Chọn Service Based Companies hay Product Based Companies đang là chủ đề hot nhất của giới phần mềm thời gian gần đây. Xuất phát từ một bài viết trên facebook của Nguyen Dinh Nam có tên "Gia công phần mềm - ngành gây chảy máu chất xám đủ giết chết tiềm năng của một quốc gia", nhằm phản pháo một bài viết của trang gamek với cái tít gây tranh cãi “Xuất khẩu Việt hãy làm gia công phần mềm”.
Khi xem xét lại nội dung phát biểu, ông Hoàng Nam Tiến không hề khẳng định câu nói đó như trích dẫn trong bài báo có đoạn: “Từ những sự thay đổi công nghệ trên thế giới, tôi cho rằng việc tập trung vào làm phần mềm, nghiên cứu phần mềm là một hướng đi hoàn toàn có thể lựa chọn”. Tôi trộm nghĩ rằng công - gia công hay duck - product, cũng đều là mặt trái và phải của đồng tiền nên chọn cái gì cũng đều là trò "vô nghĩa cả".
Chúng ta hãy thử phân tích xem phần mềm Việt Nam nên chọn Service Based hay Product Based để phát triển. Năm 2010, Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia về offshore services do Gartner bầu chọn và đến nay vẫn thế. Rõ ràng là Services base companies đang là lợi thế rất lớn của Việt Nam.
Trong khi công ty Services base khá phổ biến thì các công ty Product base ở Việt Nam hầu như không được biết đến, thú thật tôi cũng chẳng biết đến công ty VP9VN là công ty gì cho đến khi “đọc được tâm thư” về Outsourcing trên Facebook.
Như thế xét về số liệu tổng thể thì hướng đi Service based, cụ thể ở đây là Out sourcing là hướng đi phù hợp cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại nhưng vấn đề là ở tương lai Out sourcing có còn là lợi thế vĩnh viễn hay không ?
Theo Wikipedia, lý do cho Out sourcing là “Companies primarily outsource to reduce certain costs”. Điều đó có nghĩa là nếu một ngày kia outsource ở Việt Nam cũng không còn reduce được costs thì đích đến của họ sẽ là những đất nước ít phát triển hơn. Với sự phát triển của “meta programming” cũng như AI thì tương lai những việc “to tay" sẽ được thay thế hoàn toàn bằng máy móc. Đồng nghĩa với những việc “tay chân”, chủ yếu đang được Out sourcing cho Việt Nam sẽ giảm đi .
Thế cho nên nếu Việt Nam vẫn cứ mãi lựa chọn Out sourcing vì lợi thế trước mắt sẽ vấp phải nguy cơ lớn ở phía sau.
FPT đang đi rất đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề trên ở việc “phổ cập hóa” lập trình viên, khiến cho anh “nông dân” cũng có thể lập trình là một nước cờ quá hoàn hảo cho vấn đề cạnh tranh về giá cả. FPT Software cũng đồng thời mở ra nhiều đơn vị chiến lược chuyên sâu như Automotive, Logistics nhằm chuyên môn hóa đồng thời phát triển các Service Based khác ngoài Out sourcing…
Thời gian gần đây, Cách mạng công nghiệp 4.0 là một từ khóa được truyền thông rộng rãi như là một cách khiến Việt Nam quật khởi. Nhưng tôi trộm nghĩ rằng, rất khó cho Việt Nam để chen chân vào. Bởi đơn giản là nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam trình độ quá thấp. Nói thẳng ra là không có cửa cho Cách mạng công nghiệp 4.0.
Người Việt Nam rất thông minh, học hỏi nhanh nhưng nền giáo dục đào tạo ở Việt Nam lại đang bóp chết sự sáng tạo và tạo ra một đống tiến sĩ, kỹ sư theo kiểu "bỏ thì thương, vương thì tội”.
Tôi rất tâm đắc về tư duy giáo dục của ông Ken Robinson, giáo dục cần một cuộc cách mạng, và nên là ngành "nông nghiệp" trồng người chứ không phải là “công nghiệp" nhân bản ra một thế hệ với tư duy y chang nhau. Thế nên trước Cách mạng công nghiệp 4.0 hãy làm cuộc cách mạng giáo dục.
>> Sống được lâu thì đi được xa
Lê Hoàng Quang Trung
Ý kiến
()