Đại diện Trung tâm Giải pháp dịch vụ vận tải hành khách FPT IS, đối tác vận hành hệ thống vé tàu điện tử của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho hay, tính đến 9h ngày 17/10, đã có 150.229 vé tàu tết đã được bán qua các kênh, trong đó có 103.023 vé qua kênh online. Trong số này có 146.836 vé đã được thanh toán qua các kênh.
Ông Đỗ QuangVăn, Giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Sài Gòn, cho hay, tổng số vé tàu Tết 2019 cung ứng ra thị trường là hơn 300.000 đơn vị. Như vậy, khoảng 1/2 tổng lượng vé tàu Tết Kỷ Hợi đã đến tay khách hàng.
Phóng viên Chungta.vn thử đặt vé tàu ngày 1/2/2019 (tức 27 tháng Chạp) từ Sài Gòn về Huế nhưng hệ thống báo màu đỏ - tức các toa hết vé. |
Khảo sát cho thấy, một số chặng đường ngắn từ TP HCM đi các tỉnh miền Trung như: Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế… lượng vé đi từ ngày 28/1/2019 đến 2/2/2019 (tức từ ngày 23 đến 28 tháng Chạp) khá hiếm. Hầu hết chỗ trên các khoang tàu ở những chặng đường này đều hiển thị vé đã bán, chỗ bán cho chặng dài hơn, chỗ nghiệp vụ không bán hoặc chỗ để giải quyết sự cố.
Trong khi đó, một số chặng xa hơn như từ TP HCM đi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội… cùng thời điểm vẫn còn nhiều ghế trống. Vì vậy, không ít hành khách cho biết đang cân nhắc chấp nhận tốn thêm chi phí mua vé ở những chặng đường dài trong thời gian nêu trên coi như một giải pháp tình thế.
Trước đó, từ 8h ngày 1/10, ngành đường sắt triển khai bán vé tàu Tết 2019 đại trà cho tất cả hành khách có nhu cầu thông qua nhiều hình thức bán vé (mua trực tuyến, tại ga, các đại lý, mua tập thể, mua qua điện thoại). Số vé của đợt này là hơn 300.000.
Nhằm hạn chế tối đa lượng người tập trung trực tiếp đổ dồn ra ga, ngành đường sắt tổ chức bán vé thông qua hình thức đặt chỗ trên hai website: www.dsvn.vn và www.vetau.com.vn kết hợp một số hình thức thanh toán (trực tuyến, trả tiền qua ngân hàng VIB, các bưu cục của VnPost, các cửa vé tại ga Sài Gòn…).
Điểm mới là năm nay, ngành đường sắt còn mở rộng thêm các hình thức thanh toán trực tuyến như qua ví điện tử Payoo, Momo và tại các ngân hàng có liên kết với công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas).
Đồng hành cùng đơn vị quản lý đường sắt Việt Nam từ năm 2014, dự án Xây dựng hệ thống bán vé điện tử của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do FPT IS triển khai được chia làm 3 giai đoạn trong vòng 7 năm.
Bước hợp tác giữa hai đơn vị đã mang lại nhiều tiện ích cho người mua vé khi FPT IS lần lượt tích hợp các mô hình công nghệ hiện đại vào quản lý vé phát hành và đăng ký mua vé trực tuyến trên website www.dsvn.vn và www.vetau.com.vn.
Tính đến nay, hành khách đi tàu hỏa hoàn toàn có thể tự in vé mà không cần phải ra ga lấy vé như trước, có thể thanh toán qua kênh Payoo hoặc ví điện tử Momo. Các hình thức này giúp hành khách mua và thanh toán vé tàu một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn chỉ với điện thoại thông minh.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giải pháp Dịch vụ vận tải hành khách FPT, trong năm 2017, Đường sắt Việt Nam đã bán ra tổng số hơn 9,7 triệu vé; trong đó có gần 1,4 triệu vé mua qua mạng, tăng 3,5 triệu vé so với năm ngoái.
>> Sếp đường sắt lý giải việc khó mua vé tàu Tết
Tân Phong
Ý kiến
()