Theo tác giả Dương Mạnh Toàn, FPT Software, điều khó nhất khi viết tool này chính là đưa ra kiểu (style) cho code để có thể công cụ hóa được. Anh đã tìm hiểm về test framework, yêu cầu của khách hàng, hệ điều hành của dự án, về automation test... để giải bài toán này và hoàn thành tool trong vòng một tuần. Cơ chế hoạt động của Tool gen code đơn giản, sau khi truy cập vào máy tính, chọn file cần thao tác, tool sẽ đọc file test case design và đọc một case code sẵn chạy được làm format. Từ đó sinh ra hàng loạt code theo thiết kế và định dạng (format).
Anh Dương Mạnh Toàn, chủ nhân sáng tạo Tool gen code. |
Đối với các dự án, sử dụng Tool gen code không chỉ rút ngắn thời gian tạo code với mức trung bình code cho một API với 600 cases từ một ngày xuống còn một giây, mà còn giảm chi phí kiểm tra (review), tăng chất lượngcũng như bớt việc nhàm chán trong dự án, đáp ứng một phần nhu cầu của các lập trình viên trong các dự án Automation test (Kiểm thử tự động). Cùng với việc tạo được framework test phù hợp cho dự án, công cụ này đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, cho phép tạo test case tối giản, tuân theo luật nhất định.
Anh Toàn chia sẻ, trong thời gian tới, với phần style code, anh sẽ cải tiến để công cụ đảm bảo việc kết hợp 100% giữa design và code, đồng thời hỗ trợ gen case thiếu, xoá case thừa, tăng tính hữu dụng khi duy trì thiết kế thử nghiệm (maitain test design). Ngoài Tool gen code, chủ nhân của sáng tạo đã viết các tool support review design, trang trí design, tổng hợp effort, tạo matrix weekly report, cùng với TQA tạo tool test design từ test code và ngược lại; tham gia dự án Wowow ở TP HCM… Trong đó, nổi bật nhất là tool tạo design, gồm 40 mẫu, hàm chứa rất nhiều luật, quy định về design test case của khách hàng.
Gia nhập FPT từ 2014 với vị trí lập trình viên, tương lại xa hơn, anh Toàn muốn phát triển sâu về Realtime Graphics và AI.
Tool gen code là một trong 7 sáng tạo lọt vào Chung khảo giải Sáng tạo FPT tháng số 3.
Trước đó, giải Vàng Sáng tạo FPT - iKhiến tháng số 2, trị giá 5 triệu đồng, đã được trao cho anh Nguyễn Hoài Nam, FPT Telecom, với sáng tạo Bản đồ cơ sở dữ liệu khách hàng.
Giải Bạc trị giá 3 triệu đồng/giải trao cho tác giả Lê Đình Lộc (FPT HO) với sáng tạo Lược sử FPT. Đây là cuốn sách khái quát về lịch sử FPT trong 25 năm với 641 trang, giúp người đọc tìm hiểu về FPT một cách toàn diện và nhanh chóng nhất.
Hai giải Đồng trị giá 2 triệu đồng/giải lần lượt thuộc về sáng tạo Fcall của tác giả Trần Minh Dũng (FPT Telecom) và Survey tự động của anh Nguyễn Thái Sơn (FPT IS).
Chủ nhân của hai giải Khuyến khích đợt này trao cho hai nhân viên của FPT Software là Mai Ngọc Mỹ và Bùi Quang Hiếu với Tool Src Property Analys và đề xuất Tiết kiệm điện.
Giải đặc biệt của "iKhiến" - Sáng tạo của năm - có trị giá 70 triệu đồng. Đây là phần thưởng cao nhất tính đến nay dành cho ý tưởng sáng tạo được triển khai thực tế. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định cũng trao hai giải là Nhân vật sáng tạo của năm (cá nhân có nhiều sáng tạo được áp dụng nhất) và Đơn vị nhiều sáng tạo nhất, cùng trị giá 5 triệu đồng.
Đây là lần đầu tiên FPT tổ chức giải thưởng quy mô lớn dành cho sáng tạo với niềm tin mỗi người nhà F đều chứa đựng những khả năng sáng tạo vô hạn. Cuộc thi dự kiến được triển khai thường niên trong 3 năm (2017-2019), do Ban Truyền thông, Ban Đảm bảo chất lượng FPT và nội san Chúng ta phối hợp tổ chức.
Đăng ký sáng tạo tại đây.
Thanh Tùng - Thanh Nga
Ý kiến
()