Danh sách được xác định bởi Hiệp Hội quốc tế về dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp (IAOP) và được công bố thường niên trên Fortune - tạp chí nổi tiếng về kinh doanh toàn cầu. Đây là năm thứ 12 IAOP công bố danh sách này và FPT Software lần thứ tư liên tiếp được vinh danh.
Ảnh chụp màn hình danh sách Top 100 của IAOP. FPT Software xếp đầu tiên trong cột thứ hai do cách đặt theo thứ tự alphabet. |
FPT Software được đánh giá qua các tiêu chí như độ lớn và tốc độ tăng trưởng (Size & Growth), khả năng cung cấp dịch vụ (Dilivery Excellence), khả năng đổi mới (Programs For Innovation) và trách nhiệm xã hội (CSR). Danh sách của IAOP đặt theo thứ tự alphabet chứ không xếp hạng cụ thể.
Theo thông cáo của Hiệp Hội quốc tế về dịch vụ thuê ngoài chuyên nghiệp, các doanh nghiệp được đánh giá dựa trên phương pháp chấm điểm nghiêm ngặt của một hội đồng độc lập tập hợp bởi một nhóm các thành viên IAOP như: Debi Hamill, CEO, IAOP; Daniel Beimborn, Giáo sư trường Tài chính và Quản trị Frankfurt; Cheryl Seely, Giám đốc Thomson Reuters hay Paul Quaglia, Phó chủ tịch mảng ứng dụng doanh nghiệp, GE Healthcare…
Bà Debi Hamill, CEO IAOP, cho rằng, với các doanh nghiệp, việc lựa chọn đối tác để thuê ngoài là vô cùng quan trọng. “Danh sách 100 nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài tốt nhất thế giới là tài liệu tham chiếu giúp các công ty nghiên cứu, so sánh để xem xét lựa chọn đối tác thuê ngoài phù hợp với nhu cầu của công ty”, Giám đốc điều hành IAOP nhận định.
Sau gần 20 năm tham gia toàn cầu hóa, đến đầu năm 2017, FPT Software đã có mặt tại 21 quốc gia/vùng lãnh thổ, năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm đã được khẳng định. Bên cạnh việc có thể cạnh tranh trực tiếp với Tata, Infosys, Wipro… phần mềm do các kỹ sư Việt Nam thực hiện còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việc liên tiếp có mặt trong Danh sách 100 nhà cung cấp dịch vụ outsourcing toàn cầu lần này đã một lần nữa khẳng định vị trí dẫn đầu của FPT Software trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ phần mềm tại khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.
Cuối năm 2016, FPT Software đã đạt 10.000 nhân viên. Quy mô nhân sự này tương đương Top 15 công ty phần mềm của Ấn Độ và khoảng 10% tổng nhân lực trong lĩnh vực phần mềm của Việt Nam. Với cột mốc này, FPT Software đang tiến gần hơn danh sách Top các công ty có quy mô nhân lực lớn trong khu vực châu Á và mục tiêu 30.000 người, 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.
“Với quy mô này, FPT Software đã là một lực lượng đáng kể trong ngành ủy thác dịch vụ phần mềm trên toàn cầu. Chúng tôi đang có lợi thế về năng lực trong dịch vụ chuyển đổi công nghệ số (Digital transformation) và khả năng mở rộng quy mô nhân lực một cách nhanh chóng với tốc độ 30-40%/năm”, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại sự kiện công ty đạt mốc 10.000 nhân viên.
Lâm Thái Sơn, nhân viên thứ 10.000 của FPT Software bên cạnh Chủ tịch Hoàng Nam Tiến (trái) và CEO Hoàng Việt Anh. |
Tại Nhật Bản, mới đây FPT cũng đã cán mốc doanh thu 100 triệu USD (tương đương hơn 2.200 tỷ đồng). Với kỷ lục doanh thu này, FPT Japan hiện là công ty dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản, đồng thời tiệm cận Top 50 công ty cung cấp dịch vụ CNTT lớn nhất tại Nhật Bản, bao gồm các công ty tên tuổi như Fujitsoft, DTS, Systena...
Trong giai đoạn từ năm 2012-2016, FPT Software đã tạo thêm hơn 7.000 việc làm mới tại Việt Nam, tăng trưởng nhân sự 40%/năm. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, trong giai đoạn 2017 - 2020, FPT Software cần tuyển 20.000 nhân sự ở tất cả các vị trí từ kiểm thử, lập trình viên, kỹ sư cầu nối, biên dịch (Comtor) đến quản trị dự án. Hàng năm, FPT Software cử hơn 3.000 lượt CBNV đi làm việc ngắn hạn tại nước ngoài, chủ yếu là tại các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và Singapore.
Trong vai trò là đối tác cung cấp dịch vụ, đối tác công nghệ của các tập đoàn trong top 500 Fortune, FPT Software luôn mang đến cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và triển khai các dịch vụ CNTT theo xu hướng công nghệ mới cho các kỹ sư CNTT trẻ. Hiện FPT Software đang tập trung nghiên cứu phát triển dịch vụ CNTT dựa trên những nền tảng công nghệ mới như IoT, S.M.A.C, cho các lĩnh vực sản xuất máy bay, sản xuất ô tô, ngân hàng, truyền hình vệ tinh, viễn thông trên phạm vi toàn cầu.
Đón đầu cơ hội, năm 2017, FPT Software sẽ đẩy mạng mảng Digitalization để giúp khách hàng chuyển đổi hình thức kinh doanh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
>> Toàn cầu hoá FPT tăng 40% năm 2016
Nguyên Văn
Ý kiến
()