Chúng ta

FPT Software có đơn vị chuyên về tài chính

Thứ tư, 12/4/2017 | 10:10 GMT+7

Sự ra đời của Financial Services Group (FSG), đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực tài chính của FPT Software được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp cho hệ thống tài chính một cách toàn diện, bao quát tất cả ngành nghề.

Năm 2016, BSI (Banking Securities Insurance) ra đời trong bối cảnh FPT Software muốn đẩy mạnh xu hướng phát triển theo các mảng nghiệp vụ. Một năm sau, để hoàn thiện tổ chức, bộ phận làm tài chính của FSU11 đã gộp cùng BSI và đổi tên thành FSG (Financial Services Group). Phó Giám đốc FPT Japan Nguyễn Hữu Long kiêm nhiệm vai trò "thủ lĩnh" FSG

Các thành viên còn lại trong cơ cấu tổ chức của FSG là các anh Trần Ngọc Cường (phụ trách mảng Securities), Lê Xuân Lộc (mảng Banking) và Trần Thanh Hùng (phụ trách mảng Finance). 

Hiện, FSG phụ trách hơn 90% công việc nghiệp vụ tài chính tại FPT Software. Một phần nhỏ khác về tài chính do F500 đảm nhiệm, theo yêu cầu của khách hàng Fujitsu.

Giám đốc FSG Nguyễn Hữu Long.

Giám đốc FSG Nguyễn Hữu Long.

Theo Giám đốc FSG Nguyễn Hữu Long, tài chính là một trong các ngành nghề quan trọng nhất của nhân loại. Đây là dịch vụ không thể thiếu bên cạnh năng lượng, nước, giao thông… Hệ thống tài chính thường rất phức tạp để đảm bảo các nhu cầu ngày càng đa dạng. Bởi vậy, làm nghiệp vụ, mà đặc biệt nghiệp vụ tài chính là rất khó. Trên thế giới, ngành tài chính thường thu hút đội ngũ lao động ưu tú nhất. Chẳng hạn các công ty IT services lớn như IBM, người "thuyền trưởng" của họ đều có xuất thân từ nghiệp vụ tài chính, chứ không phải nghiệp vụ khác rẽ sang. 

Vì thế, là đơn vị đầu tiên theo hướng chuyên môn hoá theo nghiệp vụ và giải pháp, FSG cần bắt đầu từ những điều cơ bản nhất, một trong số đó là chiến lược kiên trì đầu tư vào con người. 

Không chỉ đối đầu với những khó khăn về rào cản ngôn ngữ, cùng sự cạnh tranh từ các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, FSG đang nỗ lực tạo ra môi trường phát triển lâu dài, bền vững theo hướng nghiệp vụ và định hướng nhân lực trẻ gắn bó với đơn vị.

Cụ thể ở từng nhánh ngành nghiệp vụ, hay ở từng khách hàng lớn, FSG sẽ xây dựng lộ trình công danh (Career Path) riêng biệt. Lộ trình này sẽ dựa trên yêu cầu công việc và các kỹ năng cần thiết, cũng như mô hình tổ chức dự án với các vai trò khác nhau, từ đó tiêu chuẩn hoá các kỹ năng, yêu cầu và vai trò phù hợp. "Mục tiêu của FSG là sẽ xây dựng chế độ đãi ngộ nhằm giúp các bạn trẻ làm việc tại FSG có thể phát triển cá nhân nhanh nhất, phù hợp từng người, và gắn bó lâu dài cùng FSG", anh Long nói.

Là đơn vị đầu tiên theo hướng chuyên môn hoá theo nghiệp vụ và giải pháp, FSG cần bắt đầu từ những điều cơ bản nhất, trong đó chính là con người.

Là đơn vị đầu tiên theo hướng chuyên môn hoá theo nghiệp vụ và giải pháp, FSG cần bắt đầu từ những điều cơ bản nhất, trong đó chính là con người.

Trong chiến lược xa hơn, FSG hướng tới mục tiêu trở thành một nhà cung cấp các giải pháp cho hệ thống tài chính một cách toàn diện, bao quát tất cả ngành nghề, và nhiều loại giải pháp khác nhau từ Mainframe đến Cloud, hay các dịch vụ Fintech (ứng dụng tài chính) để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của xã hội.

"Thông thường, cần nhiều năm để hiện thực hóa các mục tiêu này. Nên trong kế hoạch 3-5 năm tới, FSG sẽ tập trung một số hướng nhất định, như Mainframe Modernization (hiện đại hóa máy chủ), Cobol Development (Cobol là ngôn ngữ lập trình) và Fintech (Financial Technology). Riêng năm 2017, FSG nhắm tới các nhiệm vụ cụ thể hơn, như giúp mọi người hiểu và yêu thích ngành tài chính hơn, tạo một đội ngũ đam mê ngành này, đam mê các công nghệ riêng của ngành này, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của FSG”, anh Long chia sẻ.

Mới đây, nhóm Cobol Migration Taskforce chính thức ra mắt, tập trung vào việc tạo nguồn lực về Cobol Migration để phục vụ việc bán hàng (sales) và sản xuất (delivery) cho các dự án tại FPT Software, tiến tới xây dựng một giải pháp Mainframe Modernization hoàn chỉnh.

“Các giải pháp tài chính sẽ là các động cơ phát triển của FSG. Tôi mong muốn và khuyến khích bất cứ cá nhân nào, trong và ngoài FSG, có ý tưởng cho các giải pháp tài chính. Chính các bạn, với ý tưởng hay và táo bạo, sẽ tạo nên sự phát triển của FSG”, Giám đốc FSG mong mỏi.

FSG hiện có gần 600 nhân sự làm việc tại 9 Trung tâm chiến lược (BU) ở cả ba miền. Thị trường hoạt động của đơn vị là Nhật Bản, Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2017, FSG nuôi tham vọng mở rộng thị trường sang châu Âu với mức tăng trưởng doanh thu 30% và gần 900 nhân sự.

Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến mới phê duyệt cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Phần mềm FPT năm 2017 với một số thay đổi nhằm hoàn thiện tổ chức công ty, hướng tới mục tiêu 1B2020. 

Theo đó, khối OB (chi nhánh nước ngoài) sẽ gồm 4 khối thị trường cơ bản: Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương (thị trường các nước mới nổi bao gồm Việt nam, Myanmar… ).

Khối Delivery (Sản xuất) sẽ có thêm các tên mới như: DTL, F500, EKB, GES, FSG bên cạnh các FSU (Đơn vị phần mềm chiến lược) đã được biết đến như: CME, FGA, FSU1, FSU11, FSU17, BPO, CLI. Trong đó DTL, F500, EKB là các FSU mới được thành lập trong năm 2017; GES được hình thành bằng sự sáp nhập GSC và ESS; BSI sáp nhập với một phần của FSU11 và được đổi tên thành FSG.

Hoàng Sơn - Tô Ngà

Ảnh: Hoàng Sơn

Ý kiến

()