Được MITRE thành lập từ năm 1999, CNAs (CVE Numbering Authorities) là các tổ chức trên thế giới được phép chỉ định mã định danh CVE (CVE ID) cho các lỗ hổng bảo mật. Các tổ chức này bao gồm nhà cung cấp phần mềm, tổ chức nghiên cứu, công ty bảo mật hoặc là chính MITRE. Hiện tại, có 104 CNAs ở 18 quốc gia khác nhau.
Là một CNA mới, FPT Software sánh vai với các công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT như Apple, Facebook, Google, Microsoft… để hợp lý hóa quy trình công bố thông tin lỗ hổng bảo mật chính xác và kịp thời. Điều này đồng nghĩa, Phần mềm FPT có thẩm quyền xác định lỗ hổng trên các sản phẩm của mình, công bố thông tin về lỗ hổng mà không cần thông báo trước cho khách hàng về bất kỳ mối đe dọa bảo mật nào.
Với vai trò mới, FPT Software khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực an ninh mạng. |
Giám đốc Điều hành (COO) FPT Software Trần Đăng Hòa khẳng định, việc trở thành một nhân tố của chương trình CNAs cho thấy nỗ lực của công ty trong mục tiêu tăng cường an ninh mạng. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo tính bảo mật của các sản phẩm và dịch vụ. Trở thành CNA cho phép chúng tôi xử lý lỗ hổng hiệu quả với các bên liên quan, hỗ trợ khách hàng giữ an toàn dữ liệu và nâng cao tính minh bạch trong quy trình của FPT Software”, anh Hòa nhấn mạnh.
Anh cũng khẳng định, qua đây, nhà Phần mềm có thể tiếp tục thể hiện vai trò dẫn đầu về đổi mới các giải pháp an ninh mạng và thúc đẩy các tiêu chuẩn bảo mật cao trong hệ sinh thái CNTT toàn cầu.
Trước khi trở thành một mảnh ghép của CVE Numbering Authorities (CNAs), FPT Software vẫn luôn cam kết nâng cao năng lực bảo mật không gian mạng của khách hàng. Đầu năm 2021, công ty thành lập một đơn vị mới chuyên cung cấp các dịch vụ đảm bảo an ninh mạng và tháng 4 vừa qua, Phần mềm FPT cũng bắt tay với Mitsui để thúc đẩy an ninh mạng tại Nhật Bản.
>> 9X chinh phục nghề phân tích dữ liệu sau 8 tháng học online với FUNiX
Cucumber
Ý kiến
()