Một ngày đẹp trời, cả thế giới đều "bỗng dưng muốn khóc" vì WannaCry. Dưới sức mạnh của công nghệ, dữ liệu của bạn bất ngờ bị “bắt cóc" và “khóa chặt" bằng chìa khóa mã hóa mà nguyên nhân nhiều khi chỉ vì thèn hàng xóm xài wifi ké vô tình kích vào link không đáng tin.
Không một lực lượng tinh nhuệ nào có thể giải phóng được con tin. Hàng ngàn hồ sơ bệnh án bị mã hóa đồng nghĩa với hàng ngàn con người đang đứng trước nguy cơ không được cứu chữa kịp thời. Thiệt hại về con người cũng như về vật chất không thua gì thiên tai, họa hoạn...
Trớ trêu thay, những thứ tưởng chừng như đang giúp cho cuộc sống tốt hơn, phương thức quản lý tân tiến hơn dưới sự giúp sức của công nghệ thông tin thì giờ đây lại đẩy chúng ta đối mặt với những tình huống trớ trêu đến bẽ bàng như WannaCry …
Trong tương lai không xa với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ hiện nay thì trí tuệ nhân tạo, IoT rồi Automotive được phổ biến rộng rãi sẽ không còn xa nữa. Nguy cơ của những cuộc tấn công số này không hề thua kém một vụ tấn công khủng bố. Để ứng phó với loại “khủng bố” này phải là trách nhiệm toàn cầu, cần phải xem xét vấn đề công bố những lỗ hỗng bảo mật, và chung tay vá lỗi để vô hiệu hóa nguy cơ tấn công.
Nhìn chung chúng ta cần một vấn đề "đạo đức” để hướng tới hòa bình chứ không phải giấu nhẹm và sử dụng như công cụ phục vụ lợi ích của một quốc gia riêng biệt.
Công nghệ hiện đại cũng như nước, có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của cả thế giới nhưng cũng có thể nhấn chìm cả thế giới trong cơn đại hồng thủy của những dòng chữ 0110…
Lê Hoàng Quang Trung
Ý kiến
()