Với người trẻ, không gì tuyệt vời hơn là được khám phá và chinh phục những vùng đất cũng như nền văn hóa mới lạ, gặp gỡ những con người từ khắp mọi miền đất nước qua từng hành trình của mình.
“Làm nghề, yêu nghề nên thấy tôi lúc nào cũng trẻ trung, năng động, dù công việc có chút vất vả. Đôi khi chợt nghĩ, nếu một ngày chân chùn gối mỏi, tinh thần không còn nhiệt huyết và trẻ trung, chắc mình cũng khó từ bỏ nghề”, anh Hoàng Văn Cương, một hướng dẫn viên du lịch có 5 năm tuổi nghề, chia sẻ.
Bên cạnh những điểm hấp dẫn đó, du lịch - lữ hành cũng ẩn chứa nhiều thách thức mà nếu vượt qua được, người trẻ sẽ được tôi rèn bản lĩnh. “Làm hướng dẫn viên du lịch đã 3 năm, tôi cảm thấy đây là công việc khá thú vị, thu nhập tương đối cao, song nhiều lúc khá vất vả. Không chỉ là sự vất vả về thể chất mà còn là một tinh thần “thép” để bỏ ngoài tai những cám dỗ của nghề, những thị phi được - mất. Tôi tin rằng, không nhiều người “trụ” được với nghề nếu không thật sự có niềm đam mê”, chị Hồng An, một hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội, tâm sự.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, trong khi đó lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Nhiều sinh viên dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nhưng khi được tuyển dụng vào làm việc, hầu hết doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Đặc biệt, tình trạng nhân sự “già” không có nhân sự “trẻ” thay thế tại nhiều doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến.
Với những đặc thù riêng, ngành du lịch luôn thiếu hụt nhân lực, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho người trẻ dấn thân chinh phục. |
Quả thực, bài toán nguồn nhân lực của ngành du lịch đang làm đau đầu giới chuyên môn vì nhiều lý do. Trong khi cơ hội việc làm rất rộng mở thì không nhiều ứng viên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ. Điều đó không chỉ gây lãng phí cho xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng nghìn người trẻ.
Nắm bắt được nhu cầu của nghề, ngay từ khâu chọn trường, mỗi người hãy sáng suốt lựa chọn một môi trường học tập phù hợp. Khi các doanh nghiệp đặt yêu cầu cao về kỹ năng đáp ứng công việc thực tế thì người học nên đặt ra những đòi hỏi ở cơ sở đào tạo của mình như: Điều kiện thực hành, làm việc ngay trong quá trình học tập; cơ hội tiếp xúc, trao đổi chuyên môn với các doanh nghiệp cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc sau khi ra trường.
Tại Cao đẳng Thực hành FPT (FPT Polytechnic), đây là những yếu tố hàng đầu mà nhà trường đặt ra trong đào tạo. Không chỉ chú trọng chương trình đào tạo hợp lý, cập nhật các kiến thức mới nhất, phương pháp giảng dạy hiện đại, nhà trường còn đặc biệt chú trọng thời lượng thực hành cho sinh viên.
“Thời lượng thực hành chiếm 70% thời lượng học và sinh viên thường xuyên được tạo điều kiện thực tập nghiệp vụ. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, chương trình học của FPT Polytechnic còn trang bị kỹ năng mềm, kỹ năng tin học ứng dụng và đặc biệt ngoại ngữ từ sơ cấp đến chuyên ngành cho sinh viên. Sinh viên sẽ được định hướng rõ ràng những kỹ năng cần thiết để đi theo các hướng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo đặt ra, sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp”, đại diện nhà trường chia sẻ.
Tại Cao đẳng Thực hành FPT, chương trình đào tạo của khối ngành Du lịch – lữ hành - nhà hàng - khách sạn có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. |
Bà Nguyễn Thị Kim Thoại (Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Du lịch SR Angkor Travel) đánh giá cao chương trình đào tạo mà FPT Polytechnic xây dựng trong khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn. Chương trình được tư vấn bởi hội đồng chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này và được thẩm định bởi các công ty du lịch, khách sạn, resort, nhà hàng nổi tiếng. Cùng với đó là việc đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế của xã hội, mở rộng cơ hội nâng cao tay nghề cho sinh viên sau khi ra trường.
"Là đại diện doanh nghiệp, tôi rất đồng tình với tiêu chí và phương châm đào tạo của trường: Đào tạo người giỏi nghề và chương trình phù hợp với thí sinh có lực học trung bình nhưng có sự nghiêm túc và mong muốn theo học kỹ năng nghề thực thụ”, bà Thoại tin tưởng.
Tại Cao đẳng Thực hành FPT, chương trình đào tạo của khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. Sinh viên của trường được đào tạo nhiều kỹ năng về Tin học ứng dụng, tiếng Anh. Đặc biệt, sinh viên có thể thực tập và liên thông quốc tế ở nhiều nước Singapore, Thái Lan, Tây Ban Nha… để lĩnh hội kiến thức và mở rộng cơ hội việc làm.
Hiện, FPT Polytechnic đang triển khai tuyển sinh khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn từ tháng 6/2015 tại các cơ sở trên toàn quốc. Trường áp dụng hình thức xét tuyển đơn giản, phù hợp năng lực của đa số học sinh.
Thí sinh đăng ký xét tuyển khối ngành này chỉ cần tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Ngoài ra, trường cũng mở rộng cơ hội học tập tới sinh viên đã hoàn thành chương trình trung cấp và hệ chính quy các trường cao đẳng, đại học. Riêng sinh viên xét tuyển hệ trung cấp chỉ cần hoàn thành chương trình lớp 12. Xem thông tin chi tiết và nhận tư vấn tuyển sinh tại đây.
FPT Polytechnic tuyển sinh năm 2015 khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn tại các cơ sở trên toàn quốc. Hạn nộp hồ sơ xét tuyển trước 27/8. Hệ Cao đẳng nghề gồm: Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành. Hệ Trung cấp nghề gồm: Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ lưu trú. Đặc biệt, trường triển khai quỹ khuyến học “Poly Startup”, miễn giảm 1 triệu đồng lệ phí nhập học cho tân sinh viên khối ngành này trước ngày 20/8. |
>> Ngành đào tạo mới của Cao đẳng FPT được đánh giá cao
Thiên Bình
Ý kiến
()