Chúng ta

'Trải nghiệm công nghệ xe tự lái FPT thật tuyệt vời'

Chủ nhật, 7/1/2018 | 15:42 GMT+7

"Cảm giác được ngồi trên chiếc xe tự lái do FPT phát triển mang đến trải nghiệm thú vị, tuyệt vời', sinh viên Đào Văn Cư, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, hào hứng.

1-JPG.jpg

Nằm trong sự kiện Cuộc đua số 2017-2018 với chủ đề “Lập trình Xe tự hành” do FPT tổ chức, sáng ngày 6/1, sự kiện Open Camp được diễn ra tại FPT Software HCM với hơn 100 sinh viên ngành công nghệ từ các trường đại học trên địa bàn thành phố đã đến tham dự và trải nghiệm chiếc xe tự lái đầu tiên tại Việt Nam.

Mở đầu sự kiện Open Camp 2017 là buổi tọa đàm là chủ đề về "Đón sóng công nghệ số", sinh viên không chỉ được chuyên gia công nghệ của FPT chia sẻ về những xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (AR), xe tự hành… và những giải pháp về giao thông, y tế, tàu hoả… đang được triển khai tại Việt Nam, mà còn được giải đáp những vướng mắc trong việc triển khai bài toán công nghệ cụ thể trong quá trình học tập.

2-JPG.jpg

Trong giờ giải lao, các thí sinh Cuộc đua cố cùng xem sa hình của cuộc thi với xe mô hình 1/10 xe thật sẽ được Ban tổ chức cung cấp cho các đội thi vào vòng sau.

3-JPG.jpg

Điểm nhấn tại sự kiện lần này là sinh viên được giới thiệu chi tiết về các bộ phận, ứng dụng công nghệ để cấu thành một chiếc xe tự lái cơ bản cũng như xe tự lái do FPT Software đang phát triển như: Ứng dụng End to end Deep Learning (thu thập data, xử lý hình ảnh), Traffic Sign (nhận diện các biển báo), Vehicle Detection & Tracking (nhận diện vật cản, né vật cản trên đường), ZED Stereo camera… và được trực tiếp trải nghiệm công nghệ xe tự hành do FPT phát triển.

4-JPG.jpg

"Trải nghiệm thú vị nhé", hai thành viên nhóm ADAS (áo đen) nhắn nhủ những sinh viên đầu tiên trải nghiệm xe.

Camera ZED gắn trước xe được dùng để cho phép hệ thống máy tính bên trong xe có thể nhìn thấy tình trạng xung quanh. Camera để ghi lại hình ảnh các cung đường, và dữ liệu hình ảnh được đưa về máy tính để huấn luyện (training) tạo ra model trước khi nạp vào hệ thống. Từ đó, hệ thống có thể phán đoán được tốc độ, phanh và cơ chế điều khiển vô lăng với các cung đường tương tự.

6-JPG.jpg

Xe thử nghiệm công nghệ tự lái của FPT Software chạy xung quanh campus F-Town 1 và F-Town 2 theo chiều ngược kim đồng hồ.

FPT Software bắt đầu nghiên cứu công nghệ xe tự lái từ cách đây vài năm, đồng thời là công ty đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu xe tự lái trước công chúng. Nhóm R&D của FGA đã thử nghiệm tại Đà Nẵng (xe sân golf) và TP HCM (xe ô tô).

13-JPG.jpg

Một sinh viên tự tin làm vật cản để thử hệ thống nhận diện và điều khiển của công nghệ xe tự lái FPT. Hệ thống của xe tự lái đã kịp nhận diện và tránh an toàn.

7-JPG.jpg

“Ngồi rất thoải mái, xe chạy mượt mà và rất bất ngờ khi biết đội ngũ phát triển công nghệ tự lái hoàn toàn là người Việt Nam dù đây là công nghệ còn rất mới trên thế giới”, Vũ Ngọc Toàn, sinh viên ĐH Công nghệ thông tin TP HCM, cho sẻ. “Mong rằng đồng hành Cuộc đua số tôi và các thí sinh khác cũng  sẽ được các anh chị là chuyên gia công nghệ FPT hướng dẫn để có thể làm ra được mô hình xe tự lái, bồi dưỡng kiến thức để mau chóng được gia nhập vào đội ngũ IT Việt Nam, cùng góp sức vào việc phát triển công nghệ mới mang dấu ấn Việt Nam”.

8-JPG.jpg

Xe kết thúc một vòng đầu tiên quanh campus F-Town 1, F-Town 2 và vòng qua khuôn viên cột cờ để về đón lượt sinh viên mới.

