Chúng ta

Vượt lên khó khăn, chiến tướng toàn cầu hóa quyết chinh phục Myanmar

Thứ hai, 23/10/2017 | 09:59 GMT+7

"Phải đấu tranh tư tưởng và thuyết phục vợ rất nhiều tôi mới quyết định sang Myanmar. Ai cũng vậy thôi, khi toàn cầu hóa thì phải chấp nhận xa gia đình, nhưng đổi lại bản thân sẽ tích lũy được kinh nghiệm và cơ hội để phát triển, thay vì tự bằng lòng với những gì đang có ở Việt Nam", anh Đào Quý Phi (FPT IS), onsite tại Myanmar, chia sẻ.

"Đừng nói trước cho bé Yến biết anh về nhé, anh muốn tạo bất ngờ cho bé", "Khoảng 20 phút nữa anh về tới nhà, trời mưa lớn và đường kẹt xe quá"... là những mẩu tin nhắn anh chia sẻ trên đường từ sân bay về nhà để tạo bất ngờ cho cô con gái. Thông thường theo chế độ công ty, hơn 2 tháng anh về Việt Nam một lần. Nhưng lần này anh xin nghỉ phép để về sớm hơn vì sinh nhật con gái Đào Phi Yến tròn 5 tuổi. Trước đó cả tháng, anh đã đặt vé sớm để tiết kiệm chi phí đi lại. 

Khi cánh cửa nhà mở ra và nghe giọng bố gọi, bé Yến hét lên đầy bất ngờ và vui sướng. Đôi chân nhỏ yếu của bé không thể ngăn những bước chạy "nước rút" để đón bố về. Mặc cho mưa thấm ướt áo, bé ôm chầm lấy bố đầy xúc động. Không kịp thay đồ, hai cha con cứ vậy ôm lấy nhau, quấn quýt và mừng tủi.

Sắp đến sinh nhật con nên ngoài hành trang, trong vali của anh Phi đã mua sẵn búp bê và bộ váy công chúa - những món quà phần lớn bé gái vẫn thường thích được tặng. 

Nén nỗi đau thương con và phải sống xa gia đình, từ năm 2014, khi FPT IS đẩy mạnh toàn cầu hóa, anh Phi quyết định lên đường sang Myanmar chinh phục thị trường mới.

Từ năm 2014, khi FPT IS đẩy mạnh toàn cầu hóa, anh Phi quyết định lên đường sang Myanmar chinh phục thị trường mới.

Anh tâm sự, khi sinh ra bé Yến vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường, ngoài có chiếc bớt nhỏ ở bên má. Nhưng từ tháng thứ 4, bé bắt đầu có những cơn co giật. Bác sĩ chẩn đoán bé bị hội chứng Sturge Weber - rối loạn mạch máu não bẩm sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, một nửa cơ thể bên trái bị yếu đi. 

Sinh con ra với biết bao kỳ vọng và mong mỏi nhưng rồi con bị bệnh như vậy khiến gia đình rất buồn phiền. Vợ chồng anh đã đưa cháu đi Singapore, Malaysia để chạy chữa nhưng vẫn chưa thể bình thường trở lại. Bé thường ít nói và hay cáu gắt mỗi khi không vừa ý chuyện gì đó. Có thời điểm, gia đình phải thuê giáo viên về dạy riêng cho cháu với chi phí rất cao. Hiện bé phải vừa điều trị, vừa theo học tại trường chuyên biệt. Mỗi sáng, chị Nguyên - vợ anh Phi, chở bé đi học, rồi chiều có dì tới đón về. Điều đáng mừng là bé đang dần ổn định, tiếp thu nhanh và vui đùa như bao đứa trẻ khác. 

Gia đình nhỏ của anh Đào Quý Phi.

Gia đình nhỏ của anh Đào Quý Phi.

Nén nỗi nhớ thương con và phải sống xa gia đình, từ năm 2014, khi FPT IS đẩy mạnh toàn cầu hóa, anh Phi quyết định lên đường sang Myanmar chinh phục thị trường mới. Anh cũng là một trong số những cán bộ onsite ngay từ khoảng thời gian đầu FPT đặt chân đến quốc gia Phật giáo này. 

"Thời điểm đó, phải đấu tranh tư tưởng và thuyết phục vợ rất nhiều tôi mới quyết định sang Myanmar", anh Phi chia sẻ. 

Năm đầu, mọi thứ còn mới mẻ, chưa có nhiều hợp đồng nhưng những con người FPT trên đất Myanmar vẫn phải bám trụ để tiếp cận thị trường và đặt mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng và các hãng. Từ năm 2015-2017 trở đi, mọi thứ dần đi vào quỹ đạo và sáng sủa hơn.

Những dự án lớn như: Hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia (MPU), triển khai ERP cho  United Paints Group - tập đoàn sơn hàng đầu Myanmar, Data Center cho Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử quốc gia cho Bộ Thông tin & Truyền thông Myanmar... đều có dấu ấn của anh Phi và các cán bộ FPT đang onsite ở xứ sở chùa Vàng này.

Khoảnh khắc sum vầy của gia đình anh Đào Quý Phi:

 

Dù đã quá thời hạn 3 năm như "giao kèo" với vợ, nhưng anh vẫn mong muốn cùng FPT IS hái thêm những quả ngọt trên đất Myanmar. Bởi theo anh, bản thân đã quen với văn hóa, cuộc sống, con người và đặc biệt là thị trường Myanmar nên sẽ thật khó yên tâm khi người khác đảm nhận thay mình. Vợ chồng anh chỉ mong công ty sẽ có thêm chính sách hỗ trợ như rút ngắn thời gian về thăm gia đình từ 70 ngày xuống 30 ngày/lần; tạo điều kiện để gia đình cùng sang Myanmar; chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa cho nhân sự toàn cầu hóa... 

"Khi toàn cầu hóa, điều mong mỏi nhất là gia đình được bình an, con cái được khỏe mạnh. Có như vậy thì các chiến tướng mới yên tâm chinh chiến nơi xa trường", anh Phi bộc bạch.

FPT chính thức mở văn phòng tại Myanmar từ tháng 7/2013. Trong năm 2015, FPT IS đã khởi động dự án triển khai giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Tập đoàn United Paints Group (UPG) của Myanmar. Dự án được triển khai cho trụ sở chính, nhà máy, 5 chi nhánh ở Myanmar và một công ty con tại Singapore của UPG. 

Năm 2015, FPT cũng là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Giấy phép có thời hạn 15 năm, cho phép FPT triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia tại Myanmar, tạo cơ sở cho việc phát triển dịch vụ Internet tại đây. 

Bên cạnh đó, FPT còn thực hiện nhiều dự án quan trọng như: Cổng thông tin quốc gia Myanmar, Hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia Myanmar, Triển khai hạ tầng mạng tại trung tâm dữ liệu Ooredoo; Hệ thống quản lý phân phối, bán hàng (DMS) cho MMI…Đặc biệt là gói thầu 11,3 triệu USD với Bộ Kế hoạch và Tài chính Myanmar. Đây là dự án CNTT có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong khối Chính phủ Myanmar và cũng là gói thầu lớn nhất về CNTT do World Bank tài trợ cho nước này. 

>> Những chiến binh giúp Bangladesh hiện đại ngành thuế

Hà Dương

Ý kiến

()