Chiều 21/12, tại Hội nghị triển khai công tác năm 2016 của Cục Viễn thông, lãnh đạo đơn vị này thông báo Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ba giấy phép thử nghiệm 4G cho Viettel, Vinaphone và MobiFone và đang thẩm định hồ sơ xin giấy phép thử nghiệm 4G của FPT Telecom.
“Thị trường 4G đang chiếm 58% trên toàn cầu, tăng 26% so với quý 2 năm ngoái. Điều này cho thấy năm nay thị phần này sẽ tăng trưởng 129% với sự dẫn đầu của Trung Quốc”. GfK dự đoán sự thâm nhập của smartphone 4G sẽ tiếp tục tăng trưởng. |
Cục Viễn thông cho biết, trên cơ sở phương án và lộ trình triển khai cung cấp dịch vụ 4G đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cục đã nghiên cứu, xây dựng yêu cầu cấp phép thử nghiệm 4G cho các doanh nghiệp viễn thông nhằm đảm bảo tính tương thích và đồng bộ với mạng hiện có, đồng thời đánh giá cơ hội cung cấp dịch vụ 4G trong tương lai.
Trước đó, ngày 12/12, Viettel đã tổ chức thử nghiệm dịch vụ 4G diễn ra tại thành phố Vũng Tàu. Còn, VNPT cũng đang chuẩn bị để thử nghiệm 4G tại Phú Quốc tuy chưa đưa ra thời điểm cụ thể. Theo Giám đốc Công nghệ FPT Telecom, nếu hồ sơ xin cấp phép thử nghiệm của được Bộ Thông tin và truyền thông chấp thuận, đơn vị sẽ triển khai thử nghiệm trong năm 2016.
Công nghệ 4G (Fourth Generation) là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1-1,5 Gbps, tức là gấp hơn 40 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G. 4G cũng có khả năng quản lý các thiết bị di động có tốc độ di chuyển nhanh. Giá thành công nghệ lại rẻ hơn 3G. Hiện trên thế giới đã có hơn 300 nhà mạng triển khai công nghệ này và phần lớn các mẫu smartphone cao cấp hiện đã tích hợp công nghệ 4G. Tại Đông Nam Á, một số quốc gia như Singapore, Malaysia, Brunei đã cung cấp dịch vụ này. Năm 2014, thế giới có khoảng 450 triệu thuê bao 4G và dự kiến, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, đạt 830 triệu vào năm 2015.
Với tốc độ cao, khách hàng có thể được trải nghiệm dịch vụ Internet cực nhanh, giảm thiểu độ trễ trong việc sử dụng Internet không dây trên thiết bị di động để xem phim HD, nghe nhạc, xem tin tức với tốc độ cao, trải nghiệm xem phim và các kênh trên nhiều màn hình (điện thoại, máy tính bảng)...
Cũng theo báo cáo của Cục Viễn thông, đối với thuê bao Internet băng thông rộng, tính tới thời điểm cuối năm 2015, Việt Nam có tổng cộng 36,28 triệu thêu bao, tỷ lệ 40,1 thuê bao/100 dân. Tỷ lệ người dùng Internet đạt 52% dân số.
>> TGĐ FPT Telecom đạt 10.000 bình chọn, dẫn đầu Lãnh đạo của năm
Nguyên Văn
Ý kiến
()