Chiếc xe màu trắng nổi bật hàng chữ ADAS. ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là những hệ thống giúp người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và thuận tiện hơn. ADAS phát sinh nhiều bài toán nghiên cứu quan trọng về phát triển các loại cảm biến, xử lý thông tin cảm biến, phát hiện và theo dõi người đi bộ và xe cộ, phân tích hành vi...

Việc Nghiên cứu và phát triển công nghệ ADAS đã được FPT đầu tư mạnh trong nhiều năm. Các công trình nghiên cứu của FPT tập trung xử lý các bài toán liên quan đến nhận dạng biển số xe theo thời gian thực, theo dõi đối tượng, xác định và ước tính khoảng cách giữa các xe, đếm số lượng phương tiện giao thông, cảnh báo tình trạng giao thông…

9-JPG-9793-1515312523.jpg

Rút kinh nghiệm những bạn đi chuyến đầu, 4 thí sinh trải nghiệm chuyến thứ 2 đề nghị kỹ sư ADAS dành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống điều khiển do FPT phát triển. 

Bên phải xe là một bộ điều khiển, trong đó có GPU CUDA tích hợp trong board Jetson TX2 của NVIDIA gắn trước. Bộ điều khiển này có nhiệm vụ quản lý các nhập liệu cho camera, radar và Lidar. Với dữ liệu bản đồ, nó sẽ đưa ra quyết định điều khiển xe theo từng ngữ cảnh và tình huống.

Về phần cứng, nhóm R&D đã đưa vào những giải pháp tương đối hoàn chỉnh dựa trên hardware của NVIDIA (Jetson TX2), camera của ZED, Lidar của Velodyne. Đây là những hardware tương tự những hardware đang được sử dụng trên các hệ thống của Tesla hay Google, Mercedes… 

Những phần cứng này cung cấp cho máy tính các thông tin "thô" của những yếu tố liên quan đến chuyến đi, và bạn cần một thuật toán tinh vi để xử lý tất cả thông tin này, giống như não người.

10-JPG-2785-1515312523.jpg

Theo đại diện ADAS, phần đánh lái được nhóm tập trung phát triển. Bộ phận này là một bộ cánh tay robot gắn vào vô lăng để đảm nhận nhiệm vụ tự lái khi chế độ được kích hoạt. Theo đại diện nhóm ADAS, dự kiến hệ thống này sẽ được đưa vào trong xe để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khu vực lái. Tuy nhiên, do từng bị lỗi và phải đi sửa hai tuần do can thiệp vào bộ phận này khá sâu nên hiện nhóm vẫn để phần đánh lái bên trên vô lăng và tìm cách đưa vào sau.

11-JPG-8065-1515312523.jpg

Đây là một chiếc xe sản xuất từ Hàn Quốc. "Lý do chọn bởi xe tích hợp cảm biến. Nhóm ADAS có thể đọc được các loại dữ liệu như góc lái, phanh, ga... Từ đó có thể thiết kế và phát triển để xe có thể điều khiển tự động", một kỹ sư trong nhóm tiết lộ. Giá xe này ngoài thị trường khoảng 700 triệu đồng.

12-JPG-1958-1515312523.jpg

Sinh viên công nghệ còn tranh thủ chụp hình hệ thống điều khiển, hệ thống lái... trước khi xe rời bánh. Trong 3 năm qua, FPT Software chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển các xu hướng công nghệ mới, trong đó, mảng công nghệ ô tô là một hướng đi quan trọng. Theo đó, FPT sẽ đầu tư nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ ô tô và hợp tác với các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới để ứng dụng các giải pháp công nghệ này vào thực tiễn.

DSC-8573-1509501613-660x0-4085-151531252

Nút đỏ thần thánh trên xe sử dụng công nghệ tự lái của FPT Software. Đây chính là công tắc chuyển chế độ lái thường sang tự lái và ngược lại. Khi kích hoạt nút này, hệ thống tự lái sẽ chiếm quyền điều khiển xe.

14-JPG-1291-1515312523.jpg

Nguyễn Đức Anh, sinh viên ĐH Công nghệ Thông tin TP HCM, cho hay, đến với Open Camp là một trải nghiệm hữu ích, được chơi, được học, được giao lưu, có cơ hội cập nhật, nâng cao kiến thức học ở trường từ đó có thêm động lực chủ động tìm kiếm, đào sâu các kiến thức một cách chủ động hơn nữa.

