Anh Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT. |
- FPT là một trong những đơn vị đầu tiên đi đầu trong đổi mới sáng tạo trong công nghệ. Anh có thể chia sẻ những khó khăn, thách thức của FPT trong thời gian đầu?
- Anh Lê Hồng Việt: Khó khăn thì rất là nhiều nhưng chúng tôi thấy khó khăn lớn là đến từ văn hóa, việc đổi mới sáng tạo trong công nghệ yêu cầu văn hóa phải thay đổi, đồng thời chấp nhận rủi ro vì mỗi cái thay đổi của mình không phải lúc nào cũng thành công. Đây cũng là việc khó khăn nhất hay nói đúng hơn là thách thức với chúng tôi. Là làm sao xây dựng được văn hóa là chấp nhận sự thay đổi và chấp nhận cái rủi ro đó, thay đổi này không chỉ cho riêng FPT, mà khi gặp khách hàng, phải làm sao chúng ta thuyết phục được khách hàng thay đổi và chấp nhận rủi ro, thì đây cũng là thách thức.
Về khó khăn nữa và luôn luôn tồn tại là con người. Con người có ý kiến sáng tạo là một chuyện nhưng làm sao đưa cái sáng tạo đó trở thành thực tiễn nó là vấn đề khó hơn, và đặc biệt khi sử dụng công nghệ chúng tôi cần chuyên gia hàng đầu về công nghệ để tạo ra một sự khác biệt lớn. Đổi mới sáng tạo tập trung đâu đó vào việc đổi mới cách làm khác đi thế nên con người mà có thể suy nghĩ ra cách làm khác đi và thực hiện cách làm khác đi thì đó là khó khăn lớn nhất. Cho nên là luôn khó khăn về vấn đề con người.
- Có thể nói nền tảng công nghệ của Việt Nam tại thời điểm đó là khó khăn đối với doanh nghiệp không riêng gì FPT, anh có thể chia sẻ thêm khoảng thời gian khó khăn đó?
- Tôi lấy ví dụ luôn tại thời điểm bây giờ đi cho dễ. Thời điểm bây giờ, chúng ta nói rất nhiều đến trí tuệ nhân tạo, nói đến rất nhiều về Blockchain, hay IOT. Nhưng việc bây giờ chúng tôi phải đầu tư 3, 4 năm nay để xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo đầu tiên, để làm sao biến trí tuệ nhân tạo đó trở thành tin cậy cho người dùng trong nhà cũng như ngoài khách hàng, đảm bảo được độ chính xác của nó là tốt, thuyết phục được khách hàng là máy sẽ không làm hỏng việc của bạn thì đó là những điều thuyết phục về môi trường về văn hóa mà chúng tôi phải thực hiện.
Về con người, nếu có một người làm về trí tuệ nhân tạo (AI) về Việt Nam thì ít nhất có 3, 4 công ty lớn nhất Việt Nam đều muốn mời về làm việc. Vậy nên cái khó khăn lớn nhất về con người tại thời điểm hiện tại và cũng là khó khăn hơn tất cả những thời điểm trước đây.
- Theo anh giá trị đổi mới sáng tạo trong công nghệ mang lại cho doanh nghiệp là gì, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian mà họ đang loay hoay với sáng tạo?
- Khi mà nhìn giá trị thì mình phải nhìn giá trị cuối cùng đem lại cho người dùng. Tôi ví dụ, ước tính người ta mang đến từ trí tuệ nhân tạo AI 13.000 tỷ trong năm 2030, đến từ tự động hóa việc làm, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với những yếu tố đó….
Đồng thời, đổi mới sáng tạo công nghệ sẽ đem lại giá trị cạnh tranh rất lớn. Tôi ví dụ thêm, Uber thay đổi toàn bộ ngành công nghệ với cách làm mới, còn với cách làm gần như cũ nhưng năng suất cao hơn thì sẽ thay đổi và giá trị tạo mới cho người dùng.
- Khi doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ đã chủ động trong công nghệ, trong ứng dụng, với vai trò có những quỹ của FPT thì anh đánh giá thế nào về quá trình này?
- Quá trình của các start-up công nghệ Việt Nam có môi trường startup sôi động, các startup có người đi đầu thành công, hướng dẫn cho thị trường.
Mục tiêu của quỹ vào Việt Nam ngày càng nhiều vì Việt Nam được coi như trung tâm khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên khó khăn của Việt Nam là công nghệ được tạo ra nhưng phải có thị trường. Làm sao doanh nghiệp và tổ chức thay đổi để bắt kịp với thế giới.
Sáng tạo của Việt Nam thay đổi với toàn cầu phải rất nhanh để ứng dụng được công nghệ mới mới đem lại thành công cho doanh nghiệp và cho start-up.
Theo đánh giá của tôi, việc làm sản phẩm cốt lõi của cộng đồng công nghệ Việt Nam chưa được tốt lắm. Những quỹ đầu tư chúng tôi đưa ra đào tạo các công ty tạo ra sản phẩm tốt, hoặc tạo ra con người để tạo ra sản phẩm tốt.
- Tiêu chí nào của FPT VIISA (Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam) để rót vốn cho ý tưởng khởi nghiệp?
- Chúng tôi cần một đội ngũ tốt, gắn kết và có khả năng thực hiện những gì họ suy nghĩ. Tất nhiên sản phẩm từ đầu đến ngày thành công là khác nhau, nhưng con người là yếu tố tiên quyết để quyết định có đầu tư hay không.
- Có ý kiến cho rằng: "Hiện tại không chỉ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ chủ động về công nghệ, là bước nhảy vọt cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp", anh đánh giá như thế nào?
- Nó cũng phải tùy vào mức đầu tư. Những doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ tìm ra được cách ứng dụng công nghệ tốt. Nhưng công nghệ nền thì phải được phát triển bởi những công ty to. Công nghệ nền thì được phát triển trong nhiều năm tới.
Tôi lấy ví dụ, FPT xác định đầu tư vào công nghệ nền, các công ty nhỏ hơn áp dụng công nghệ nền này vào cuộc sống. Một bên có năng lực đầu tư vào công nghệ nền lâu dài. Một bên có sự mềm dẻo của công ty nhỏ để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn. Đó là công thức tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ Việt Nam. Các công ty lớn xây dựng công nghệ nền và hỗ trợ thị trường ứng dụng công nghệ nền đó.
- Theo anh, lợi thế của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp là gì?
- Đó là tốc độ. Họ có thể triển khai các sản phẩm nhanh hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn. Họ có sự sáng tạo tốt hơn.
Có thể thấy, tinh thần khởi nghiệp năm vừa rồi rất khá. Các start-up Việt Nam đã có sự tăng trưởng về khoản đầu tư mới, bán được công ty, đưa sản phẩm đến người dùng tốt. Đầu năm 2019 là bước tiến lớn, tôi tin rằng trong thời gian tới phải tăng gấp 5, 10 lần.
Nhà đầu tư
Ý kiến
()