Theo Bộ Công thương, năm 2015, doanh thu của toàn ngành thương mại điện tử Việt Nam đạt hơn 4 tỷ USD. Con số này sẽ tăng mạnh hơn trong năm nay khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhất là các ông lớn trong ngành bán lẻ, đua nhau phát triển thương mại điện tử với mong muốn đánh chiếm thị phần một cách nhanh nhất.
Mặc dù mô hình kinh doanh này còn nhiều khó khăn trong thanh toán cũng như vận chuyển, giao hàng nhưng rất tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Bởi hiện nay, số người dùng Internet, đặc biệt là điện thoại di động, đã tăng đến 300% mỗi năm và đang mang đến nhiều giải pháp bán hàng hữu hiệu cho doanh nghiệp.
Khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Euro Monitor cho thấy, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đang tăng nhanh, chỉ trong vòng 5 năm (2011-2015) đã tăng từ 28 triệu lên 43 triệu người. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để ngành thương mại điện tử phát triển trong thời gian tới.
Là nhà bán lẻ “sinh sau đẻ muộn” so với các đối thủ lớn trên thị trường nên phải đến năm 2014, FPT Shop mới chính thức đẩy mạnh kênh thương mại điện tử (e-Commerce). Trong năm này, doanh thu từ mảng e-Commerce chỉ đạt 318 tỷ đồng trong tổng doanh thu 5.226 tỷ đồng của FPT Shop và traffic (lượng truy cập) vào khoảng 100.000 session mỗi ngày. Đến năm 2015, doanh thu từ mảng này đạt 568 tỷ đồng và traffic tăng gấp 2 lần.
Sang năm 2016, mức doanh thu từ bán hàng online đã tăng trưởng hơn 200%, đạt 1.200 tỷ đồng, đóng góp khoảng 10% tổng doanh thu toàn hệ thống, trong khi traffic đạt gần 800.000 session mỗi ngày.
Theo anh Ngô Quốc Bảo (thứ hai từ phải qua), FPT Shop đang đi theo mô hình “tất cả trong một” Omni Channel, nhằm phối hợp các kênh một cách thống nhất, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu, tiếp cận và quan tâm đến khách hàng nhiều hơn cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác cho hệ thống này. |
Dù doanh thu từ e-Commerce trong năm 2016 của FPT Shop mới chỉ gần bằng một nửa so với đối thủ lớn như Thế Giới Di Động, nhưng đây được coi là tín hiệu khá tích cực, mở ra cơ hội cho Bán lẻ FPT khi tham gia sân chơi lớn còn nhiều tiềm năng như thương mại điện tử. Ban lãnh đạo FPT Shop đã đặt mục tiêu táo bạo với mức doanh thu năm 2017 của e-Commerce sẽ tăng gấp đôi năm 2016, đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Chia sẻ về sự chuyển mình này, anh Ngô Quốc Bảo, GĐ Phát triển Kinh doanh của FPT Retail, cho biết, để chuẩn bị cho năm bản lề 2016, từ quý 4/2015, đơn vị đã tái cấu trúc nhân sự toàn diện Trung tâm e-Commerce, từ nhân sự cấp cao cho đến chiến lược kinh doanh.
Theo đó, thay vì tập trung vào một phân khúc nhất định thì mọi khách hàng đều được phục vụ một cách tốt nhất cả trước, trong và sau quá trình mua hàng; Phát triển nội dung website có chiều sâu bằng cách tăng cường hơn các tin công nghệ trên website và thường xuyên cập nhật nội dung mới nhất về xu hướng công nghệ; Chiến thuật marketing tập trung vào performance marketing trên nền tảng Data Driven.
FPT Shop cũng thay đổi cách thức phục vụ và tiếp nhận phản hồi, tất cả thông tin khách hàng thắc mắc đều được giải đáp kịp thời; Tập nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới nhất phục vụ cho kênh bán hàng online; Triển khai các xu hướng công nghệ mới trong e-Commerce cùng những đối tác chiến lược như Google, Facebook…
Để chuẩn bị cho năm bản lề 2016, từ quý 4/2015, FPT Shop đã tái cấu trúc nhân sự toàn diện Trung tâm e-Commerce, từ nhân sự cấp cao cho đến chiến lược kinh doanh. |
Nhận định về thương mại điện tử ở Việt Nam, GĐ Phát triển Kinh doanh của FPT Shop cho rằng, e-Commerce đang trong quá trình phát triển nên trước mắt nhiều người tiêu dùng vẫn còn e dè, đặc biệt là chưa quen thanh toán online. Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty nghiên cứu thị trường thì Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đều rất có tiềm năng phát triển thương mại điện tử.
FPT Shop đang đi theo mô hình “tất cả trong một” Omni Channel, nhằm phối hợp các kênh một cách thống nhất, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu, tiếp cận và quan tâm đến khách hàng nhiều hơn cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác cho hệ thống này.
Mô hình này giúp hai kênh online và offline của FPT Shop bổ trợ tốt cho nhau. Kênh online là nơi truy vấn thông tin, mua hàng nhanh chóng khi khách hàng không có thời gian đến shop. Trong khi kênh offline phủ rộng khắp 63 tỉnh thành toàn quốc là nơi trải nghiệm thuận tiện cho người dùng. Từ đó, khách hàng có thể mua hàng offline hoặc chọn phương thức thanh toán online rồi được giao hàng tận nơi.
“Mô hình Omni Channel còn giúp tối ưu chi phí, quản lý kho bãi cũng như nhận được nhiều ưu đãi về hàng hoá từ các nhà cung cấp nói chung. Ngoài ra, online còn là kênh chăm sóc khách hàng chủ động từ khi “khách hàng chưa là khách hàng”, tức là chưa mua hàng của FPT Shop vẫn được chăm sóc. Do đó, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư cả về nguồn nhân lực và công nghệ để đẩy mạnh kênh bán hàng online”, anh Bảo nhấn mạnh.
Theo đánh giá của các công ty nghiên cứu thị trường thì Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đều rất có tiềm năng phát triển thương mại điện tử. |
Để hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu e-Commerce trong năm 2017, FPT Shop sẽ tiếp tục đẩy mạnh traffic, tối ưu trải nghiệm người dùng (UX) nhằm gia tăng số lượng khách hàng quay trở lại; Đảm bảo tính bảo mật, thanh toán online thuận tiện và nhanh chóng.
Đi kèm là chiến lược sản phẩm online đặc thù, ứng dụng Big Data, Recommend và các xu hướng công nghệ mới… Từ đó, giúp website của FPT Shop thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu truy vấn sản phẩm nhanh và tiếp cận thông tin công nghệ phong phú, có độ tin cậy cao.
“Theo GfK, các chuỗi bán lẻ di động đang chiếm khoảng 70% thị phần, 30% còn lại vẫn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ. Vì vậy, cơ hội để FPT Shop tiếp tục mở rộng vùng phủ vẫn còn. Tuy dự báo mỗi năm tăng trưởng của mảng điện thoại di động chỉ khoảng 5%, nhưng thực tế người dùng chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang smartphone ngày càng nhiều, giúp cho smartphone có mức tăng trưởng trên 2 con số hằng năm. Đó cũng là cơ sở để FPT Shop phát triển trong những năm tiếp theo”, TGĐ FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp kỳ vọng.
>> 'Vũ khí bí mật' giúp FPT Shop tăng trưởng nhanh trong 2 năm qua
Thiên Bình
Ý kiến
()