“Chỉ nghe tên xe tự lái tôi đã thích thú và tò mò, khi được ngồi trên xe tôi lại càng cảm thấy thú vị hơn. Xe có vô lăng nhưng lại không cần cầm vô lăng điều khiển, tài xế có thể tự do quay xuống nói chuyện, xe chạy đúng lề đường, tránh được các vật cản… Một chiếc xe chưa từng có tại Việt Nam. Thật sự quá thích thú và thú vị”, Đức Anh hào hứng.

15-JPG-3672-1515312523.jpg

Sau khi lăn bánh, xe thử nghiệm công nghệ tự lái của FPT chạy mỗi vòng khoảng 500m và chạy khoảng 90 giây/vòng. Trước đó, các kỹ sư của team ADAS đã tiến hành các bài kiểm tra lặp đi lặp lại nhằm quan sát cách thức mà công nghệ xe tự lái phản ứng trong các tình huống giả định.

Nhóm nghiên cứu cũng đã phải trải qua rất nhiều ngày lái xe xung quanh khuôn viên FPT Software tại Khu công nghệ cao. Các chuyên gia công nghệ mảng ô tô phải tự tay xử lý tất góc cua khó và tránh chướng ngại vật trong suốt giai đoạn thử nghiệm. Quá trình xử lý ấy cũng chính là việc huấn luyện cho xe. 

16-JPG-4329-1515312523.jpg

Tham gia Open Camp, một hoạt động của Cuộc đua số, hơn 100 sinh viên các trường công nghệ phía Nam đang tham dự sự kiện Open Camp với phần trình bày chuyên sâu và trải nghiệm xe tự lái đầu tiên tại Việt Nam do FPT nghiên cứu và phát triển.

17-JPG-1990-1515312523.jpg

Đào Văn Cư, sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP HCM, kể, trước đây cậu đã biết về xe tự lái, thích và mơ ước mình sẽ làm được xe tự lái. Và đến với Cuộc đua số, mơ ước đó dần trở thành thật.

“Cảm giác được ngồi trên chiếc xe tự lại do FPT phát triển và cho sinh viên trải nghiệm rất thú vị, tuyệt vời và thích thú bởi sự lạ lẫm”, Đào Văn Cư hào hứng sau khi bước ra khỏi xe. “Sự kiện Open Camp với những buổi tọa đàm về công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Deep learning (học sâu)… tôi được cập nhật về các xu hướng đang phát triển, rất cần thiết cho sinh viên công nghệ trong việc định hướng nên đi theo mảng nào trong lĩnh vực công nghệ mà mình đang theo đuổi, học tập”.

18-JPG-6407-1515312523.jpg

Trong ngày 8 và 12/1, sinh viên công nghệ tại Hà Nội và Đà Nẵng lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Cuộc đua số 2017-2018 với chủ đề “Lập trình Xe tự hành” do FPT tổ chức sẽ tham dự sự kiện tương tự. 

Kết thúc vòng hồ sơ, Cuộc đua số 2017-2018 đã thu hút gần 800 thí sinh (260 đội) của 32 trường đại học trên cả nước tham dự. TP HCM là khu vực có đông thí sinh đăng ký nhất (117 đội), tiếp theo là Hà Nội (102 đội) và Đà Nẵng mặc dù là năm đầu tiên tham gia nhưng cũng có lượt thí sinh đăng ký đông đảo (41 đội)…  Sau khi sơ loại, Ban tổ chức đã chọn ra 205 đội thi lọt vào vòng thi trường. 10 trận thi đấu vòng trường (diễn ra từ 14-24/1) tại 10 điểm thi để chọn ra 20 đội xuất sắc nhất vào vòng bán kết.

Tổng giá trị giải thưởng hơn 4 tỷ đồng. Đội vô địch sẽ được nhận tổng giá trị phần thưởng của các vòng là 450 triệu đồng, trong đó có một chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ mới tại Nhật Bản trong vòng 1 tuần. Tất cả thành viên thuộc 20 đội xuất sắc nhất của vòng thi trường sẽ được FPT Software tài trợ tham gia khóa học Kỹ sư lập trình nhúng theo chuẩn châu Âu trong vòng 10 tuần trị giá 2.000 USD (bao gồm trợ cấp đào tạo theo tháng, đào tạo lý thuyết, thực hành lab và huấn luyện thực địa tại các dự án về tự động hóa đang triển khai tại FPT Software). 

>> 'Vén màn' hành trình xây công nghệ xe tự tái đầu tiên của Việt Nam

Nhóm phóng viên

Ý kiến

()