Theo đó, vào năm 1988, một nhóm kỹ sư Việt Nam đã giành hợp đồng đầu tiên, cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Đó cũng là năm khai sinh ra FPT. “Một trong những chiếc máy đầu tiên ấy đang được trưng bày tại trụ sở FPT ở Hà Nội. "Ngày ấy, chúng tôi thật điên rồ", anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, một trong những lãnh đạo nhóm sáng lập, nhớ lại.
Sau gần 28 năm, FPT đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với gần 27.000 nhân viên và doanh thu gần 1,8 tỷ USD năm 2015.
Sinh viên ĐH FPT tham quan bảo tàng FPT - nơi đang trưng bày chiếc máy tính trong hợp đồng đầu tiên của tập đoàn. |
Sự trỗi dậy của FPT và các công ty trong nước gần đây cho thấy sự lớn mạnh của những doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Điều này mang đến dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào kinh tế nhà nước và tập đoàn đa quốc gia trước đây, theo Wall Street Journal. Những năm qua, nhiều hãng dệt may hay những tên tuổi công nghệ lớn đã có mặt tại đây. Samsung hay Intel đều mở nhà máy sản xuất lớn ở Việt Nam.
Gartner xếp Việt Nam nằm trong Top 5 những nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài (outsource) CNTT tại châu Á, cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka. Trong khi đó, năm 2010, Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 30. Hãng nghiên cứu thị trường này đánh giá Việt Nam như một lựa chọn tốt với chi phí thấp cho các công ty lớn, nơi trình độ sử dụng tiếng Anh được cải tiến mạnh những năm gần đây.
Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực CNTT, các lập trình viên, nhà phát triển trong nước bắt đầu tham gia cuộc chơi. Hơn 100.000 công ty đăng ký website trong năm 2013, theo số liệu từ Bộ Thông tin Truyền thông, tăng 170% so với một năm trước đó. Còn theo kết quả từ một cuộc khảo sát công bố vào tháng 2, Việt Nam được xem là lựa chọn chi phí thấp dành cho nhiều công ty toàn cầu.
BKAV, một công ty phát triển phần mềm diệt virus, vừa chuyển sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng bằng việc ra mắt smartphone made in Vietnam để cạnh tranh với Apple hay Samsung. Chủ tịch Nguyễn Tử Quảng của hãng này thậm chí còn ăn mặc theo phong cách của Steve Jobs với áo cao cổ màu đen và quần jeans trong buổi ra mắt Bphone vào năm ngoái.
Wall Street Journal cho rằng thị trường Internet Việt Nam còn nhiều cơ hội cho các khởi nghiệp trong nước. |
Nguyễn Hà Đông, nhà phát triển game Flappy Bird đình đám, cũng sẽ trở lại. Anh này lên kế hoạch ra hàng loạt game di động mới cuối năm nay. Nhiều dự án mới gồm nền tảng dạy học trực tuyến có tên gọi FUNiX cũng ra đời để tạo ra một thế hệ nhà phát triển phần mềm mới.
Wall Street Journal nhận định, thị trường thương mại điện tử bùng nổ tại Việt Nam (doanh thu 4 tỷ USD năm ngoái, so với 700 triệu USD năm 2012) là nhân tố thuận lợi để tạo ra những starup giàu sáng tạo. Không phải tất cả dự án này đều thành công. BKAV gặp khó trên thị trường smartphone sau khi Bphone nhận phản hồi kém thuyết phục từ người dùng trong nước. Tuy nhiên, nó cho thấy tham vọng của Việt Nam đi theo con đường phát triển công nghệ như những người Hàn Quốc, Đài Loan. “Việt Nam có nhiều lợi thế, mặc dù hiện tại chỉ tập trung vào outsourcing”, anh Trương Gia Bình khẳng định. “Mặc dù có sự sáng tạo và kỹ năng để tạo ra những công ty địa phương, Việt Nam cần làm tốt hơn trong khâu quảng bá hình ảnh để mang về vốn đầu tư”.
Chủ tịch FPT cho biết, tập đoàn đang lên kế hoạch xin cấp phép cung cấp 4G tại Việt Nam và dành khoảng 50 triệu USD mỗi năm để thâu tóm hoặc đầu tư vào những công ty khởi nghiệp tại Mỹ. Một số dự án khác là nền tảng dạy học trực tuyến có tên FUNiX, kết nối người dạy và học viên, để tạo ra thế hệ lập trình viên mới, ngoài lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm từ ĐH FPT.
Alphablet, công ty mẹ của Google, vừa công bố kế hoạch đào tạo 1.400 kỹ sư Việt Nam. CEO Sundar Pichai của Google tới thăm Việt Nam vào tháng 12/2015 và gặp gỡ giới khởi nghiệp công nghệ trong nước. Ông cho rằng các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công toàn cầu bởi lượng người dùng Internet đang ngày một gia tăng và văn hóa doanh nhân cũng khởi sắc hơn trước. Trước 200 người tại Hà Nội, ông Pichai chia sẻ ông không tìm ra bất cứ lý do ghì ngăn các công ty Việt Nam lớn mạnh theo các của người Ấn Độ hay Trung Quốc. “Tôi nghĩ vấn đề chỉ là thời gian”, Pichai chia sẻ.
Dù không đạt được thành công như mong đợi, nhưng tờ Wall Street Journal cho rằng những hiện tượng như BKAV và Flappy Bird cho thấy tham vọng theo đuổi con đường phát triển định hướng theo công nghệ, tạo đà cho viễn cảnh khởi nghiệp Việt Nam bùng nổ.
Câu chuyện về FPT và Chủ tịch Trương Gia Bình được tờ báo nổi tiếng của Mỹ chọn mở đầu và kết thúc cho bài viết về khởi nghiệp Việt Nam. |
Cùng thời điểm, các công ty công nghệ đa quốc gia như Samsung và Intel cũng đã thành lập những nhà máy lớn tại đây. Các sản phẩm điện thoại thông minh và thiết bị điện tử hàng đầu khác của Samsung hiện chiếm 10% lượng xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,6% trong năm 2015, mức cao nhất từ nhiều năm nay.
Hiện tại, các công ty khởi nghiệp trong nước và doanh nghiệp tư nhân đang tìm cách thoát khỏi bóng của các công ty công nghệ nước ngoài và tự thành lập nên những tên tuổi của chính họ.
Gần đây, với làn sóng startup mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam cũng đã nới lỏng nhiều quy định với các công ty công nghệ. "Chúng ta đang sống trong nền văn hóa tri thức. Nho giáo, Phật giáo và Đạo lão đã tạo ra chúng ta như ngày nay”, anh Bình đúc kết. “Vì thế, chúng ta cần phải biết tận dụng".
>> Credit Suisse: ‘Hãy để mắt đến FPT’
Nguyên Văn
Ý kiến
()