Ngày 12/8, chị Chi tá hỏa khi các đồng nghiệp và bạn bè nhắn tin thông báo nick của chị bị hack và đang gửi thông tin lừa đảo cho mọi người. Khi kiểm tra, chị nhận thấy tài khoản Facebook của mình đã bị hack, không thể truy cập. “Có thể tôi đã click vào mấy trang linh tinh nên đã bị kẻ xấu lợi dụng”, chị Chi nói.
Ô thông tin trúng thưởng bên phải là thông tin do nick của chị Tạ Ngọc Chi phát tán. |
Harker đã đổi tên Ta Ngoc Chi thành “Quà Tri Ân Messënger” rồi phát tán hàng loạt tin nhắn với nội dung người nhận đã trúng giải với tổng trị giá 163 triệu đồng, để nhận thưởng cần truy cập vào website (có chứa mã độc) để thực hiện các thủ tục. Trước đó avatar của chị Chi là hai con, sau khi bị hack nick, chị đã đổi hình đại diện của cá nhân để bạn bè dễ nhận ra.
Sau vài thao tác, chị Chi cũng lấy lại được tài khoản nhưng chưa thể đổi tên được. Đặc biệt là nick này tiếp tục phán tán tin lừa đảo. “Tôi đã lấy lại được tài khoản nhưng phải đợi 60 ngày mới lấy lại tên cũ”, chị Chi nói. Theo quy định của Facebook, mỗi người sử dụng chỉ được đổi tên 5 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 60 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc chị sẽ phải dùng tên “từ trên trời rơi xuống” trong vòng 2 tháng.
Sau khi tìm hiểu cách thức, chị Chi biết nếu muốn lấy lại tên cũ mà không phải đợi tới 60 ngày, người dùng có thể nhờ bạn bè gửi report (thông báo) cho Facebook, nói rằng họ đang không sử dụng tên thật. Đây là điểm vận dụng chính sách của Facebook yêu cầu các thành viên phải đăng ký tài khoản bằng tên thật, do đó họ sẽ có cơ hội sớm đổi tên tài khoản. Ngay lập tức, chị Chi đăng trạng thái nhờ bạn bè ra tay để sớm lấy lại tên chính chủ: “Nhờ mọi người trong friend list gửi report cho Facebook nói rằng tôi đang không sử dụng tên thật để mạng xã hội yêu cầu tôi chuyển về đúng tên”.
Theo VnExpress, tình trạng tài khoản Facebook của người dùng bị kẻ xấu khống chế liên tục diễn ra trong thời gian qua. Ban đầu, hacker tìm cách đánh cắp tài khoản của một số người rồi dùng phần mềm tự động gửi tin nhắn rác tới nhiều người khác cả trong và ngoài danh sách bạn bè (thông qua cơ chế lan truyền "friends of friends").
Rất nhiều người nhận được tin nhắn spam với nội dung trúng thưởng hàng trăm triệu đồng đã cả tin làm theo lời dụ dỗ, bấm vào đường link hoặc tải phần mềm có chứa mã độc về máy. Hành động này đã mở đường cho hacker kiểm soát máy tính, đánh cắp dữ liệu và các thông tin về tài khoản như tên, mật khẩu đăng nhập.
Những tài khoản này bị đánh cắp sau đó bị đổi sang những cái tên nghe hấp dẫn hơn như "Thông báo trúng thưởng", "Sự kiện Facebook"... để tiếp tục trở thành công cụ phát tán spam cho kẻ xấu.
>> Chuyên gia FPT chỉ cách trị spam sex
Nguyên Văn
Ý kiến
()