Khoảng 17h15 chiều ngày 18/2, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) gặp sự cố hướng Hong Kong khiến Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước được đơn vị điều hành tuyến báo thông tin nhưng chưa có được cập nhật chi tiết về sự cố cũng như lộ trình khắc phục.
Sau khi cáp AAG bị sự cố, dịch vụ Internet FPT gần như không bị ảnh hưởng và người dùng không còn thể hiện bức xúc giống như trước đây. Ảnh chụp màn hình bình luận (comment) của một kỹ sư cầu nối (BrSE) FPT Software khi tư vấn cho một đồng nghiệp nên dùng nhà mạng nào. |
Đại diện FPT Telecom cho hay, sự cố này không ảnh hưởng nhiều đến các khách hàng do đơn vị đã thực hiện việc mở rộng dung lượng kết nối, lưu thoát băng thông trên các hướng cáp khác cũng như triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo dịch vụ ổn định đối với tất cả các khách hàng.
“Cạnh đó, từ tháng 11/2016, FPT Telecom đã khai thác thêm tuyến cáp APG và các nhà mạng bổ sung nhiều dung lượng quốc tế cũng như triển khai thêm một số biện pháp kỹ thuật nên ảnh hưởng từ sự cố AAG không như lúc trước nữa”, đại diện FPT Telecom cho hay. “Sắp tới, đứt cáp AAG không còn là đề tài nóng nữa bởi Việt Nam đã và sẽ đưa thêm nhiều tuyến cáp vào khai thác”.
FPT Telecom cũng thông báo, trong trường hợp khách hàng cần sự trợ giúp về kỹ thuật hoặc hỗ trợ, có thể liên hệ theo số điện thoại: 1900 6600, email: hotrokhachhang@fpt.com.vn hoặc thông qua ứng dụng Hi FPT trên điện thoại thông minh (địa chỉ download app của iOS và Android) để được trợ giúp.
Cách đây hơn một tháng, vào 9h sáng ngày 8/1, tuyến cáp AAG cũng đã gặp sự cố rò điện khiến sụt nguồn, hệ thống phải sửa chữa, bảo trì. Sự cố mới nhất của AAG là lần thứ hai tuyến cáp này gặp sự cố tính riêng trong năm 2017.
Kể từ khi được đưa vào khai thác đến nay, tuyến cáp quang biển AAG đã nhiều lần gặp sự cố khiến việc truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị chập chờn, thậm chí có thời điểm rất khó tiến hành giao dịch. Trong năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG gặp sự cố và được bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016. Tính đến năm 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đi qua AAG.
Đại diện lãnh đạo FPT Telecom khẳng định sự cố không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ của đơn vị. |
Mới đây, 4 nhà mạng tại Việt Nam vừa đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) được kỳ vọng giúp Internet từ Việt Nam đi quốc tế nhanh hơn. APG có băng thông 54 Tb/s, gấp nhiều lần so với mức 2,88 Tb/s của AAG. Tổng chiều dài tuyến cáp APG là 10.400 km, có giá trị đầu tư toàn tuyến khoảng 600 triệu USD.
Tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (AAG) có chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
>> FPT Telecom 20 năm mang Internet đến mọi nhà
>> FPT Telecom nâng băng thông gấp đôi miễn phí
Chi Vy
Ý kiến
()