Chúng ta

Tác giả iKhiến 'Cóc kể': 'Thứ tốn nhất ở phòng tâm lý là giấy ăn'

Thứ sáu, 30/3/2018 | 09:29 GMT+7

Cô Khuất Thị Hoa, Cán bộ tâm lý học đường của phòng tư vấn Tâm lý - ĐH FPT, cho hay, ''Cóc kể'' đang dần trở thành ngôi nhà thứ hai của nhiều sinh viên, là nơi các em có thể đặt niềm tin trọn vẹn. Đã có không ít câu chuyện thầm kín được thổ lộ và những giọt nước mắt sau thời gian dài kìm nén đã rơi. 

Với mong muốn hỗ trợ sinh viên các vấn đề khó khăn tâm lý trong cuộc sống học đường, chị Khuất Thị Hoa đã học hỏi mô hình "Tâm lý học đường" của Mỹ, kết hợp với dự án "Student Counseling Service" của cô Trịnh Thị Mai triển khai Chương trình tâm lý học đường (Cóc kể). Cóc kể được triển khai chính thức từ tháng 12/2016.

Ngoài hoạt động chính là hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên về khó khăn tâm lý, chương trình còn có các hoạt động: Tổ chức workshop, cuộc thi liên quan để các vấn đề tâm lý, kỹ năng cho cán bộ giảng viên và sinh viên; Viết bài cung cấp kiến thức về sức khỏe tinh thần cho sinh viên trên Fanpage; Nghiên cứu, khảo sát và sàng lọc các vấn đề cho sinh viên ĐH FPT; Phối hợp với hiệp hội các nhà Tâm lý học trong và ngoài nước để tổ chức các buổi hội thảo tâm lý, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ giảng viên.

7888888888888-6289-1522308933.jpg

Cóc kể đã trở thành kênh hỗ trợ chính thức về mặt tâm lý, tình cảm, đời sống và những kĩ năng cá nhân cho sinh viên học tập tại ĐH FPT.

Sinh viên gặp vấn đề về tâm lý có thể đăng ký qua fanpage, google doc; email hoặc đăng ký trực tiếp. Mỗi quá trình hỗ trợ cho 1 sinh viên có thể kéo dài nhiều ca trong nhiều tuần/tháng với thời lượng: 90 phút/ ca tư vấn. Thông tin chia sẻ đều được ký cam kết bảo mật. Trung bình phòng tâm lý hỗ trợ hơn 300 ca/kỳ học.

Sau một năm hoạt động, "Cóc kể" đã trở thành kênh hỗ trợ chính thức về mặt tâm lý, tình cảm, đời sống và những kĩ năng cá nhân cho sinh viên học tập tại ĐH FPT. Trung bình mỗi kỳ có hơn 300 lượt sinh viên đến "Cóc kể" để được nhận sự hỗ trợ và tư vấn bổ ích, và trong vòng chưa đầy 1 năm, phòng Tư vấn Tâm lý trường ĐH FPT đã tiếp đón gần 1.000 lượt sinh viên. Tỷ lệ hài lòng của sinh viên về quá trình hỗ trợ, tư vấn: 100% hài lòng và rất hài lòng. Trung bình mỗi workshop có từ 30 - 50 sinh viên tham gia. Số lượng người quan tâm và tiếp cận Fanpage của phòng tư vấn tâm lý ĐH FPT - "Cóc kể" trung bình là hơn3.000 người; cao điểm là hơn 20.000 người.

Đến với "Cóc kể", sinh viên được lắng nghe, chia sẻ, làm các trắc nghiệm, thang đo tâm lý, nhận sự tư vấn, tham vấn từ cán bộ Tâm lý học đường. Sinh viên có thể tự nhận ra vấn đề của mình và tự tìm ra được những giải pháp phù hợp và tối ưu. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, sinh viên sẽ được tư vấn một số kỹ thuật thư giãn giúp phòng ngừa và chữa trị những vấn đề tâm lý của bản thân như thiền, yoga,…

"Cóc kể" là một trong 5 sáng tạo lọt vào chung khảo iKhiến số đầu tiên năm 2018. Bốn sáng tạo còn lại gồm: PM Contest, Auto Monitoring, Điểm tin hình, Quy chuẩn túi đựng sản phẩm của hệ thống FPT Shop.

Giải đặc biệt của "iKhiến" - Sáng tạo của năm - có trị giá 70 triệu đồng. Đây là phần thưởng cao nhất tính đến nay dành cho ý tưởng sáng tạo được triển khai thực tế. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định cũng trao hai giải là Nhân vật sáng tạo của năm (cá nhân có nhiều sáng tạo được áp dụng nhất) và Đơn vị nhiều sáng tạo nhất, cùng trị giá 5 triệu đồng.

Năm 2017, SSC Portal và "Mở két" đều đồng giải Sáng tạo của năm, với tổng giá trị 140 triệu đồng, mức thưởng cao nhất trao cho các sáng tạo của nhà F. 

Thanh Tùng - Lê Na

Ý kiến

()