Ngày 30/12, SIC báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu liên quan đến cổ đông nội bộ FPT. Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, SIC chỉ mua được 18.960 cổ phiếu của FPT trong tổng số 500.000 cổ phiếu đã đăng ký mua.
Giao dịch được thực hiện thông qua khớp lệnh qua sàn. Mục đích đợt gom hàng lần này của SIC là nhằm đầu tư tài chính. Đầu tư SCIC lý giải nguyên nhân không mua đủ số lượng đăng ký là do biến động thị trường.
Khối viễn thông tiếp tục đóng góp lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn và có những cơ hội kinh doanh mới tại thị trường nước ngoài. FPT là doanh nghiệp ngoại đầu tiên được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar. |
Từ việc mua vào cổ phiếu đợt này, SIC nâng số lượng nắm giữ lên mức 18.962 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,005%. Trước khi thực hiện giao dịch, SIC chỉ nắm 2 cổ phiếu FPT. Tháng 11/2015, đơn vị này bán 1.025.629 cổ phiếu FPT.
Ông Lê Song Lai, Chủ tịch HĐQT SIC, hiện cũng là thành viên HĐQT của FPT. Năm 2015, cổ phiếu FPT đã được SIC mua đi bán lại vài lần.
Ngày 21/12, Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) ra báo cáo phân tích nhận định thị trường. nhận định giá mục tiêu của FPT sẽ ở mức 63.000 đồng/cổ phiếu và khuyến nghị mua vào.
Theo anh Trần Hồng Dương, Trưởng phòng quan hệ cổ đông FPT, từ đầu năm tới nay, mã FPT đã tăng 22,31% (từ 40.006 đồng/cổ phiếu lên 48.500 đồng/cổ phiếu) so với VnIndex chỉ tăng 5,16% (từ 545.63 điểm lên 572,55 điểm). “Cá nhân, tổ chức mua cổ phiếu từ đầu năm, tới cuối năm đã có mức lãi gấp ba lần gửi ngân hàng”, anh Dương nói. “Cổ phiếu FPT tăng tốt hơn (outperform) chỉ số VnIndex khiến các nhà đầu tư sở hữu FPT có kết quả tốt hơn trung bình”.
So với thời điểm giá FPT cao nhất trong năm, mã FPT tăng 36,6% so với đầu năm còn VnIndex tăng 12,27%.
FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu toàn tập đoàn đạt 35.886 tỷ đồng (gần 1,6 tỷ USD), tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch luỹ kế. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.437 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, bằng 97% kế hoạch luỹ kế.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.595 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là 4.020 đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Định hướng toàn cầu hóa tiếp tục mang lại cho FPT 189 triệu USD, tương đương 4154 tỷ đồng, tăng 35% sau 11 tháng đầu năm. Bên cạnh thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh, ngày 13/10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.
Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có FTP (6%) và FPT Telecom (50,2% vốn cổ phần). Thông tin tnày ngay lập tức giúp cổ phiếu FPT có mức tăng điểm tích cực trong một thời gian dài.
Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015 (ngày 31/12), cổ phiếu FPT đứng ở mức giá 48.300 đồng.
>> 10 sự kiện tiêu biểu FPT năm 2015
Nguyên Văn
Ý kiến
()