis và đối tác kinh doanh đã đạt được một số thành công đáng kể: phục vụ các khách hàng như Lazada, Google và British Council, đồng thời anh đồng sáng lập tuần lễ thời trang số.

Mọi thứ đều có giá của nó. Vì một số lý do tài chính, công ty ký hợp đồng với nhiều khách hàng đến mức vượt khả năng kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiện tốt theo cam kết đã đưa ra. Tất cả đi đến đỉnh điểm khi một sự cố đặc biệt đưa Keyis đến bờ vực khó khăn - một khoảnh khắc mà chàng trai vẫn còn nhớ đến hôm nay. “Tôi được gọi đến cuộc họp của CEO Lazada Maximilian Bittner cùng một số người đứng đầu các bộ phận khác nhau của công ty này. Tôi đã bị mắng liên tục trong 30 phút. Cuộc họp kết thúc với một bản thanh lý hợp đồng. Sau sự cố, tôi đã tự hỏi bản thân rằng liệu tôi có muốn ngồi ở vị trí đó khi 50 tuổi và vẫn tiếp tục theo đuổi con đường marketing phục vụ khách hàng?”. Chàng trai quyết định rời công ty vài tháng sau đó.

Thời gian tiếp theo, cha Keyis muốn anh tiếp nối sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, chàng trai vẫn không từ bỏ giấc mơ thuở nào. Trong một kỳ nghỉ ở Melbourne với người bạn tên Eugene Chen, cả hai quyết định dấn thân với ý tưởng mang những hạt cà phê từ những nơi nổi tiếng ở Australia đến với thế giới.

Keyis và Eugene mất một năm ròng để chuẩn bị cho dự án Cafebond. Đó là thời gian “nói chuyện với những khách hàng tiềm năng và nghiên cứu ngành công nghiệp cà phê trong nước cũng như thế giới”. Bộ đôi cũng tham gia vào TAG.PASS, một chương trình tiền đề tăng tốc được tổ chức bởi Infocomm Investments để xác nhận về ý tưởng của mình.

Hành trình mới này cũng không hề dễ dàng. Với nguồn kinh phí hạn hẹp, Keyis quyết định dọn về sống cùng mẹ tại Johor Bahru (Malaysia) để tiết kiệm tiền thuê nhà. Trước đó anh thuê một căn hộ ở Singapore. “Rất bất khả thi để thuê một căn nhà trong khi bạn đang dồn mọi kinh phí cho dự án khởi nghiệp. Tôi luôn nghĩ là tiền cần phải được tiêu cho những mục đích ý nghĩa hơn”. Hơn một năm sau, chàng rai này vẫn đi lại giữa Singapore và Malaysia để làm việc mỗi ngày.

Johor Bahru có thể chỉ cách Singapore một con sông nhưng cũng mất ít nhất 4 giờ di chuyển. Cafebond giờ đây vẫn còn khá non trẻ với khoảng 1.000 thành viên. Dự án này tăng trưởng đều ở mức 30% người dùng mỗi tháng. Song song đó, thương hiệu đang chuẩn bị ra mắt ở Malaysia và tìm kiếm những hướng đi mới cho kênh offline.

Xuất phát điểm từ ngành marketing, Keyis phải học thật nhanh mọi thứ để nắm về hoạt động kinh doanh. “Với người ngoài, thương mại điện tử nghe có vẻ dễ dàng vì đơn giản chỉ là bán hàng online. Nhưng chỉ đến khi động tay vào, chúng ta mới nhận ra những thách thức thật sự, từ xây dựng hệ thống công nghệ hỗ trợ đến quá trình giao hàng”, anh cho hay.

Trong ngày ra mắt của Cafebond, Keyis đã dành tới 6 giờ ròng rã ngồi trước máy tính và làm dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, giờ đây đội ngũ của anh chàng đã đủ mạnh để tháo bỏ những gánh nặng trên vai nhà sáng lập. Tất nhiên, công việc vẫn gần như chiếm trọn thời gian của Keyis khiến anh thường xuyên bỏ bữa và thức rất khuya. “Thậm chí khi mọi thứ đã ổn với chất lượng cà phê tuyệt vời, tôi vẫn luôn cảm thấy kiệt sức”, anh đùa. Keyis đang có kế hoạch lấy lại sức khỏe bằng việc bắt đầu chạy bộ và sắp tới “dự định sẽ chơi một môn thể thao nào đó”.

Một trong những việc khó khăn nhất mà Keyis phải đối mặt cho đến nay là tập trung vào mục tiêu chính. Một nhà đầu tư mạo hiểm thậm chí còn gợi ý anh bỏ đi dự án start-up này để xây dựng một chiếc máy pha cà phê bằng công nghệ. Tuy nhiên, với Keyis, sứ mệnh luôn rất rõ ràng: trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới trong 5 năm và sở hữu chuỗi cung ứng cà phê từ trang trại cho đến tách cà phê nóng hổi trên tay người thưởng thức. “Có rất nhiều cách để phát triển chuỗi cung ứng cà phê thông qua công nghệ và chúng tôi đã lên một lộ trình riêng”, chàng trai trẻ thổ lộ giấc mơ lớn.  

>> Chủ tịch FPT: Khởi nghiệp 10 lần để thành công 1 thì cũng nên thử

Trương Sanh (theo Techinasia)

Ý kiến

()